Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy - Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam - Bộ Công Nghiệp - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG - NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT. 6
1.1. KHÁI NIỆM TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 6
1.1.1. Khái niệm tài sản lưu động 6
1.1.2. Đặc điểm của tài sản lưu đông 7
1.1.3. Vai trò của tài sản lưu động 7
1.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 8
1.2.1. Phân loại theo sự vận động của tài sản lưu động 8
1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành 9
1.2.3. Phân loại theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế 9
1.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 11
1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng 11
1.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của các doanh nghiệp 11
1.3.3. Hệ số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 12
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 14
1.4.1. Doanh thu trong kỳ 14
1.4.2. Chi phí sản xuất 15
1.4.3. Nhân tố thanh toán 16
1.4.4. Nhân tố về cung ứng vật tư 16
1.4.5 Nhân tố về sản xuất 17
1.4.6. Nhân tố về cầu thị trường 17
1.4.7. Nhân tố trình độ lao động 18
1.4.8. Nhân tố khác 18
1.5. NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 20
1.5.1. Quản lý tốt khâu dự trữ, tồn kho 20
1.5.2. Quản lý tốt tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao 21
1.5.3. Quản lý tốt các khoản phải thu 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY LẮP MÁY - TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 26
2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LẮP MÁY 26
2.1.1. Một số thông tin chung về Công ty lắp máy 26
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và năng lực tài chính của Công ty 30
2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGÀNH XÂY DỰNG 41
2.2.1. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng 41
2.2.2. Những đặc điểm sản phẩm ngành xây dựng 43
2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY LẮP MÁY 44
2.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty lắp máy trong vài năm gần đây 44
2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty 47
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY LẮP MÁY 56
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY LẮP MÁY TRONG THỜI GIAN TỚI 56
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY LẮP MÁY 57
3.2.1. Quản lý tốt tài sản lưu động trong khâu sản xuất, dự trữ và tồn kho 58
3.2.2. Đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu và hoạt động thanh toán với các đối tác 59
3.2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ 63
3.3. KIẾN NGHỊ 64
3.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty 64
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước 65
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Chương 1. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động -
Những vấn đề khái quát

1.1. Khái niệm tài sản lưu động

1.1.1. Khái niệm tài sản lưu động:
Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài sức lao động, tư liệu lao động còn cần có đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia quá trình sản xuất không giữ nguyên trạng thái vật chất ban đầu mà phần lớn sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh..., một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu. Toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào sản phẩm, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.
Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có các đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh, bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn, dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu, các khoản dự trữ và tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản và là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất. Trong cùng một lúc, tài sản lưu động được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới những hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng tài sản lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau và quá trình luân chuyển được thuận lợi. Như vậy có thể thấy, quản lý sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của tài sản lưu động:
Tài sản lưu động là một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tài sản lưu động có những đặc điểm sau:
- Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp và tốc độ luân chuyển nhanh hơn tài sản cố định.
- Giá trị của tài sản lưu động được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ. Đặc điểm này quyết định sự vận động của tài sản lưu động.
- Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nên tại cùng một thời điểm tài sản lưu động tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Các giai đoạn vận động của tài sản lưu động được đan xen với nhau, các chu kỳ sản xuất được lặp đi, lặp lại. Tài sản lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất
- Quá trình vận động của tài sản lưu động tạo nên một luồng tiền thu về lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu. Việc thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp vì có thu hồi được thì mới có thể có điều kiện về tài chính phục vụ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo.
- Sự vận động của tài sản lưu động luôn gắn liền với lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh


o6p195YxH41Y0Dm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status