Mười năm quan hệ Việt Nam - ASEAN (1995 - 2005) - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Mười năm quan hệ Việt Nam - ASEAN (1995 - 2005)



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC ASEAN 3
1. Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn (1975 - 1995) 3
1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN 3
1.2. Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn (1975 - 1979) 6
1.3 Giai đoạn từ 1979-1989 9
1.4 Tiến trình cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam á và gia nhập ASEAN của Việt Nam (1989 - 1995). 12
2. Thái độ của các nước lớn đối với việc Việt Nam gia nhập ASEAN 18
CHƯƠNG II: QUAN HỆ VIỆT NAM ASEAN TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN ĐẾN NAY (1995 - 2005) 22
1. Quan hệ Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực an ninh, chính trị, ngoại giao 22
1.1 Lĩnh vực an ninh 22
1.2 Lĩnh vực chính trị 24
1.3 Trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại 27
2. Quan hệ việt nam - ASEAN trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại. 28
3. Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội 31
CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN TRONG THẾ KỶ 21 34
1. Nhìn lại mười năm Việt Nam gia nhập ASEAN. 34
2. Triển vọng quan hệ Việt Nam - ASEAN trong thế kỷ 21. 36
2.1 Cơ hội mới 36
2.2 Những thách thức ở phía trước. 38
KẾT LUẬN 42

Tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Thái Lan năm 1993 đạt 5076,4 triệu bạt (so với 1991 là 3538,3 triệu bạt). Buôn bán giữa Việt Nam với Malaixia và Philippin cũng tăng lên nhiều lần so với những năm trước đó.
Từ năm 1993, ASEAN đã lập cơ chế hiệp thương giữa Việt Nam và ASEAN. Nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 26 tại Singgapore (1993) Việt Nam được mời tham gia diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) để bàn về vấn đề chính trị an ninh của khu vực Châu á - Thái Bình Dương. cũng trong năm 1993, Việt Nam được mời tham gia và các dự án, các chương trình trên 5 lĩnh vực: khoa học - công nghệ, môi trường, dịch vụ và y tế, văn hoá - thông tin, phát triển xã hội và các dự án khác.
Thái độ tích cực của Việt Nam trong quan hệ với các nước ASEAN đã được ASEAN và quốc tế đánh giá cao. Đáp lại, các nước ASEAN tuyên bố "Muốn thấy Việt Nam gia nhập ASEAN".
Như vậy, trong năm 1993, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã phát triển và đạt được những tiến bộ vượt bậc và biểu hiện là việc Việt Nam từng bước tham gia vào một số hoạt động của ASEAN và thiện chí của Việt Nam về việc tham gia vào hiệp hội Đông Nam á đã được sự đồng tình ủng hộ của các nước thành viên tổ chức này.
Bước sang năm 1994, công tác đối ngoại nói chung của Việt Nam được tích cực triển khai trên các hướng đã được khai thông trong năm 1993 với diện rộng hơn, nhiều đối tác hơn. Nhìn chung số đoàn vào thăm Việt Nam và đoàn Việt Nam thăm các nước tăng lên rõ rệt. Việt Nam đã đón tiếp 5 nguyên Thủ quốc gia, 10 Thủ tướng, 4 Chủ tịch Quốc hội và gần 100 đoàn cấp Bộ trưởng. Quan hệ Việt - Mỹ cũng đã từng bước được khai thông. Tháng 2/1994, Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Việc Việt Nam trở thành thành viên liên kết của Hội đồng hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam trở thành quan sát viên đầy đủ của tổ chức Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT).
Tình hình trên đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam á, đặc biệt là đối với tổ chức ASEAN.
Năm 1994, quan hệ Việt Nam - ASEAN tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong năm này tiếp tục diễn ra nhiều cuộc thăm viếng lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia. Đặc biệt, trong tháng 3/1994, đã diễn ra 4 cuộc thăm hữu nghị lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia Việt Nam và ASEAN (Thủ tướng Singgapore Gôchôctông, Thủ tướng Thái Lan và Tổng thống Philippin thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm chính thức Malaixia).
Trên lĩnh vực quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, từ năm 1994 Việt Nam đã tham gia 6 uỷ ban và 5 dự án chuyên ngành của ASEAN. Các nước ASEAN là bạn hàng quan trọng của Việt Nam. Việt Nam trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn của các nước ASEAN. Đến 1994, các nước ASEAN có khoảng 150 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, chiến 15% tổng số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (so với năm 1990, khoản đầu tư này gấp 10 lần).
Nhìn chung, quan hệ Việt Nam - ASEAN trong năm 1994 đã đạt được nhiều bước phát triển mới. Tháng 4/1994, trong chuyến thăm chính thức Inđônêxia, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tuyên bố Việt Nam đang xúc tiến quá trình chuẩn bị để gia nhập ASEAN. Trước thiện chí đó của Việt Nam, các nhà lãnh đạo cao cấp của ASEAN đã lần lượt tuyên bố hoàn toàn ủng hộ việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 27 (từ 22 - 23/7/1994) các nước ASEAN đã nhất trí đưa ra tuyên bố tập thể sẵn sàng đón nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Như vậy đến tháng 7/1994, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã được sự nhất trí cao của các nước thành viên ASEAN. Ngoại trưởng Singgapore Gryacuma cho rằng: Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ là một đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một Đông Nam á hoà bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh. Dư luận của các nước ASEAN đều thống nhất việc mở rộng ASEAN nói chung và đặc biệt là việc kết nạp Việt Nam sẽ tạo thêm thế và lực mới cho Hiệp hội các nước Đông Nam á cả về đối nội và đối ngoại. Điều này không chỉ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân khu vực mà còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đaị.
Ngày 17/10/1994, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư tới Bộ trưởng ngoại giao Brunây, Chủ tịch đương nhiệm Uỷ ban trường trực ASEAN (ASC) chính thức đặt vấn đề Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á. Quyết định này của Việt Nam được các nước ASEAN hoan nghênh. Hai bên cùng chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN.
Năm 1995, hoạt động đối ngoại của Nhà ưnứoc ta có sự khởi sắc mới. Nhìn tổng thể Việt Nam đã "phủ sóng ngoại giao" suốt từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây với các sự kiện nổi bật như: Quan hệ Việt - Mỹ chính thức được bình thường hoá từ 11/7/1994, Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU đã được ký kết, quan hệ Việt Nam với các nước Tây Bắc Âu được mở rộng và phát triển từ sau các cuộc viếng thăm của Thỷ tướng Võ Văn Kiệt tới các nước ở khu vực này.
Đối với các nước Đồng Nam á, quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã bước sang giai đoạn mới, giai đoạn Việt Nam và ASEAN chuẩn bị các thủ tục để Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á.
Tháng 1/1995, phái đoàn các quan chức cao cấp ASEAN đến Việt Nam trao đổi ý kiến về chế độ thương mại, hệ thống thuế quan của Việt Nam chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập tổ chức này.
Vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN đã được các nước thành viên này hoàn toàn ủng hộ. Thủ tướng Malaixia và Thủ tướng Singgapore nhấn mạnh rằng: Sự khác biệt về chính trị - xã hội không phải là trở ngại cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN.
Tháng 2/1995, các nước ASEAN nhất trí làm lễ kết nạp Việt Nam trước phiên họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28.
Ngày 28/7/1995, tại Banđa Seri Begawan, thủ đô của Vương quốc Brunây Đaruxalem, đã diễn ra trọng thể lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ bảy đầy đủ và chính thức của ASEAN.
Như vậy, quan hệ Việt Nam với các nước thành viên ASEAN và tổ chức ASEAN ngày càng phát triển, được đánh dấu bằng việc Việt Nam trởthành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN. Về ý nghĩa của việc gia nhập Hiệp hội tổ chức các quốc gia Đông Nam á, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nói: "Chúng ta đang chứng kiến xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá phát triển nhanh chóng ở mọi nơi, trong xu thế tuỳ từng trường hợp lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng rõ nét. Trong tình hình đó, hội nhập khu vực và hội nhập thế giới để phát triển trở thành tất yếu khách quan. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một biểu hiện cụ thể của xu hướng đó.
2. Thái độ của các nước lớn đối với việc Việt Nam gia nhập ASEAN
Mỹ: Từ lâu Mỹ và ASEAN thực sự là hai đối tác của nhau cả về kinh tế lẫn an ninh chính trị. Theo qu...

http://download.doko.vn/thesis/49073/c8 ... en-qua.doc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status