Một số giải pháp phát triển ngành Công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006- 2010 - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành Công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006- 2010



MỤC LỤC
 
BẢN CAM ĐOAN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 4
I. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 4
1. Một số khái niệm cơ bản về ngành công nghiệp 4
1.1 Khái niệm và phân loại ngành công nghiệp 4
1.2 Các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ 5
2. Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá phát triển ngành công nghiệp 6
2.1 Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp 6
2.2 Một số chỉ tiêu đo lường phát triển công nghiệp 7
3. Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế 7
3.1 Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 7
3.2 Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 8
II. MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ PHẢT TRIỂN KINH TÊ -XÃ HỘI 9
1 Một số khái niệm về môi trường 9
1.1 khái niệm chung về môi trường và phân loại môi trường 9
1.2 Phân loại môi trường 10
2. Những đặc trưng cơ bản của môi trường 10
3. Một số tiêu chuẩn môi trường 11
3.1 Tiêu chuẩn môi trường Việt nam (TCVN) 11
3.2 Chỉ số chất lượng môi trường. 12
4. Vai trò của môi trường với sự phát triển 14
5. Biến đổi môi trường và các dạng biến đổi môi trường 14
5.1 Biến đổi môi trường và các yếu tố tác động biến đổi môi trường 14
5.2 Các dạng biến đổi môi trường. 15
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 16
1. Vai trò của môi trường tự nhiên đến phát triển sản xuất công nghiệp . 16
2. Phát triển sản xuất công nghiệp và tác động của nó đến môi trường tự nhiên. 16
2.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề sử dụng tài nguyên. 17
2.2 Những tác động của sản xuất công nghiệp đến sự biến đổi môi trường tự nhiên 18
3. Một số nguyên nhân cơ bản do phát triển công nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường. 19
3.1 Nguyên nhân do quy trình công nghệ trong sản xuất và xử lý chất thải 19
3.2 Do những hạn chế trong công tác quản lý 19
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 21
I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH 21
1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm tài nguyên tỉnh Quảng Ninh của tỉnh Quảng Ninh 21
1.1 Đặc điểm tự nhiên 21
1.2 Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên Quảng Ninh. 22
2 Đặc điểm Kinh tế xã hội của Quảng Ninh. 24
2.1 Đặc điểm về kinh tế. 24
2.2 Đặc điểm về Xã hội 25
người 26
II.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 27
1. Sơ nét về thực trạng tổ chức công nghiệp trên lãnh thổ. 27
1.1 Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ. 27
1.2 Thực trạng bố trí sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ. 28
1.3 Một số ngành Công nghiệp then chốt của Quảng Ninh. 30
2. Lực lượng lao động công nghiệp 34
3.Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho ngành công nghiệp 35
3.1 Tình hình đầu tư vốn 36
3.2 Mức độ trang bị công nghệ cho ngành công nghiệp 37
3.3 Kết Cấu hạ tầng cho công nghiệp 37
4. Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 39
4.1 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất công nghiệp 39
4.2 Giá trị gia tăng ngành công nghiệp 41
5. Những đóng góp của ngành công nghiệp vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh 42
5.1 Đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm (GPD) của toàn tỉnh 42
5.2 Đóng góp vào quá trình chuyển dịch cấu kinh tế 44
5.3 Đóng góp vào xuất khẩu 45
5.4 Đóng góp vào giả quyết việc làm tạo thu nhập cho lao động 46
5.5 Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 47
6 Những hạn chế do phát triển công nghiệp tạo ra 48
III. THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 49
1. Đặc điểm tài nguyên môi trường và phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 49
1.1 Đặc điểm chung về tài nguyên môi trường 49
1.2 Phân vùng môi trường 49
2. Thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 51
2.1 Thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 51
2.2 Thực trạng môi trường vùng phía Tây 54
2.3 Thực trạng môi trường vùng Trung tâm 55
2.4 Thực trạng môi trường vùng phía Đông 57
2.5 Thực trạng môi trường vùng ven bờ 58
2.6 Diễn biến Đa dạng sinh học 59
2.7 Những sự cố môi trường trong những năm gần đây. 60
2.8 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh. 61
3. Những kết luận chung về tình trạng Môi trường 62
V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 63
1. Dự báo diễn biến môi trường trong sự phát triển của ngành công nghiệp trong thời gian tới 63
2 Những thuận lợi và thách thức trong việc bảo vệ môi trường khi phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh 66
2.1 Những thuận lợi 66
2.2 Những thách thức trong việc bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh 67
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 68
I. NHỮNG MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 68
1. Quan điểm phát triển bền vững 68
2. Mục tiêu phương hướng phát triển công nghiệp giai đoạn (2006-2010) 69
3. Phương hướng bảo vệ môi trường trong thời gian tới 70
II MỐT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 71
1. Giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp 71
2. Giải pháp về hoàn thiện tổ chức sản xuất công nghiệp 73
3. Giải pháp tổ chức xử lý chất thải công nghiệp. 74
4. Giả pháp vốn đầu tư 75
5. Giải pháp trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng 76
6. Giải pháp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp 77
7. Một số biện pháp Bảo vệ môi trường theo cơ chế thị trường khi phát phát triển công nghiệp 78
KẾT LUẬN CHUNG 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ít sẩn phẩm nước khoáng nổi tiếng như nước khoáng Quang Hanh. phục vụ cho dân cư trên địa bàn và dân các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Sản phẩm dầu thực vật: Dầu thực vật Cái lân đã có uy tín và được khách hàng đón nhận.
Ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh có thể nhận thấy chủ yếu là công nghiệp khai thác than, khai thác vật liệu xây dựng, một số sản phẩm của ngành chế biến đồ uống và thực phẩm đông lạnh ( Bảng 8). Đặc điểm của những ngành này là bên cạnh mang lại thu nhập cao thì còn có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Bảng 8: Sản lượng một số sản phẩm ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh
đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Than sạch
1000 tấn
11.032
12.620
14.400
18.200
24.812
28000
Xi măng các loại
1000 tấn
108
110
136
137
167
190
Gạch, ngói nung các loại
1000 viên
259.135
279.296
348.411
476.462
599.856
639.465
Thuỷ sản đông lạnh
tấn
20.729
26668
40.208
42.552
57.552
61.000
( Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2005)
Bảng 9: Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp then chốt trên địa bàn tỉnh (theo giá cố định 1994) (Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Công nghiệp toàn tỉnh
100
100
100
100
100
100
than
52,8
55,2
56,1
55,45
62,1
60,2
sản xuất VLXD
25,2
23
22,89
21,8
16,52
16
sản xuất thực phẩm và đồ uống
10,8
9,9
9,81
8,36
7,08
6,85
Công nghiệp khác
11,3
11,9
11,2
14,39
14,3
16,95
( nNguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2005)
Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp then chốt trên địa bàn tỉnh cho thấy: Công nghiệp khai thác than luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 50- trên 60%) trong tổng cơ cấu ngành công nghiệp toàn tỉnh. Nếu tính cả cơ cấu của ngành khai thác than và sản xuất VLXD thì cơ cấu này lên đến trên 75% tổng cơ cấu ngành, điều đó tạo lên đặc trưng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm và đồ uống tuy cơ cấu có giảm do tỷ trọng của công nghiệp khai thác than và các ngành công nghiệp khác tăng lên còn về giá trị thì sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất thực phẩm đồ uống vẫn tiếp tục tăng.
2. Lực lượng lao động công nghiệp
Với nguồn lao động rồi rào, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng trên 30% đây là một lợi thế cho Quảng Ninh khi phát triển công nghiệp
Trên địa bàn tỉn lao động trong ngành công nghiệp thường chiếm khoảng trên dưới 20% lực lượng lao động của tỉnh và phâm bổ vào các ngành công nghiệp thể hiện cụ thể như sau (xem Bảng 10)
Bảng 10: Lực lượng lao động công nghiệp Quảng Ninh phân theo ngành
(Đơn vị tính: người)
Năm
Tổng số LĐ
s.lượng C.cấu(%)
CN khai thác mỏ
S. lượng C. cấu (%)
CNchế biến
S.lượng C.cấu(%)
CN điện, nước
S.lượng C.cấu(%)
1996
101.340 100
72.456 71,50
26.729 26,38
2.155 2,12
1997
99.473 100
71.232 71,61
26.075 26,21
2.166 2,18
1998
97.535 100
70.588 72,73
24.016 24,62
2.231 3,01
1999
94.810 100
66.571 70,21
26.074 27,50
2.165 2,29
2000
90.85 100
63.900 70,33
24.725 27,21
2.230 2,46
2001
94.864 100
65.333 68,87
26.077 27,49
2.304 3,64
2002
98.263 100
68.189 69,34
27.746 28,24
2.327 2,36
2003
104.107 100
69.795 67,04
33.874 30,54
2.415 2,42
2004
111.551 100
73.352 65,58
35.651 31,96
2.548 2,46
2005
114.560 100
74.300 64,86
36.506 31,87
2.754 3,27
(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2002,2005)
Bảng 10 cho thấy lao động trong ngành công nghiệp tỉnh tăng qua các năm. Năm 2005 lao động là 114.560 người tăng 23.705 người so với năm 2000 và tăng tương ứng 26% tốc độ tăng bình quân 10 năm là 1,3%/ năm.
Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp thể cho thấy lao động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng lớn khoảng trên 65%- 75%. Đặc điểm khai thác mỏ là cần nhiều lao động mặt khác sản lượng khai thác than liên tục tăng qua các năm nên đòi hỏi số lượng lao động lớn và do đó tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng cao, xu hướng tỷ trọng này sẽ giảm xuống do sự mở rộng sản xuất công nghiệp chế biến trong thời gian tới. Lao động trong nghành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng từ 25%-30%, tỷ trọng này có xu hướng tăng trong giai đoạn tới do số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến tăng sẽ thu hút nhiều lao động. Chỉ riêng công nghiệp điện khí, nước là không thay đổi hay thay đổi không đáng kể giao động từ 2-3%, trong thời gian tới khi các nhà máy điện đi vào hoạt động thì tỷ trọng này có xu hướng gia tăng.
3.Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho ngành công nghiệp
3.1 Tình hình đầu tư vốn
Vốn là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động sản xuất công nghiệp nói riêng. Việc đầu tư vốn cho sản xuất phát triển công nghiệp sẽ phần nào phản ánh trình độ công nghệ, mức độ hiện đại của quy trình sản xuất và quy mô của sản xuất. Với nhận thức vốn trong nước là quyết định vốn nước ngoài là quan trọng việc đầu tư phát triển cho các lĩnh vực kinh tế của tỉnh được quan tâm. Vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế liên tục tăng trong giai đoạn 2000-2005.
Bảng 11: Đầu tư Xây dựng cho các ngành trong nền kinh tế.
(đơn vị: tỷ)
Năm
tổng số
CN &XD
dịch vụ
Nông, lâm, thuỷ sản
Giá trị
C.cấu (%)
Giá trị
C.cấu (%)
Giá trị
C.cấu (%)
Giá trị
C. cấu (%)
2000
4385
100
868
20
2780
63
737
17
2001
5700
100
542
9,5
4274
75
884
15
2002
7994
100
1791
22,4
5340
66,8
863
10,8
2003
9900
100
2881
29,1
5455
55,1
1564
15,8
2004
11880
100
1925
16,2
7662
64,5
2293
19,3
2005
14250
100
3250
22,8
8839
62
2167
15,2
T/đ tăng BQ
26,6
30,2
26,02
21,05
(Nguồn: Niên giám Thống kê Quảng Ninh 2005)
Nhìn chung vốn đầu tư cho khu vực Công nghiệp và xây dựng thấp hơn so với khu vực dịch và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư phát triển chỉ từ 15- 30% trong khi khu vực dịch vụ là 60-70%, riêng năm 2001 cơ cấu đầu tư cho công nghiệp và xây dựng giảm chỉ còn 9% trong tổng cơ cấu đầu tư, do năm này tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp giảm đáng kể nhất là ngành than do ngành than gặp phải khó khăn trong tiêu thụ, nhiều xí nghiệp, nhiều mỏ công nhân không có việc làm do giảm sản lượng khai thác.
Một đặc điểm dễ nhận thấy là vốn đầu tư cho riêng công nghiệp sẽ thấp vì cả khu vực công nghiệp và xây dựng mới chiểm một tỷ trọng khá khiêm tốn, mặt khác vốn đầu tư cho khu vực này phần lớn là xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng.
Đầu tư cho công nghiệp còn chưa tương xứng với thu nhập mà nó tạo ra cho nên kinh tế của tỉnh. Đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng công nghệ lạc hậu trong khai thác mỏ, các công trình giao thông chuyên dụng trong công nghiệp chưa đảm bảo và tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra.
Tuy nhiên nhận thấy vốn đầu tư cho công nghiệp và xây dựng tăng dần (tốc độ tăng bình quân 30,2%/năm) và chiểm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển. Xu hướng trong thời gian tới sẽ tăng cường đầu tư cho công nghiệp nhằm hiện đại dây truyền công nghệ, bảo đảm tăng trưởng trong ngành công nghiệp và bảo vệ môi trường.
3.2 Mức độ trang bị công nghệ cho ngành công nghiệp
Về mức độ trang bị công nghệ cho công nghiệp, Quảng Ninh được đánh giá là ở mức độ trung bình trong vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ. Công nghệ còn thấp hơn so với một số tỉnh nằm trong khu vực này như Hà Nội, H...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status