Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - pdf 24

Download miễn phí Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn



Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1 3
tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 3
1.1. Tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 3
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 3
1.1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 4
1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 8
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 8
1.2.1.1. Khái niệm và phân loại hộ sản xuất 8
1.2.1.2. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 10
1.2.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 11
1.2.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng 11
1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 12
a/ chỉ tiêu định tính 12
b/ chỉ tiêu định lượng 14
c/ Một số chỉ tiêu khác : 17
1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 18
a/ yếu tố môi trường 18
b/ yếu tố thuộc về khách hàng : 19
c/ yếu tố thuộc về Ngân hàng : 20
Chương 2 22
Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện văn bàn 22
2.1. Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNT huyện Văn Bàn 22
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Văn Bàn 22
2.1.2. Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 26
2.2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 27
2.2.1. Công tác huy động vốn 27
2.2.2. Hoạt động cho vay 29
2.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác 32
2.2.4. Kết quả kinh doanh 32
2.3. Thực trạng tín dụng và chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 33
2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 33
2.3.1.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất. 33
2.3.1.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất. 36
2.3.1.3. Tình hình dư nợ hộ sản xuất 38
2.3.2.Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 39
2.3.2.1. Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 39
2.3.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất qua các chỉ tiêu khác. 45
2.3.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 45
2.3.3.1. Những kết quả đạt được 46
2.3.3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 47
Chương 3 51
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 51
3.1. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đến năm 2010 51
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 52
3.2.1. Hoàn thiện chính sách cho vay 52
3.2.1.1. Đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất qua tổ nhóm tương trợ. 53
3.2.1.2. Thực hiện cho vay không phải thế chấp 54
3.2.2. Tăng cường huy động vốn và tiếp tục mở rộng các hình thức cho vay hộ sản xuất. 55
3.2.2.1. Tăng cường công tác huy động vốn. 55
3.2.2.2. Tiếp tục mở rộng các hình thức cho vay hộ sản xuất 56
3.2.3. Đổi mới công tác tổ chức đào tạo cán bộ 57
3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng. 58
3.2.4.1. Nâng cao chất lượng thẩm định 58
3.2.4.2. Áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng . 59
3.2.5. Tăng cường biện pháp quản lý tín dụng 59
3.2.6. Không ngừng đổi mới khoa học công nghệ 60
3.2.7. Các giải pháp đối với nợ quá hạn 61
3.2.7.1. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh 61
3.2.7.2. Ngân hàng chủ động tìm các dự án và tư vấn cho khách hàng. 61
3.2.7.3. Ngân hàng đưa ra các sản phẩm khuyến khích. 62
3.2.7.4. Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn. 63
3.3. Những kiến nghị 64
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước . 64
3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam 65
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 66
3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai 67
Kết luận 68
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o&PTNT huyện Văn Bàn, qua đó để xem xét và phân tích vấn đề này.
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn Đơn vị : Triệu đồng , %
Hình thức
huy động
2002
2003
2004
Số tiền
(Triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(Triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(Triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tổng huy động
23.861
100
26.635
100
27.050
100
1. Tiết kiệm
3.482
14,6
5.704
21,4
7.025
25,9
- Không kỳ hạn
225
0,9
285
1,1
300
1,1
- Có kỳ hạn
3.257
13,7
5.419
20,3
6.725
24,8
2. Tiền gửi TCKT
5.571
23,3
1.023
26,4
7.808
28,8
3.Tiền gửi KBNN
14.630
61,3
13.658
51,3
11.617
42,9
4. Tiền gửi TCTD
178
0,8
250
0,9
600
2,4
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn
Tổng nguồn vốn tính đến cuối năm 2003 tăng so với năm 2002 là 2.774 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,63 % . Đến cuối năm 2004 tăng so với năm 2003 là 415 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,56 %. Qua biểu trên ta thấy nguồn vốn luôn tăng trưởng qua các năm tuy nhiên tỷ lệ tăng còn rất thấp và chưa đều còn có xu hướng giảm xuống điều này ảnh hưởng lớn đến tài chính của đơn vị đặc biệt là đơn vị luôn bị thiếu nguồn. Nguyên nhân là do tiền gửi của KBNN chiếm tỷ lệ cao (Bình quân là 51,8%/tổng nguồn vốn ) mà nguồn này thường xuyên biến động và không ổn định nên đã gây khó khăn cho đơn vị về cân đối nguồn vốn.
Trong nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm : Văn Bàn là một huyện miền núi dân còn cùng kiệt nên việc huy động vốn bằng tiền gửi gặp nhiều khó khăn vì vậy mà tỷ trọng huy động vốn bằng tiền gửi là rất thấp.
Năm 2002 đạt 14,6 %/tổng nguồn vốn
Năm 2003 đạt 21,4 % /tổng nguồn vốn
Năm 2004 đạt 25,9 % /tổng nguồn vốn
Tuy tăng ở mức thấp và chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nguồn vốn này góp một phần vào tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng và nguồn vốn này là rất ổn định vì chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và KBNN chiếm tỷ trọng cao và đây là nguồn vốn có lãi suất rất thấp vì thế mà NHNo huyện Văn Bàn đã tìm mọi biện pháp để thu hút từ nguồn vốn này và đã đạt được kết quả như sau :
Năm 2002 đạt 20.201 triệu đồng chiếm 84,7%/tổng nguồn vốn huy động
Năm 2003 đạt 20.681 triệu đồng chiếm 77,6% /tổng nguồn vốn huy động
Năm 2004 đạt 19.425 triệu đồng chiếm 71,8% /tổng nguồn vốn huy động
Qua đây ta thấy đây là nguồn vốn chủ yếu của NHNo huyện Văn Bàn nên Ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa để thu hút được vốn từ nguồn này.
2.2.2. Hoạt động cho vay
Trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước nói chung và địa phương nói riêng, NHNo&PTNT huyện Văn Bàn luôn năng động đổi mới tập trung vốn đầu tư với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với đặc thù địa bàn chủ yếu là hộ nông dân và đó là khách hàng chính của NHNo huyện Văn Bàn với đặc thù rủi do cao, kết quả kinh doanh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Nên luôn phải bám sát vào chương trình kinh tế của tỉnh, của huyện để có các giải pháp đầu tư hợp lý có hiệu qủa và hạn chế được rủi do. Ta có thể xem xét tình hình hoạt động tín dụng qua bảng sau:
Bảng 2.2 : Công tác sử dụng vốn tại NHNo&PTNT huyện Văn Bàn từ năm 2002-2004
Đơn vị : Triệu đồng,%
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
+Tổng dư nợ
36.583
100
48.374
100
62.680
100
Trong đó: Nợ quá hạn
137
0,37
282
0,58
391
0,62
+Dư nợ theo thời hạn vay
36.583
100
48.374
100
62.680
100
1. Dư nợ ngắn hạn
8.398
22,9
9.134
18,9
11.090
17,7
2. Dư nợ trung –dài hạn
28.185
77,1
39.240
81,1
51.590
82,3
+Dư nợ theo TP kinh tế
36.583
100
48.374
100
62.680
100
1. Doanh nghiệp NN
589
1,6
309
0,7
550
0,88
2. Doanh nghiệp NQD
1.445
3,95
1.554
3,2
3.405
5,52
3. Hợp tác xã
5
0,05
4. Cho vay Hộ Sản xuất
34.544
94,4
46.511
96,1
58.725
93,6
Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn các năm 2002-2004
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua NHNo huyện Văn Bàn luôn chú trọng việc mở rộng cho vay và kết quả cụ thể là tổng dư nợ đã tăng nhanh qua các năm . năm 2003 đã tăng so với năm 2002 là 11.791 triệu đồng tương ứng là đã tăng 32,2% và năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là 14.306 triệu đồng tương ứng là đã tăng 29,6%.
Hộ sản xuất có điểm xuất phát rất thấp, thoát ra từ những hợp tác xã hoạt động yếu kém. Qua những năm đổi mới đến nay hộ sản xuất đã có bước phát triển về quy mô sản xuất thu nhập và mức sống góp phần ổn định và tăng tích luỹ xã hội. Nhưng để sản xuất và phát triển rất cần có sự hỗ trợ của Ngân hàng về cho vay vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Thực trạng về sản xuất nông nghiệp ở huyện Văn Bàn có đặc điểm riêng so với các vùng sản xuất nông nghiệp trong nước, như việc trồng lúa thời gian trồng và thu hoạch kéo dài hàng 6 tháng mới cho thu trong khi đó ở nhiều nơi chỉ có 3 tháng đã cho thu, đây là vấn đề khó khăn còn tồn tại phổ biến ở một huyện miền núi. Tiếp theo việc trồng ngô, đậu tương mỗi năm cũng chỉ trồng được một vụ , đồng thời đây là một huyện miền núi nên thế mạnh là kinh tế đồi rừng và chăn nuôi đại gia súc do đó vốn trung và dài hạn là chính qua hoạt động nhiều năm và thực tế qua số liệu trên.
Tổng dư nợ năm 2002 là 36.583 triệu đồng trong đó dư nợ vốn trung và dài hạn là 28.185 triệu đồng chiếm 77.1% /tổng dư nợ và dư nợ ngắn hạn là 8.398 triệu đồng chiếm 22,9% /tổng dư nợ . Năm 2003 dư nợ là 48.374 triệu đồng trong đó dư nợ vốn trung và dài hạn là 39.240 triệu đồng chiếm 81,1% /tổng dư nợ , dư nợ ngắn hạn là 9.134 triệu đồng chiếm 18,9%/tổng dư nợ. Năm 2004 dư nợ là 62.680 triệu đồng trong đó dư nợ trung và dài hạn là 51.590 triệu đồng chiếm 82,3% /tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn là 11.090 triệu đồng chiếm 17,7% /tổng dư nợ.
Văn Bàn là môt huyện miền núi các thành phần kinh tế còn nhỏ lẻ mà đối tượng chủ yếu là hộ nông dân cho nên dư nợ đối với các ngành kinh tế là rất thấp mà chủ yếu là cho vay hộ sản xuất cụ thể là năm 2002 dư nợ hộ sản xuất là 34.544 triệu đồng chiếm 94,4% trong tổng dư nợ theo các thành phần kinh tế còn dư nợ với các thành phần kinh tế khác là rất thấp chỉ đạt 2.039 triệu dồng chiếm 5,6% /tổng dư nợ . Năm 2003 dư nợ hộ sản xuất là 46.511 triệu đồng chiếm 96,1%/tổng dư nợ, các thành phần kinh tế khác là 1.863 triệu đồng chiếm 3,9% /tổng dư nợ . Năm 2004 dư nợ hộ sản xuất là 58.725 triệu đồng chiếm 93,6% /tổng dư nợ, dư nợ các thành phần kinh tế khác là 3.955 triệu đồng chiếm 6,4% /tổng dư nợ .
2.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác
Ngoài hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, trong những năm gần đây trong xu thế mới chi nhánh NHNo huyện Văn Bàn cũng rất chú trọng việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thu đổi ngoại tệ tuy nhiên với một huyện miền núi thì đây còn là những hoạt động rất mới mẻ cho nên việc phát triển còn hạn chế nên doanh thu từ hoạt động này là không đáng kể nhưng trong tương lai chi nhánh phấn đấu tăng thu từ hoạt động này góp phần nâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status