Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010 - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010



Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 3
I.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG KINH TẾ TRANG TRẠI 3
I.1.1Khái niệm 3
I.1.2. Đặc trưng kinh tế trang trại 4
I.2. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI. 6
I.2.1.Vai trò về mặt kinh tế. 6
I.2.2. Vai trò xã hội 10
I.3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CỦA NHÀ NƯỚC. 12
I.3.1. Một số chính sách lâu dài của nhà nước đối với kinh tế trang trại. 12
I.3.2. Về chính sách cụ thể. 13
I.4. TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LÀ KINH TẾ TRANG TRẠI 18
I.4.1. Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm: 18
I.4.2. Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và từng vùng kinh tế. 19
I.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KINH TẾ TRANG TRẠI. 20
I.5.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội. 20
I.5.2. Tác động của Nhà nước. 21
I.5.3. Tác động của công nghiệp chế biến. 23
I.5.4. Tác động của cơ sở hạ tầng. 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 25
II.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI. 25
II.1.1. Điều kiện tự nhiên. 25
II.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. 26
II.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở TỈNH THANH HÓA. 28
II.2.1. Số lượng quy mô. 28
II.2.2. Về loại hình trang trại. 31
II.2.3. Về đất đai của trang trại. 35
4. Về lao động. 36
II.3. ĐÁNH GIÁ. 41
II.3.1. Kết quả đạt được. 41
II.3.2. Những mặt còn thiếu sót. 42
II.3.3. Nguyên nhân. 44
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2010 50
III.1. MỤC TIÊU CHUNG CỦA NÔNG NGHIỆP THANH HÓA. 50
III.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TRANG TRẠI. 50
III.2.1. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình trang trại trong tỉnh kết hợp 50
III.2.2. Phát triển trang trại theo hướng tập trung hóa và chuyên môn hóa. 52
III.2.3. Nâng cao kết hợp giữa kinh tế trang trại cới ngành công nghiệp chế biến. 53
III.2.4. Đảm bảo cân đối giữa các vùng miền. 53
III.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở TỈNH THANH HÓA. 55
III.3.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô, tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho 55
III.3.2. Giải pháp ở tầm vi mô. 66
III.3.2.1. Phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan nhà nước với chính quyền tỉnh, huyện, xã. 66
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g nghiệp Thanh Hoá đã có bước tăng trưởng khá, tổng sản phẩm nông nghiệp ( theo giá so sánh năm 1994 ) đạt 2.210,9 tỷ đồng năm 1996 lên 3.238,5 tỷ đồng năm 2005 ( tăng 1,46 lần ) và dịch chuyển theo hướng tích cực, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh giảm từ 42,1% bình quân thời kì 1996-2000 xuống 31,57% năm 2005.
Mặc dù dân số tăng từ 3,6 triệu năm 1996 lên 3,76 triệu người năm 2005, nhưng dân cư nông thôn giảm dần từ 2,9 triệu người xuống 2,7 triệu người và lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp giảm từ 1,53 triệu người năm 1996 xuống 1,2 triệu người năm 2005.
Đã chuyển dịch một phần lao động nông nghiệp, nông thôn sang lao động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và các ngành sản xuất khác.
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,4% thời kỳ 1996-2000 lên 27% năm 2005.
Diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm gắn với công nghiệp chế biến tăng và giảm dần diện tích lúa năng suất thấp, diện tích trồng khoai lang kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, cây thực phẩm có hiệu quả cao hơn.
II.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở TỈNH THANH HÓA.
Điều dẽ nhận thấy là hiện nay ở Thanh Hóa kinh tế trang trại phát triển khá mạnh, mở ra hướng làm ăn mới, được nhân dân tích cực hưởng ứng , hình thành đội ngũ nông dân năng động, dám nghĩ dám làm. Ở mỗi huyện xuất hiện ngày càng nhiều trang trại kinh doanh giỏi như: ở các xã Quảng Thành( TP Thanh Hoá ); xã Quý Lộc( Yên Định ); xã Thọ Xương( Thọ Xuân ); xã Thọ Bình( Triệu Sơn ); xã Thạch Cẩm( Thạch Thành) và các trang trại nông lâm kết hợp tại các lâm trường: Như Xuân, Thạch Thành…
II.2.1. Số lượng quy mô.
Thanh Hóa là tỉnh có số lượng trang trại nhiều, tốc độ phát triển trang trại cao. Ta có thể thấy điều đó qua bảng số liệu sau:
Năm
Số trang trại (trang trại )
So với năm 2001 tăng ( x lần )
2001
1.564
1
2002
1.661
1,06
2003
2.326
1,48
2004
2.882
1,84
2005
3.359
2,1
2006
3.384
2,16
Bảng II.1
Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ).
Như vậy năm 2006 Thanh Hóa có 3.384 trang trại, chiếm gần 3% so với toàn quốc ( cả nước có 113.730 trang trại ). Một kết quả rất khả quan. Qua bảng số liệu ta cũng thất số lượng trang trại tăng dần qua từng năm và với tốc độ cao. Kết quả là so với năm 2001 thì năm 2006 số lượng trang trại ở Thanh Hóa đã có bước nhảy vọt khi tăng tới 2,16 lần.
Về số lượng các trang trại giữa các huyện miền núi, các huyện đồng bằng và ven biển năm 2006 có bảng số liệu sau
Các huyện
Số trang trại
( trang trại )
% trong tổng số trang trại ( % )
So với năm 2001 tăng ( x lần )
Miền núi
1.455
43,0
2
Đồng bằng
1.283
37,9
2,65
Ven biển
646
19,1
1,53
Bảng II.2
Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ).
Tính đến năm 2006 thì ở Thanh Hóa các huyện miền núi lại là nơi có nhiều trang trại nhất: 1.455; chiếm 43% trong tổng số trang trại; sau đó là các huyện đồng bằng: 1.283 trang trại, chiếm 37,9% trong tổng số; và có số lượng trang trại ít nhất là các huyện ven biển. Điều đó chứng tỏ các huyện miền núi ở tỉnh Thanh Hóa được tạo điều kiện trong phát triển kinh tế trang trại và các cấp chính quyền ở những huyện này có quyết tâm nên có số lượng trangă trại chiếm tỷ trọng cao. Còn các huyện ven biển số lượng trang trại còn ít, phát triển chưa đồng đều so với các huyện miền núi và đồng bằng.
Bên cạnh đó ta cũng thấy xu hướng phát triển trang trại ở các huyện từ 2001 đến 2006 đó là: các trang trại ở khu vực đồng bằng có xu hướng tăng nhanh nhất: 2,65 lần; còn ở các huyện miền núi là gần bằng với tốc độ tăng trung bình của cả tỉnh là: 2,16 lần; riêng các huyện ven biển là có tốc độ tăng chậm nhất: 1,53 lần thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trung bình của cả tỉnh. Như vậy trong xu hướng phát triển trang trại ở tỉnh Thanh Hóa thì các huyện đồng bằng phát triển nhanh nhất, kế đến là các huyện miền núi và chậm nhất là các huyện ven biển. Điều đó là phù hợp với thực tế vì ở các huyện đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, người dân hưởng ứng phong trào phát triển kinh tế trang trại. Còn các huyện ven biển do tập trung phát triển các ngành du lịch và đánh bắt thủy hải sản nên kinh tế trang trại chưa phát triển.
Trong đó những huyện có số lượng trang trại nhiều như:
Hoàng Hóa: 355 trang trại.
Thạch Thành: 344 trang trại.
Như Thanh: 318 trang trại.
Ngọc Lạc: 312 trang trại.
Yên Định: 290 trang trại.
Thọ Xuân: 280 trang trại.
Ở những huyện này kinh tế trang trại trở thành phong trào của người dân, được các cấp chính quyền quan tâm, khuyến khích phát triển nên có số lượng trang trại nhiều và phát triển nhanh qua từng năm. Bên cạnh đó vẫn còn huyện Mường Lát vì nhiều lí do nên chưa có trang trại nào được thành lập.
II.2.2. Về loại hình trang trại.
Thanh Hóa phát triển đa dạng các loại hình trang trại: trang trại trồng cây hàng năm, lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, kinh doanh tổng hợp. Trong đó cơ cấu cụ thể các loại hình trang trại năm 2006 như sau:
Trang trại
Số lượng
(trang trại )
% trong tổng số trang trại ( % )
So với năm 2001 tăng ( x lần )
Trồng cây hàng năm
1.377
39,5
2,4
Trồng cây lâu năm
187
5,5
0,82
Chăn nuôi
714
21,1
3,57
Lâm nghiệp
352
10,4
1,5
Thủy sản
550
16,3
1,2
Tổng hợp
244
7,2
2,02
Bảng II.3
Nguồn số liệu: báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ( năm 2007 ).
Về số lượng ( năm 2006 ) ở Thanh Hóa trang trại trồng cây hàng năm có số lượng nhiều nhất, kế đến là trang trại chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, tổng hợp và thấp nhất là trồng cây lâu năm. Vì thế tương ứng với % tổng số trang trại ở Thanh hóa thì trang trại trồng cây hàng năm cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,5%; còn trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,5%. Kết quả đó phản ánh ở Thanh Hóa trong thời gian vừa qua trang trại trồng cây hàng năm được nhiều chủ đầu tư phát triển, kế đến là trang trại chăn nuôi. Lí do là 2 loại hình trang trại này dễ phát triển, không đòi hỏi nhiều về vốn, công nghệ, đất đai … và thêm vào đó phù hợp mục tiêu phát triển của tỉnh, huyện nên được các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ.
Trong đó xu hướng phát triển của các loại hình từ năm 2001 – 2006: trang trại chăn nuôi có tốc độ tăng cao nhất 3,57 lần; trang trại trồng cây hàng năm là 2,4 lần; trang trại tổng hợp là 2,02 lần; … ; thấp nhất là trang trại trồng cây lâu năm 0,82 lần. Xu hướng này hợp với mục tiêu phát triển chung của tỉnh đó là tăng nhanh số lượng trang traị trồng cây hàng năm, trang trại chăn nuôi và giảm số lượng trang trại trồng cây lâu năm. Riêng trang trại chăn nuôi trong giai đoạn vừa qua phát triển nhanh nhất, hơn cả trang trại hàng năm là vì đây là loại hình dễ thực hiện, yêu cầu không cao, phù hợp với hả năng của người dân, đầu ra ổn định và phát triển rất mạnh ở các huyện đồng bằng.
Cơ cấu loại hình trang trại ở các vùng khác nhau:
- Các huyện mi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status