Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 20 – LICOGI - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 20 – LICOGI



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỘT: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3
I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp có ảnh hưởng tới hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
I.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp 3
I.2. Đặc điểm sản phẩm xây lắp 4
II. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 5
II.1. Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 5
II.1.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất xây lắp 5
II.1.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp 6
II.2. Giá thành sản phẩm xây lắp 10
II.2.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm xây lắp 10
II.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 11
II.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 13
II.4. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 13
III. Hạch toán chi phí sản xuất trong xây lắp 14
III.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 15
III.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 15
III.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 16
III.2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất xây lắp 17
III.2.1. Hạch toán khoản mục “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” 17
III.2.2. Hạch toán khoản mục “Chi phí nhân công trực tiếp” 20
III.2.3. Hạch toán khoản mục “Chi phí sử dụng máy thi công” 23
III.2.4. Hạch toán khoản mục “Chi phí sản xuất chung” 28
III.2.5. Hạch toán thiệt hại trong xây lắp 31
III.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 32
III.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 32
III.3.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 33
IV. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 34
IV.1. Đối tượng tính giá thành 34
IV.2. Phương pháp tính giá thành 34
IV.2.1. Phương pháp trực tiếp 35
IV.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí 35
IV.2.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức 36
IV.3. Nội dung hạch toán giá thành 37
V. Hạch toán chi phí sản xuất theo cách khoán gọn 37
V.1. Khái niệm khoán sản phẩm 37
V.2. Phương pháp hạch toán theo cách khoán gọn 38
V.2.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng (Đơn vị báo sổ) 38
V.2.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng (hạch toán nội bộ) 40
VI. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 42
VI.1. Một số vấn đề về tổ chức sổ kế toán 42
VI.2. Tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung 42
VII. Phân tích thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 45
VII.1. ý nghĩa của việc phân tích thông tin chi phí và giá thành trong xây lắp 45
VII.2. Nội dung phân tích 45
VII.2.1. Phân tích giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục chi phí thực tế và dự toán 45
VII.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm 47
VII.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đ giá trị sản lượng 47
VII.2.4. Phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành 48
VIII. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại một số nước trên thế giới. 50
PHẦN HAI:THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 20 - LICOGI 52
I. Đặc điểm SXKD và đặc điểm công tác kế toán của Công ty 52
I.1. Đặc điểm SXKD của Công ty 52
I.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 52
I.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 54
I.1.3. Quy trình công nghệ 56
I.2. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty 57
I.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty. 57
I.2.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán của Công ty 59
II. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI 61
II.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 61
II.2. cách giao nhận chi phí khoán và cấp vốn thi công 64
II.3. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất 67
A. Hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây dựng 201 67
II.3.1. Hạch toán khoản mục “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” 67
II.3.2. Hạch toán khoản mục “Chi phí nhân công trực tiếp” 71
II.3.3. Hạch toán khoản mục “Chi phí sử dụng máy thi công” 79
II.3.4. Hạch toán khoản mục “Chi phí sản xuất chung" 82
II.3.5. Tổng hợp chi phí và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 89
B. Hạch toán chi phí sản xuất tại phòng kế toán Công ty xây dựng số 20 94
III. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI 95
III.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty 95
III.2. Nội dung hạch toán giá thành 95
IV. Phân tích thông tin chi phí 96
PHẦN BA:PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 20 - LICOGI 98
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 98
II. Đánh giá chung về công tác quản lý và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 99
III. Những tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và những giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất. 102
III.1. Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ 103
III.2. Hoàn thiện chế độ giao khoán. 103
III.3. Hoàn thiện việc phân cấp trong bộ máy kế toán. 104
III.4. Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu 105
III.5. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công 106
III.6. Hoàn thiện hạch toán chi phí máy thi công 107
III.7. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung 108
III.8. Hoàn thiện công tác tính giá sản phẩm dở dang 110
III.9. Hoàn thiện hạch toán chi phí thiệt hại trong xây lắp 110
III.10. Hoàn thiện chứng từ kế toán 111
III.11. Tăng cường công tác quản trị 112
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
MỤC LỤC 116
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hi phí để sản xuất sản phẩm. Chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu quả kinh doanh càng cao, lợi nhuận thu được càng lớn.
Để đánh giá, cần tính được chỉ tiêu “Chi phí trên 1000 đ giá trị sản lượng” (F) và tính ra chênh lệch giữa kỳ thực tế và kỳ kế hoạch DF = F1 - F0. Trong đó:
F1
=
S(Q1i x Z1i)
x
100
S(Q1i x P1i)
F0
=
S(Q0i x Z0i)
x
100
S(Q0i x P0i)
- Q0i, Q1i: sản lượng kỳ kế hoạch, kỳ thực tế
- P0i, P1i: giá bán đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch, kỳ thực tế
- Z0i, Z1i: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch, kỳ thực tế
- F0, F1: chi phí trên 1000 đ giá trị sản lượng kỳ kế hoạch, kỳ thực tế
Nếu DF < 0: đơn vị đã hoàn thành kế hoạch chi phí trên 1000 đ giá trị sản lượng.
Mức chênh lệch dưới 0 càng lớn thì chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trên 1000 đ giá trị sản lượng càng giảm, lợi nhuận kinh doanh trong kỳ càng cao.
VII.2.4. Phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành
a. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất cùng với việc nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá và hiệp tác hoá sản xuất, năng suất lao động được tăng lên không ngừng dần đến sự thay đổi cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm: Tỷ trọng hao phí lao động sống giảm thấp và ngược lại tỷ trọng hao phí lao động vật hoá tăng lên. Vì vậy phân tích các nhân tố tác động trực tiếp đến chi phí về vật liệu là điều kiện khai thác khả năng tiềm tàng nhằm giảm bớt chi phí này trong giá thành sản phẩm.
Việc phân tích chi phí NVLTT được tiến hành như sau:
- So sánh chi phí thực tế với dự toán để xác định số chênh lệch chi phí vật liệu (tiết kiệm hay vượt chi).
- Sau đó xác định các nhân tố ảnh hưởng là giá cả vật liệu đưa vào sản xuất, tình hình thực hiện định mức hao phí vật liệu, sự thay đổi cơ cấu vật liệu so với kế hoạch ...
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Ta có, tổng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành được xác định theo công thức:
V = S Mi x Pi
Trong đó: - V: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành
- Mi: Mức tiêu hao nguyên vật liệu i cho sản phẩm
- Pi: Đơn giá nguyên vật liệu i
+ Nhân tố M phản ánh trình độ sử dụng vật liệu sản xuất tiết kiệm hay lãng phí. ảnh hưởng của nhân tố M được xác định theo công thức:
DVm = S (M1i – M0i) x P0i
+ Nhân tố P gồm hai bộ phận: giá mua nguyên vật liệu và chi phí thu mua.
Giá mua là nhân tố khách quan nhưng do ảnh hưởng về cung cầu trên thị trường nên nếu doanh nghiệp biết chớp thời cơ, lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp thì có thể tác động làm giảm giá mua nguyên vật liệu.
Chi phí thu mua là nhân tố chủ quan, phụ thuộc vào nguồn nhập, địa điểm mua, phương tiện vận chuyển ...
ảnh hưởng của nhân tố P được xác định theo công thức:
DVp = S (P1i – P0i) x M1i
+ Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố tới tổng chi phí vật liệu:
DV = DVm + DVp
b. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí này phản ánh bộ phận chủ yếu của hao phí lao động cho quá trình sản xuất sản phẩm. Việc phân tích chi phí nhân công được tiến hành cho toàn bộ khối lượng sản phẩm và cho từng đơn vị sản phẩm (công trình, hạng mục công trình).
Việc phân tích chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành như sau:
- So sánh thực tế và dự toán để tính ra tổng số chênh lệch chi phí nhân công (tiết kiệm hay vượt chi).
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Ta có tổng chi phí nhân công trực tiếp được xác định theo công thức sau:
L = N x I
Trong đó: - L: Tổng chi phí nhân công trực tiếp
- N: Số lượng công nhân trực tiếp
- I: Mức lương bình quân một người
+ ảnh hưởng của nhân tố số lượng nhân công được xác định theo công thức:
DLn = (N1 – N0) x I0
+ ảnh hưởng của nhân tố mức lương bình quân được xác định theo công thức:
DLi = (I1 – I0) x N1
+ Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố tới tổng chi phí nhân công:
DL = DLn + DLi
c. Phân tích khoản mục chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung
Chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục do vậy không thể áp dụng các phương pháp tương tự như phân tích chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cả hai loại chi phí này thường linh động về cách ứng xử: biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp. Vì thế các nhà quản lý phải linh hoạt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát chi phí. Biến phí, định phí được tính ra từ kế hoạch sản xuất rồi được phân tích thành các khoản mục chi phí chi tiết. Đối với hai khoản mục này thường áp dụng phương pháp so sánh số chênh lệch tuyệt đối giữa thực tế và kế hoạch, trên cơ sơ đó xác định khoản chi phí nào gây lãng phí, khoản nào tiết kiệm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Từ những đặc điểm về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong chế độ kế toán Việt nam, chúng ta có thể tham khảo thêm về đặc điểm kế toán tại một số nước trên thế giới để thấy được những điểm giống và khác nhau, cũng như tìm ra những ưu điểm để học tập.
VIII. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại một số nước trên thế giới.
Trong kế toán Anh, Mỹ sản phẩm xây dựng được quan niệm là sản phẩm đơn chiếc do mỗi dự án thi công đều có thiết kế riêng, vì vậy các công ty thường áp dụng phương pháp hạch toán chi phí theo công việc. Về cơ bản, cơ sở của kế toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng hay hệ thống các đơn đặt hàng. Do đó hạch toán chi phí sản xuất chú trọng tới kiểm soát chi phí từng đơn đặt hàng thông qua TK “ Kiểm soát sản phẩm dở dang”. Tài khoản này được mở cho từng đơn đặt hàng, được theo dõi trên các sổ tổng hợp và chi tiết sản phẩm dở dang. Trong đó chi phí sản xuất tập hợp vào giá thành gồm ba khoản mục: Nguyên vật liệu trực tiếp, Lao động trực tiếp, Chi phí sản xuất chung.
Trong kế toán Pháp, chi phí sản xuất là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm, không được coi là chi phí những khoản tiền xuất ra dùng vào việc đầu tư sinh lời, làm tăng tài sản. Do vậy giá thành sản phẩm bao gồm cả các khoản chi phí không mang tính chất sản xuất. Như vậy do quan niệm khác nhau về bản chất và chức năng của chỉ tiêu giá thành mà dẫn tới sự khác biệt trong việc tính toán, xác định phạm vi của giá thành.
Về trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thì cơ bản không có sự khác biệt đáng kể giữa các nước. Ta có thể xem trình tự hạch toán trong kế toán Anh, Mỹ:
Lao động trực tiếp
TK “Kiểm soát SPDD”
TK “Kiểm soát thành phẩm
K/c lao động trực tiếp
Kiểm soát tồn kho NVL
K/c số NVL sử dụng
Giá trị sản phẩm hoàn thành
trong kỳ
Chi phí quản lý PX
K/c, phân bổ chi phí QLPX
Phần hai:
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Côn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status