Kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
Phần 1 9
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 9
1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp 9
1.1.1. Khái niệm và vai trò của nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp 9
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghiệp vụ thanh toán 9
1.1.1.2. Vai trò của nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp 10
1.1.2. Nội dung nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp 11
1.1.3. Các cách thanh toán chủ yếu 12
1.1.4. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp 15
1.2. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp 15
1.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán thanh toán các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp 15
1.2.2. Nguyên tắc kế toán các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp 16
1.2.3. Kế toán thanh toán với người bán 17
1.2.3.1. Chứng từ và tài khoản kế toán 17
1.2.3.2. Phương pháp kế toán 18
1.2.4. Kế toán thanh toán với người mua 20
1.2.4.1. Chứng từ và tài khoản kế toán 20
1.2.4.2. Phương pháp kế toán 21
1.2.5. Kế toán thanh toán nội bộ 23
1.2.5.1. Tài khoản kế toán 23
1.2.5.2. Phương pháp kế toán 25
1.2.6. Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước 29
1.2.6.1. Kế toán thanh toán thuế giá trị gia tăng 32
1.2.6.2. Kế toán thanh toán thuế thu nhập doanh nghiệp 36
1.2.6.3. Kế toán thanh toán thuế xuất, nhập khẩu 38
1.2.6.4. Kế toán thanh toán các loại thuế khác 39
1.2.7. Kế toán thanh toán với người lao động 40
1.2.7.1. Tiền lương và các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp 40
1.2.7.2. Phương pháp kế toán thanh toán với người lao động 42
 Chứng từ và tài khoản kế toán 42
1.3.2.3. Hạch toán các khoản trích theo lương cho người lao động tại doanh nghiệp 44
1.2.8. Kế toán khoản tiền vay tại doanh nghiệp 47
1.2.8.1. Kế toán vay ngắn hạn 48
1.2.8.2. Kế toán vay dài hạn 50
1.2.9. Sổ kế toán các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp 51
Phần 2 56
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 56
2.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng ảnh hưởng đến kế toán các nghiệp vụ thanh toán 56
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 56
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 62
2.1.2.1. Chức năng hoạt động của công ty 62
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty 62
2.1.2.3. Đặc điểm về sản phẩm của công ty 63
2.1.2.4. Đặc điểm về thị trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh của công ty 64
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 67
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng 68
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 71
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 73
2.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 73
2.1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty 74
2.1.5.3. Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty 75
2.1.5.4. Hệ thống sổ kế toán 76
2.1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán 77
2.2. Thực trạng kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng 77
2.2.1. Kế toán thanh toán với người bán tại Công ty 78
2.2.1.1. Đặc điểm tình hình thanh toán với người bán tại Công ty 78
2.2.1.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán tại Công ty 79
2.2.1.3. Sổ kế toán thanh toán với người bán tại Công ty 83
2.2.2. Kế toán thanh toán với người mua tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng 87
2.2.2.1. Đặc điểm tình hình thanh toán với người mua tại Công ty 87
2.2.2.2. Phương pháp kế toán thanh toán với người mua tại Công ty 88
2.2.2.3. Hệ thống sổ kế toán thanh toán với người mua tại Công ty 91
2.2.3. Kế toán thanh toán với Nhà nước tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng 95
2.2.3.1. Kế toán thuế giá trị gia tăng 95
2.2.3.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 106
2.2.4. Kế toán thanh toán với người lao động tại Công ty 112
2.2.4.1. Đặc điểm lao động tại Công ty 112
2.2.4.2. Cách tính trả lương cho người lao động tại Công ty 112
2.2.4.3. Phương pháp kế toán thanh toán với người lao động tại Công ty 113
2.2.5. Kế toán các khoản tiền vay tại Công ty 121
Phần 3 124
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 124
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng 124
3.1.1. Những ưu điểm 124
3.1.1.1. Về tổ chức công tác kế toán nói chung 124
3.1.1.2. Về tổ chức hạch toán thanh toán 125
3.1.2. Những tồn tại 126
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng 127
KẾT LUẬN 128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
PHỤ LỤC 130
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nữa, nhà máy xi măng Chinfon tại Hải Phòng có địa điểm rất thuận lợi là gần cảng do đó việc vận chuyển rất thuận tiện cả đường thuỷ lẫn đường bộ có thể phục vụ kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng mà giá cả lại hợp lý với tựng thời lỳ. Mức giá giao động từ 740.000 VNĐ/Tấn đến 756.000 VNĐ/tấn. Đặc điểm này có lợi thế hơn hẳn so với mức giá mà tổng công ty quy định cho Tổng công ty Vật tư kỹ thuật xi măng.
- Xi măng Nghi Sơn: Là xi măng liên doanh nằm tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá ra đời năm 1999, với dây chuyền sản xuất hiện đại sản lượng nhà máy đạt 2 triệu tấn/năm.
Ưu điểm của xi măng Nghi Sơn: Chất lượng tốt, giá thành rẻ, chính sách khuyến mại rất linh hoạt, kịp thời tác động đến người tiêu dùng.
Như vậy có thể nói xi măng Chinfon và xi măng Nghi Sơn là hai đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng. Tuy vậy, Công ty vẫn có sức cạnh tranh mạnh và đứng vững trên thị trường bời vì Công ty có những thế mạnh sau:
+ Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty xi măng Việt Nam nên luôn coósự chỉ đạo và giám sát kịp thời của Tổng Công ty.
+ Công ty là đơn vị chuyên kinh doanh xi măng nhiều năm nên có bề dầy kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh.
+ Được các đơn vị trong ngành tạo điều kiênh hỗ trợ trong việc hoàn thiện mạng lưới kinh doanh phuùhợp với thị trường và các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nên đã tạo điều kiện cho Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa xi măng của Công ty đêuf là những sản phẩm truyền thống có chất lượng và uy tín trên thị trường.
Xi măng lò đứng và các loại xi măng địa phương
Xi măng lò đứng là loại xi măng có mặt ở hầu hết các tỉnh, các địa phương. Với tổng số 55 nhà máy xi măng lò đứng như: Xi măng Sài gòn, Xi măng Tiên sơn (Hà Tây), Xi măng Hải âu…với sản lượng 3 triệu/năm. Đồng thời do giá rẻ nên các loại xi măng này đã chiếm lĩnh thị trường tại các tỉnh, địa phương tuy chất lượng xi măng lò đứng không tốt bằng chất lượng xi măng lò quay. Vì vậy, xi măng lò đứng và các loại xi măng địa phương vẫn là đối thủ cạnh tranh quyết liệt của Công ty tại các tỉnh, các địa phương.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Với trên 300 cán bộ công nhân viên bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đây là một mô hình phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, chức năng nhiệm vụ của Công ty, giúp quản lý chặt chẽ hơn trong công tác quản lý tiền hàng, công tác báo cáo kết quả kinh doanh.
Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:
Ban giám đốc
Văn phòng Công ty
Phòng điều độ và quản lý kho
Phòng tổ chức lao động
Phòng quản lý thị trường
Phòng tài chính kế toán
Phòng tiêu thụ
Phòng quản lý dự án và kinh tế đầu tư
Phòng kinh tế kế hoạch
Cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện trong sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng Tiêu thụ
Phòng Điều độ và quản lý kho
Các chi nhánh
Phòng Kinh tế kế hoạch
Phòng Quản lý dự án và KT đầu tư
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Tổ chức lao động
Các trung tâm
Các cửa hàng
Các đại lý
Văn phòng công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
Dưới đây là chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
Ban giám đốc:
- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty do Hội đồng quản trị của Tổng công ty bổ nhiệm, kỷ luật, khen thưởng theo đúng đề nghị của Tổng Giám đốc. Giám đốc có nhiệm vụ quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty theo quy định.
- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách nghiệp vụ kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế, kiểm tra, kiểm soát hàng hoá vật tư.
- Kế toán trưởng: Giúp cho giám đốc thực hiện các luật, chuẩn mực của Nhà nước, về kế toán, thống kê trong các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Các phó giám đốc, kế toán trưởng do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng theo đề nghị của giám đốc khi được hội đồng quản trị chấp nhận.
Các phòng của Công ty:
- Văn phòng Công ty:
Có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành công tác quản trị, hành chính, đảm bảo an toàn trật tự cho Công ty. Gồm:
+ Hành chính, văn thư lưu trữ, thư viện;
+ Quản lý nhà đất, các công cụ lao động của Công ty;
+ Công tác quản trị mua sắm văn phòng phẩm, in ấn;
+ Công tác tạp vụ y tế.
- Phòng Tổ chức lao động:
+ Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực quản trị nhân lực;
+ Xây dựng đơn giá tiền lương;
+ Tổ chức lao động hợp lý, thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, chăm lo công tác đào tạo con người;
+ Ban hành quy chế lao động, công tác thi đua tuyên truyền;
+ Công tác bảo vệ an ninh chính trị, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.
- Phòng Kỹ thuật đầu tư:
+ Có nhiệm vụ sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty.
- Phòng Kinh tế kế hoạch:
+ Nhận kế hoạch của Công ty giao và cân đối tính toán lập kế hoạch cho Công ty, giao kế hoạch cho từng phòng ban;
+ Chủ trì, dự thảo hợp đồng kinh tế mua bán xi măng, hợp đồng thuê phương tiện vận tải xi măng, hợp đồng thuê cửa hàng bán xi măng, hợp đồng thuê và cho thuê kho dự trữ xi măng;
+ Xây dựng cơ chế mua bán xi măng;
+ Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch theo tháng, quý, năm.
- Phòng Quản lý thị trường:
+ Giúp nắm bắt nhu cầu xi măng trên địa bàn hoạt động của Công ty;
+ Theo dõi sự biến động giá cả các mặt hàng xi măng;
+ Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế trong hoạt động kinh doanh tiêu thụ xi măng và cung cấp thông tin về tình hình cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường.
- Phòng Quản lý tiêu thụ:
+ Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành quản lý tiêu thụ xi măng ở các trung tâm, đại lý, các cửa hàng bán xi măng theo đúng quy chế của Tổng công ty Xi măng Việt Nam;
+ Mở rộng mạng lưới cửa hàng, đại lý nhằm đẩy mạnh tiêu thụ xi măng tại thành phố Hà Nội, phục vụ theo yêu cầu của người tiêu dùng một cách thuận tiện và nhanh chóng;
+ Điều tiết giá cả cho từng thời kỳ theo đúng quy định của Công ty ban hành.
- Phòng Điều độ và quản lý kho:
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch mua hàng, tiếp nhận vận chuyển xi măng phục vụ công tác bán hàng, đảm bảo mức dự trữ hợp lý;
+ Xây dựng mạng lưới kho sao cho phù hợp với các điểm bán hàng;
+ Đảm bảo nhập xuất xi măng được thông suốt;
+ Thực hiện chế độ báo cáo số liệu chính xác kịp thời;
+ Ký kết và thực hiện các hợp đồng vận chuyển, bốc xếp xi măng;
+ Tổ chức quản lý và giao nhận xi măng tại các đầu nguồn, đầu mối (như kho, ga, cảng).
- Phòng Quản lý dự án và kinh tế đầu tư:
+ Tham mưu cho giám đốc và quản lý các dự án;
+ Nghiên cứu đầu tư và xây dựng các dự án kinh doanh.
- Phòng Kế toán tài chính:
+ Làm nhiệm vụ thu thập chứng từ để lập báo cáo tài chính theo năm tài chính theo quy định chuẩn mực của Nhà nước;
+ Quản lý vốn, hàng hoá, tiền mặt và sử dụng có hiệu quả không để thất thoát vốn, hàng;
+ Chỉ đạo về nợ và thu hồi công nợ;
+ Giám sát các chứng từ, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status