Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường - pdf 24

Download miễn phí Tiểu luận Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
 I.NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA LỢI NHUẬN 2
 1.Quan điểm của trường phái trọng thương về lợi nhuận. 2
 2. Quan điểm của trường phái trọng nông về lợi nhuận. 2
 3.Quan điểm của trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
 về lợi nhuận 3
 4.Quan điểm của trường phái Samuellson về lợi nhuận . 4
 5.Học thuyết kinh tế của C.Mac ( quan đIểm lợi nhuận của Mac) 5
a. Quá trình tạo ra giá trị thặng dư. 5
b. Lợi nhuận. 7
c. Tỉ suất lợi nhuận. 8
d. Quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận. 9
e. Các hình thức biểu hiện của lợi nhuận. 10
 II.VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 12
 1.Lợi nhuận trong nền kinh tế . 13
 a. Lợi nhuận thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. 13
 b. Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển. 13
 c. Vai trò của lợi nhuận đối với quá trình tái sản xuất xã hội. 15
 d. Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế. 15
e. Vai trò của lợi nhuận đối với các mặt của đời sống xã hội. 16
f. Những biện pháp, các thủ đoạn để thu lợi nhuận 17.
i. Hậu quả do theo đuổi lợi nhuận gây ra 17
 2. Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường 18
a. Sự chuyển đổi cơ chế cũ sang cơ chế mới ở Việt nam. 18
b. Vấn đề lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 21
c. Các giải pháp nhằm đạt mục tiêu trên 22.
 III. Ý NGHĨA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ Ý KIẾN CÁ NHÂN 22
PHẦN KẾT LUẬN 23
Tài liệu tham khảo 24
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trong việc tạo giá trị thặng dư. Từ đây ta kết luận :“Giá trị của một hàng hoá bằng giá trị tư bản bất biến mà nó chứa đựng, , cộng với giá trị tư bản khả biến đó (tức là giá trị thặng dư đã được sản xuất ra ). Nó được biểu hiện bằng công thức : Giá trị = c + v + m
Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến đã chỉ ra thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa , chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư của tư bản (tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do công nhân tạo ra ).Nó được biểu hiện một cách ngắn gọn qua quá trình :
Giá trị = c+v+m
Giá trị tư liệu sản xuất chuyển vào sản phẩm : c
Giá trị lao động của người công nhân (mà nhà tư bản trả cho người công nhân ): v
Giá trị mới do người công nhân tạo ra :v+m
Như thế tư bản bỏ ra một lượng tư bản để tạo ra giá trị là c+v . Nhưng giá trị mà tư bản thu vào là c+v+m. Phần M dôi ra là phần mà tư bản bóc lột của người công nhân.
b.Lợi nhuận.
Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là sự biểu hiện qua sản phẩm còn thực tế để thu được tiền thì sự chuyển hoá giá trị thặng dư như thế nào. Vì công thức chung của tư bản là T-H-T’ nên mục đích cuối cùng của nhà tư bản là thu được T’ còn m chỉ là tiền đề là nền tảng để thu được T’ (T>T’). Mac đã giúp ta giải quyết vấn đề này vì ông đã tìm ra một đại lượng biểu hiện giá trị thặng dư đó là lợi nhuận (P) .Vậy:
“Giá trị thặng dư khi được đem so sánh với tổng tư bản ứng trước thì mang hình thức biến tướng thành lợi nhuận ”. Từ đó ta có thể thấy P chính là con đẻ của tổng tư bản ứng trước c+v.
Để hiểu rõ hơn về P chúng ta có thể đi sâu vào phân tích chi phí thực tế xã hội và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất phát từ giá trị hàng hoá c+v+m.
Muốn sản xuất hàng hoá phải chi phí lao động nhất định bao gồm chi phí mua bán tư liệu sản xuất (c) gọi là lao động quá khứ và lao động tạo ra giá trị mới (v+m) .Đứng trên quan điểm toàn xã hội , quan điểm của người lao động thì chi phí đó là chi phí thực tế để tạo ra giá trị hàng hoá (c+v+m) .Nhưng đối với nhà tư bản thì họ không hao phí thực tế để sản xuất hàng hoá nên nhà tư bản chỉ xem hết bao nhiêu tư bản chứ không tính xem chi phí hết bao nhiêu lao động cần thiết .Thực tế họ chỉ ứng ra số tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó được Mac gọi là chi phí tư bản chủ nghĩa và kí hiệu là k ( k = c+v ). Như vậy chi phí tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế .Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự chênh lệch nhau một lượng đúng bằng m. Do đó nhà tư bản hàng hoá sẽ thu về một phần lời đúng bằng giá trị thặng dư m, số tiền này gọi là lợi nhuận.
Giá trị hàng hoá lúc này bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng sản với lợi nhuận : giá trị =k+ P.
Về mặt lượng , P có nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê.
Về mặt chất P xem như toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra. Do đó P che dấu quan hệ bóc lột TBCN , che dấu nguồn gốc thực sự của nó.
Do chi phí tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế cho nên nhà tư bản có thể bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất TBCN và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá. Nếu nhà tư bản bán hàng hoá với giá trị bằng giá trị của nó thì P=m. Nếu bán với giá trị cao hơn giá trị của nó thì P < m. Chính điều này đã làm cho họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán , do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản tạo ra mà có. Điều này dẫn đến sự che dấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
c.Tỉ suất lợi nhuận.
Tỉ suất lợi nhuận (P) là tỉ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng truớc :
P = m.100%/c+v.
Tỉ suất lợi nhuận không phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản mà nó nói lên mức lãi của việc đầu tư. Nó cho nhà tư bản biết họ đầu tư vào đâu thì có lợi . Do đó việc thu P và theo đuổi P là động lực thúc đẩy nhà tư bản , là mục tiêu cạnh tranh của nhà tư bản.
Do mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất nên giữa các nhà tư bản luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Các quá trình cạnh tranh của nhà tư bản được Mac phân chia làm hai loại: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành , cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Do bản chất của cạnh trạnh chính là một hình thức đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nhằm giành giật những điều kiện có lợi nhất của sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy cho nên cạnh tranh trong nội bộ ngành buộc các xí nghiệp phải tìm ra cách giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội để giành thắng lợi trong cạnh tranh . Kết quả là do điều kiện sản xuất bình quân trong một nnh thay đổi , giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống .
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn, ở các ngành sản xuất khác nhau có các điều kiện khác nhau , do đó tỉ suất lợi nhuận cũng khác nhau. Các nhà tư bản chọn ngành có lợi nhuận cao để đầu tư .C.Mac viết “Do ảnh hưởng của cạnh tranh, những tỉ suất lợi nhuận khác nhau đó san bằng đi thành một tỉ suất lợi nhuận chung , đó là con số bình quân của tất cả những tỉ suất lợi nhuận khác nhau. Lợi nhuận của một tư bản có một lượng nhất định thu được , theo tỉ suất lợi nhuận chung đó , không kể cấu tạo hiện có đó như thế nào là lợi nhuận bình quân”.
d.Quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận.
Quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận là sự hoạt động của quy luật tỉ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội tư bản. Sự hoạt động của qui luật tỉ suất lợi nhuận bình quân là biểu hiện cụ thể của sự hoạt động của qui luật giá trị thặng dư trong thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.
Sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che dấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành P’ và P không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản , trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn.
Cùng với sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân ta thấy một bộ phận hàng hoá được bán cao hơn giá trị của chúng , còn bộ phận khác lại bán thấy hơn giá trị của chúng cũng theo một tỉ lệ như thế. Chỉ có bán hàng hoá theo những giá cả đó thì tỉ suất lợi nhuận trong các Công ty mới có thể đồng nhất và ngang với nhau, dù cấu thành hữu cơ của các tư bản đều khác nhau. “Những giá cả có được bằng cách lấy chi phí sản xuất của hàng hoá cộng với lợi nhuận bình quân gọi là giá cả sản xuất”.
Vậy: Giá cả sản xuất =k +P
Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân. Điêu kiện đẻ giá trị biến thành giá cả sản xuất gồm có:Đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển ; sự li
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status