Lợi nhuận và các phương hướng, biện pháp chủ yếu nâng cao lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Lợi nhuận và các phương hướng, biện pháp chủ yếu nâng cao lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê



MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I/Những lí luận cơ bản về lợi nhuận
1.1/Lợi nhuận và doanh lợi của doanh nghiệp
1.1.1/Lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1.1/Khái niệm và nội dung cơ bản
1.1.1.2/Phương pháp xác định lợi nhuận
1.1.2/Doanh lợi
1.1.2.1/Doanh lợi vốn
1.1.2.2/Doanh lợi giá thành
1.1.2.3/Doanh lợi doanh thụ tiêu thụ sản phẩm
1.2/Sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh hiện nay
1.2.1/Xuất phát từ vai trò của lợi nhuận đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2/Xuất phát từ tình hình thực hiện lợi nhuận của các doanh nghiệp nước ta trong cơ chế quản lý kinh tế cũ
1.2.3/Xuất phát từ yêu cầu của việc phát huy quyền tự chủ tài chính và tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế quản lý kinh tế mới
1.3/Một số phương hướng, biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất kinh doanh như hiện nay
1.3.1/Biện pháp thứ nhất: Tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
1.3.2/Biện pháp thứ hai: Hạ giá thành sản phẩm
1.3.3/Biện pháp thứ ba: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
ChươngII: Tình hình thực hiện lợi nhuận tiêu thụ ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê năm 2001
2.1/Khái quát về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê
2.1.1/Quá trình hình thành và phát triển Công ty Giầy Thuỵ Khuê
2.1.2/Phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh
2.1.3/Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
2.1.3.1/Quy mô kinh doanh
2.1.3.2/Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ
2.1.3.3/Hình thức tổ chức sản xuất Công ty Giầy Thuỵ Khuê
2.1.4/Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh và bộ máy kế toán tài chính
2.2/Một số nét chủ yếu về lợi nhuận và các biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty GIầy Thuỵ Khuê
2.2.1/Những thuận lợi – khó khăn chủ yếu đối với hoạt động của công ty Giầy Thuỵ Khuê trong điều kiện kinh doanh hiện nay
2.2.2/Kết quả sản xuất kinh doanh và tinh hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Giầy Thuỵ Khuê năm 2001
2.2.2.1/Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giầy Thuỵ Khuê năm 2001
2.2.2.2/Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
2.2.2.3/Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty Giầy Thuỵ Khuê năm 2001
2.2.3/Một số biện pháp chủ yếu nhằm phấn đấu tăng lợi nhuận mà Công ty Giầy Thuỵ Khuê đã áp dụng năm 2001
2.2.4/Một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần tiếp tục giải quyết để phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty Giầy Thuỵ Khuê
Chương III/Một số ý kiến đề xuất về phương hướng, biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê
3.1/Định hướng phát triển Công ty trong thời gian tới
3.2/Một số phương hướng, biện pháp chủ yếu phấn đấu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê
3.2.1/Biện pháp thứ nhất: Tăng cường đầu tư, đổi mới kết hợp với sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng suất lao động của công ty
3.2.2/Biện pháp thứ hai: Nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
3.2.3/Biện pháp thứ ba: Nâng cao và giữ vững thị trường tiêu thụ nội địa, bên cạnh việc duy trì thị trường nước ngoài
3.2.4/Biện pháp thứ tư: Đẩy mạnh chuyển đổi từ cách gia công xuất khẩu sang cách mua bán trực tiếp
3.2.5/Biện pháp thứ năm: Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận theo hướng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


và công ty nói riêng đang được sự quan tâm thích đáng từ phía Nhà nước. Đây là một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, được chọn là một trong các mặt hàng chủ đạo xuất khẩu của nước ta.
Về phía chủ quan của công ty.
Công ty Giầy Thuỵ Khuê có tập thể lãnh đạo và đoàn thể công nhân viên chức với truyền thống đoàn kết nhất trí cao, quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế- xã hội mà công ty đã đề ra.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong sản xuất kinh doanh, có thời gian công tác lâu trong ngành, có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, ngày càng gắn bó và tâm huyết xây dựng công ty vững mạnh và phát triển toàn diện.
Quan hệ hợp tác với các đối tác, với khách hàng trong ngoài nước một cách chân tình trên phương diện hai bên cùng có lợi. Cho nên, trong những năm qua, mối quan hệ này càng được thắt chặt và có hiệu quả hơn: tình hình cung cấp nguyên vật liệu khá tốt, cung cấp kịp thời, đúng số lượng, chất lượng và ổn định giá cả; với khách hàng, tình hình ký kết đơn đặt hàng ổn định, vì công ty chủ yếu quan hệ với các khách hàng truyền thống.
Công ty không ngừng đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, ngày càng đa dạng hoá về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm để hợp tác với nhiều khách hàng ngoài nước và mở rộng thị phần trong nước, được nhiều người tiêu dùng ưa thích hơn.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Công ty Giầy Thuỵ Khuê cũng gặp không ít khó khăn.
2.2.1.2/Những khó khăn.
Về mặt khách quan.
Một trong những hệ quả của chính sách mở cửa nền kinh tế là việc hàng hoá được tự do lưu thông khiến cho hàng ngoại tràn vào nước ta theo nhiều con đường. Đây là một thách thức không dễ vượt qua đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, không chỉ riêng Công ty Giầy Thuỵ Khuê. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, thị phần trong nước của công ty rất nhỏ, doanh thu nội địa chỉ chiếm khoảng 10,6% tổng doanh thu của công ty, hơn nữa, công ty phải đối mặt với các điều kiện khắt khe hơn về thị truờng xuất khẩu, về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn môi trường và thay đổi thị hiếu người tiêu dùng.
Hơn nữa, mấy năm qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, cộng với tình trạng suy thoái kinh tế đã làm cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nói chung, trong đó có mặt hàng giầy da giảm mạnh, gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động của công ty. Tuy nhiên, trong hai, ba năm gần đây, tình hình đã có nhiều khởi sắc.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu thông qua trung gian nên nhiều khi bị ép giá. Không những thế, công ty luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trong ngành như: Công ty Giầy Ngọc Hà, Công ty Giầy Thượng Đình....
Về mặt chủ quan của công ty.
Tình trạng thiếu vốn kinh doanh luôn là bài toán đặt ra cho nhiều công ty Nhà nước, không ngoại lệ với Giầy Thuỵ Khuê. Theo như cơ cấu vốn năm 2001 thì số nợ phải trả là trên 76.000.000 nghìn đồng, trong đó nợ vay là gần 16.000.000 nghìn đồng. Như vậy có thể nói, công ty đi chiếm dụng vốn rất lớn. Điều này sẽ gây ra khả năng thanh toán thấp, tạo rủi ro kinh doanh, về lâu dài là không tốt, ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của công ty.
Trong công tác chuẩn bị kế hoạch vật tư, nguyên liệu có tiến bộ hơn so với nhiều năm trước đây, song đôi khi vẫn chưa đáp ứng kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất.
Trong sản xuất, có những bộ phận nhiều lúc chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất,hay việc theo dõi, giám sát của các phòng ban chức năng, của cán bộ quản lý còn chưa thường xuyên, chặt chẽ, thiếu cụ thể, dẫn đến một số sản phẩm làm ra chưa đạt yêu cầu phải tái chế lại.
Trong công tác cập nhật, thống kê báo cáo số liệu, chứng từ sổ sách của các phòng ban nghiệp vụ, của các giám đốc xí nghiệp còn chưa thường xuyên. Vì thế, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác sản xuất, và các hoạt động khác chưa kịp thời, chưa sát với thực tế.
2.2.2/Kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty năm 2001.
2.2.2.1/Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty năm 2001.
Từ số liệu tính toán ở biểu 02 ta có nhận xét khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm qua.
Tính đến 31/12/2001, tổng tài sản của công ty hiện có là 87.232.044 nghìn đồng, tăng thêm so với đầu năm là 994.543 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 1,15%. Trong đó, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 52,46%, tăng thêm 2.877.129 nghìn đồng, đạt 45.762.839 nghìn đồng, tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 47,54%, giảm đi 1.882.586 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 4,34%.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do tiền mặt và hàng tồn kho tăng lên. Sở dĩ lượng tiền tăng mạnh vào thời điểm cuối năm như vậy là do công ty đã thu được một khoản tiền lớn từ phía khách hàng. Tuy nhiên, để một lượng tiền lớn tồn quỹ như vậy là điều không cần thiết, vì đây là khoản tiền nhàn rỗi, không sinh lời, do đó, cần có phương án sử dụng hiệu quả hơn.
Cùng với lượng tiền mặt, hàng tồn kho cũng tăng lên đáng kể, vào thời điểm 1/1/2001 chiếm 51,91% trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, đến thời điểm cuối năm là 55,87%, tăng thêm 3.304.741 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 14,84%. Trong khoản nay, phần tăng chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm nhập kho tăng đột biến. Cụ thể, chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm 2.472.344 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 201,64%. Chi phí tăng như vậy là do theo quy trình công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu được xuất một lần toàn bộ, hơn nữa, do các đơn đặt hàng vào cuối năm tăng mạnh, nên tiến độ sản xuất tăng lên để kịp cho việc cung ứng hàng. Vì vậy, tại thời điểm cuối năm, chi phí sản xuất dở dang quá lớn, đó cũng là điều chấp nhận được.
Cũng như vậy, do đặc điểm sản xuất của công ty là tiêu thụ mạnh về đầu năm và cuối năm, do đó, việc hàng tồn kho tăng mạnh vàp thời điểm cuối năm là hoàn toàn hợp lý, vì vừa phải đáp ứng lượng hàng tiêu thụ mạnh ở cuối năm, vừa đảm bảo đúng việc cung cấp hàng theo đơn đã ký vào quý I năm sau. Tại thời điểm cuối năm, giá trị thành phẩm tồn kho là 16.243.556 nghìn đồng, tăng thêm là 2.192.724 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 15,61%.
Trong kỳ, công ty đã giải phóng được một lượng nguyên vật liệu trị giá 848.433 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ là 13,96%, điều này là hoàn toàn hợp lý, do doanh nghiệp có tình trạng cung cấp nguyên vật liệu rất tốt, kịp thời, đúng chất lượng, số lượng, vẫn đảm bảo lượng nguyên vật liệu dự trữ cho kỳ kinh doanh tiếp theo là 5.230.470 nghìn đồng.
Trong năm, các khoản phải thu giảm đi 1.383.466 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 7,02%, chiếm 40,01% trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, khoản này giảm chủ yếu là do trong kỳ công ty đã thu được một khoản tiền từ khách hàng là 1.855.473 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 11,87%.
Đối với chỉ tiêu tài sản lưu động khác cũng có sự giảm đi 112.851 nghìn đồng, với tỷ lệ tương...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status