Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển của nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển của nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 3
1.1. Cho vay trong phạm trù tín dụng 3
1.1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của hoạt động cho vay 3
1.1.2. Các loại hình cho vay 4
1.2. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển 7
1.2.1. Đầu tư phát triển và các nguồn vốn cho đầu tư phát triển 7
1.2.1.1. Đầu tư phát triển 7
1.2.1.2. Các nguồn vốn cho đầu tư phát triển 10
1.2.2. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển trong tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 15
1.2.2.1. Đặc điểm và tầm quan trọng của hoạt động cho vay đầu tư phát triển 15
1.2.2.2. Nguyên tắc cho vay đầu tư phát triển trong tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 18
1.2.2.3. Quy trình cho vay đầu tư phát triển 19
1.2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới cho vay đầu tư phát triển 25
1.2.3. Hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển 27
1.2.3.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển 27
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển. 28
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 29
 
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội. 31
2.1. Quá trình hình thành của tín dụng đầu tư phát triển ở Việt Nam. 31
2.2. Những nét chung về hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội. 33
2.2.1. Vài nét về sự hình thành, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội. 33
2.2.1.1. Sự hình thành, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội. 33
2.2.1.2. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Quỹ 36
2.2.1.3. Các hình thức hỗ trợ đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội 38
2.2.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội. 41
2.2.2.1. Tiếp nhận và huy động vốn 41
2.2.2.2. Hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển. 43
2.3. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội 47
2.3.1. Những kết quả đạt được 47
2.3.2. Những hạn chế và vướng mắc trong thực hiện cho vay đầu tư phát triển. 52
2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu 55
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. 55
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía Chi nhánh Quỹ 57
 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội. 59
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế của thành phỗ Hà nội đến năm 2010 và định hướng hoạt động của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội. 59
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hà nội đến 2010. 59
3.1.2. Định hướng hoạt động của Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội trong thời gian tới. 61
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà nội. 63
3.3. Một số kiến nghị 73
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Quỹ Hỗ trợ phát triển và các Bộ ngành liên quan 73
3.3.2. Kiến nghị với chủ đầu tư. 75
Kết luận 78
Danh mục tài liệu tham khảo 79
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Thành phố.
Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn đã được Nhà nước giao, các quy định, chế độ hướng dẫn của Tổng giám đốc Quỹ về quy trình nghiệp vụ công tác cho vay, thu nợ, uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh, tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh tín dụng đầu tư.
2. Chủ động phối hợp với các ngành, các đơn vị tài chính, tín dụng trên địa bàn để tổ chức thực hiện viêc huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển đối với các dự án, chương trình thuộc diện ưu đãi đầu tư trên địa bàn theo quy định của Nhà nước.
3. Thực hiện thẩm định tài chính, phương án trả nợ của các dự án nhóm C vay vốn tín dụng tín dụng đầu tư phát triển thuộc kinh tế Trung ương, các dự án nhóm B, C vay vốn tín dụng đầu tư phát triển thuộc kinh tế địa phương, tham gia thẩm định các dự án nhóm B vay vốn tín dụng đầu tư phát triển thuộc kinh tế Trung ương trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư.
4. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, công tác kế toán, nghiệp vụ thanh toán, thống kê theo đúng quy định. Tiến hành nhận xét, đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn vay tín dụng đầu tư phát triển hàng năm của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà nội.
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất với Quỹ Hỗ trợ phát triển và Uỷ ban nhân dân Hà nội; chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp về các nội dung báo cáo, về các hoạt động tài chính, hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh Quỹ.
6. Báo cáo với cấp có thẩm quyền để giải quyết theo pháp luật hay khiếu nại theo quy định của pháp luật đối với các chủ đầu tư vi phạm hợp đồng kinh tế và các cam kết với Chi nhánh Quỹ.
7. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, các quy định về thanh tra kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.
2.2.1.2. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Quỹ
Bộ máy tổ chức của Quỹ hỗ trợ phát triển được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. ở Trung ương, Quỹ hỗ trợ phát triển được quản lý và điều hành bởi Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và cơ quan điều hành. Hội đồng quản lý Quỹ gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, các thành viên Hội đồng, bộ phận giúp việc và được sử dụng bộ máy điều hành của Quỹ để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên chuyên trách là các chuyên gia về lĩnh vực tài chính kế toán, tín dụng, đầu tư, bảo lãnh, hiểu biết pháp luật.
Cơ quan điều hành gồm có Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc giúp việc và các Ban chuyên môn nghiệp vụ. Tổng giám đốc là thay mặt pháp nhân của Quỹ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.
Là đơn vị thành viên của hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội có bộ máy tổ chức bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tín dụng bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất Trung ương
Phòng tín dụng bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất địa phương
Phòng kế hoạch nguồn vốn
Phòng kinh tế kỹ thuật- thẩm định
Phòng tài chính -kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Bộ phận cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu ngắn hạn
Bộ phận tín dụng bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất địa phương
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội
Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Chi nhánh Quỹ quy định tại Quyết định số 35/QĐ-CNQHTPT ngày 05/05/2000. Theo quy định này:
- Phòng tín dụng, bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất Trung ương có chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển các dự án thuộc kinh tế trung ương:
+ Cho vay, thu hồi nợ đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển.
+ Cho vay, thu hồi nợ vay đối với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi .
+ Cho vay lại, uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay lại đối với các dự án tín dụng đầu tư phát triển sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ.
+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển cho các dự án vay vốn.
+ Tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư phát triển.
+ Cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án hưởng ưu đãi đầu tư thuộc kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
+ Cấp phát vốn uỷ nhiệm.
- Phòng kế hoạch nguồn vốn có chức năng chủ yếu là làm tham mưu cho Giám đốc trong việc chỉ đạo thực hiện công tác kế hoạch hoá, tiếp nhận, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn dành cho tín dụng đầu tư phát triển trong toàn Chi nhánh Quỹ, kiểm tra giám sát nội bộ các hoạt động của các phòng thuộc Chi nhánh trong việc chấp hành chủ trương chính sách, thể lệ, nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong toàn Chi nhánh.
- Phòng kinh tế- kỹ thuật thẩm định có chức năng thẩm định kinh tế kỹ thuật các dự án do Chi nhánh Quỹ quản lý, giúp giám đốc hướng dẫn các phòng nghiệp vụ trong công tác thẩm định kinh tế- kỹ thuật, đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước trong xây dựng cơ bản.
- Phòng tài chính- kế toán có chức năng thực hiện công tác kế toán các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động thu chi tài chính theo quy định của Nhà nước và Quỹ hỗ trợ phát triển, tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức và quản lý công tác tài chính kế toán tại Chi nhánh Quỹ.
- Phòng tín dụng, bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất địa phương có chức năng thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển các dự án thuộc kinh tế địa phương:
+ Cho vay, thu hồi nợ đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển.
+ Cho vay, thu hồi nợ vay đối với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.
+ Cho vay lại, uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay lại đối với các dự án tín dụng đầu tư phát triển sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ.
+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển cho các dự án vay vốn.
+ Tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư phát triển.
+ Cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án hưởng ưu đãi đầu tư thuộc kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
+ Cho vay hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn.
- Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, chính sách về tiền lương, tiền thưởng và đào tạo, tổ chức và quản lý công tác hành chính, công tác văn thư lưu trữ, quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác tin học trong toàn Chi nhánh, tổ chức trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin phục vụ cho công tác quản lý của Chi nhánh Quỹ.
2.2.1.3. Các hình thức hỗ trợ đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội.
Theo Điều lệ về tổ chức...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status