Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội



MỤC LỤC
LỜi MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Cơ sở lí luận về cạnh tranh 3
I/ Khái niệm, bản chất, vai trò cua cạnh tranh 3
1/ Khái niệm và bản chất của cạnh tranh 3
2/ Vai trò của cạnh tranh 5
3/ Các hình thức cạnh tranh 8
3.1/ Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế 8
3.2/ Căn cứ vào các chủ thể tham gia thị trường 8
II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến
 khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1/ Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 10
1.1/ Các nguồn lực 11
1.2 Khả năng tổ chức quản lí 11
1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật 12
1.4 Chiến lược hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị 12
2/ Các nhân tố bên ngoài 13
2.1/ Thị trường 13
2.2/ Các nhân tố tự nhiên 14
2.3/ Chính sách pháp luật, quản lí và phát triển đất nước 14
2.4/ Các nhân tố khoa học kĩ thuật và công nghệ 15
2.5/ Các đối thủ tiềm ẩn và hiện tại 15
2.6/ Giá các sản phẩm thay thế và cạnh tranh 15
2.7/ Các nhân tố về văn hoá xã hội 16
III/ Một vài nét về ngành rau quả Việt Nam 16
CHƯƠNG II:Thực trạng về khả năng cạnh tranh
 của công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội 19
I/ Giới thiệu chung về công ty 19
1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty
 cổ phần XNK rau quả I Hà Nội 19
2/ Chức năng và nhiệm vụ của công ty 22
3/ Cơ cấu tổ chức của công ty 22
II/ Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty 25
1/ Thực trạng 25
1.1/ Về cơ sở vật chất của công ty 25
1.2/ Lao động 27
1.3/ Vốn 28
1.4/ Quá trình thu mua đầu vào 29
1.5/ Phương tiện vận chuyển 30
1.6/ Các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty 30
1.7/ Thị trường tiêu thụ 32
1.8/ Các hoạt động quản cáo marketing 36
1.9 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 37
2/ Đánh giá 41
CHƯƠNG III:Môt số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
 của công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội 44
I/ Mục tiêu định hướng sản xuất tới năm 2010 44
1/ Của Nhà nước 44
2/ Mục tiêu của công ty 45
II/ Một số giải pháp 45
1/ Công ty cần xây dựng nguồn cung ổn định 45
2/ Đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm 46
3/ Giải pháp về bảo quản 47
4/ Thị trường 48
5/ Hoạt động marketing, liên doanh, liên kết 49
6/ Đổi mới công tác quản lí, bảo quản thu mua sản phẩm 49
7/ Tạo uy tín cho doanh nghiệp 51
III/ Một số kiến nghị 51
KẾT LUẬN 55
Bản đánh giá nhận xét của cơ sở thực tập 56
Tài liệu tham khảo 57
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



Nghị định số 44/1998/NĐ-CP, ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.
Nghị quyết Hội nghi TW lần thứ 3 Ban CHTW Đảng, Khoá IX, ngày 24-9-2001 về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Nghị định 64/2002/NĐ-CP, ngày 19-6-2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
Nên trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 công ty đã trình Bộ NN & PTNT bốn Phương án Cổ phần hoá doanh nghiệp:
Năm 1999, Công ty đã tiến hành xây dựng phương án cổ phần Phân xưởng Bao bì Hộp sắt, được Bộ phê duyệt theo Quyết định số 31/2000/BNN-TCCB, ngày 24 tháng 3 năm 2000 về việc chuyển Phân xưởng bao bì hộp sắt ( vốn nhà nước tại thời điểm 31/12/1998 là 604.901.990 đồng ) thuộc Công ty XNK Rau quả 1 thành Công ty CP bao bì và XNK Hà nội.
Năm 2001, Công ty xây dựng phương án cổ phần hoá Bộ phận sản xuất Chế biến Rau quả tại Hà nội (vốn nhà nước trị giá tại thời điểm 31-10-2001 là 2.533.000.000 đồng), đã được Bộ NN & PTNT duyệt theo Quyết định số 6788/ QĐ/BNN, ngày 28-12-2001 về việc chuyển Bộ phận Sản xuất chế biên rau quả tại Hà nội thuộc Cty XNK Rau quả 1 thành Công ty cổ phần Tân Mai.
Năm 2002, Công ty xây dựng phương án Cổ phần hoá Nhà máy lạnh Hữu nghi Việt Xô Hải phòng ( tại thời điểm 0 giờ ngày 01-4-2002 trị giá thực tế của Nhà máy là 3.132.380.814 đồng ), đã được Bộ NN & PTNT ra Quyết định số 3813/ QĐ/ BNN-TCCB, ngày 17-9-2002 của Bộ NN & PTNT về việc chuyển Nhà máy lạnh Hữu nghị Việt Xô Hải phòng thành Công ty CP Việt Xô:
Năm 2003 Công ty lập phương án cổ phần hoá toàn bộ Cty XNK Rau quả 1 ( gía trị doanh nghiệp tại thời điểm 31-12-2003 là 28.838.967.995 đồng, trong đó vốn nhà nước là 16.936.913.631 đồng ),đã được Bộ NN & PTNT ra Quyết định số 2858/ QĐ/ BNN-TCCB, ngày 17-9-2004 của Bộ NN & PTNT về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước, Công ty XNK Rau quả 1 thành công ty cổ phần.
2/ Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
2.1/ Chức năng:
Công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập có tài khoản tiền tệ Việt Nam số 001.1.00.0013340 và con dấu riêng để giao dịch theo chế độ nhà nước quy định.
Công ty chuyên thực hiện thu mua và sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến rau quả tươi, rau quả đóng hộp như dưa chuột bao tử, cà chua, nước dứa cô đặc… và thu mua kinh doanh các sản phẩm nông sản khác như hoa hồi, quế, hạt tiêu… và xuất khẩu sang thị trường các nước.
2.2/ Nhiệm vụ của công ty.
Nghiên cứu, tìm kiếm, điều tra thị trường trong và ngoài nước để lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Tự hạch toán và sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tuân theo các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại.
Thực hiện các nghĩa vụ đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, tài sản XHCN đi đôi với công tác bảo vệ an ninh quốc phòng.
Công ty hoạt động độc lập, có vốn, tài sản và chịu trách nhiệm với số vốn nhà nước cho công ty quản lý.
3/ Cơ cấu tổ chức của công ty:
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần XNK rau quả I có mô hình kiểu trực tuyến. Theo đó các cấp dưới chỉ chịu sự chỉ huy của một tổ chức cấp trên. Cơ cấu này tương đối phù hợp với quy mô công ty, giúp cho các vấn đề quản trị của công ty được giải quyết nhanh và đơn giản, tính đồng nhất và tập trung của quá trình quản trị rất cao. Theo mô hình quản lý này, mỗi phòng ban với các chức năng hoạt động riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc.
Mỗi phòng có một trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên.
Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức của công ty.
II/ THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY.
1/ THỰC TRẠNG:
1.1/ Về cơ sở vật chất của công ty:
Công ty cổ phần XNK rau quả I là công ty chuyên sản xuất chế biến rau quả xuất khẩu. Về mặt vị trí địa lí thì vị trí văn phòng được bố trí ở nơi thuận tiện ngay mặt đường, gần khu dân cư, tiện cho việc giao dịch, vận chuyển, tiếp xúc với khách hàng. Hệ thống văn phòng với đầy đủ các phòng ban, giữa các phòng ban đều có phương tiện liên lạc nội bộ (điện thoại, máy tính…) và phương tiện liên lạc với khách hàng riêng, máy tính được nối mạng internet… nên các quyết định đưa ra được thông báo nhanh chóng chính sác giúp cho công việc sản xuất kinh doanh thuận lợi. Nơi sản xuất của công ty được bố trí tại Vĩnh Phúc, có mặt bằng rộng để sản xuất kinh doanh, thuận tiện về điện, nước, vận chuyển… Như vậy vị trí bố trí sản xuất và giao dịch rất thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Công ty còn có hệ thống kho để lưu trữ hàng hoá và những kho không sử dụng đều cho các công ty khác thuê nhằm thu được lợi nhuận. Tuy nhiên công ty chưa có hệ thống kho lạnh vì vậy việc bảo quản sản phẩm là hết sức khó khăn. Vì không có kho lạnh bảo quản nên sản phẩm thu mua về đều phải được đem chế biến hết, nếu không sẻ bị hư hỏng. Trong quá trình sản xuất nếu như có sảy ra sự cố trục trặc kĩ thuật liên quan đến dây chuyền sản xuất làm sản xuất phải ngừng lại thì công ty cũng phải dừng công việc thu mua đầu vào. Vì không có kho lạnh bảo quản sản phẩm thu mua về phải đem chế biến ngay nên không có nguyên liệu dự trữ cho sản xuất khiến nhiều khi sản xuất phải ngừng trệ hay sản xuất cầm chừng không đúng công suất vì không có đủ nguyên liệu do chưa thu gom mua được nguyên liệu làm giảm năng suất, tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
Mặt khác sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và có từng mùa vụ riêng nên khi vào mùa nguyên liệu đầu vào nhiều hay khi có hợp đồng lớn, công ty ngoài việc phải thuê thêm lao động thời vụ để làm những việc đơn giản, còn phải tăng ca sản xuất nhằm đảm bảo cho sản phẩm hay kịp với hợp đồng. Như vậy sản xuất có lúc căng thẳng nhưng có lúc lại nhàn rỗi nên hiệu quả sản xuất là chưa cao.
Công ty đã xây dựng được hệ thống quản lí chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 và hệ thống quản lí an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP vì vậy có thể nói dây chuyền sản xuất của công ty là khá đảm bảo và dây chuyền sản xuất tại Vĩnh Phúc có công suất 1000 tấn sản phẩm/ năm. Hệ thống máy móc mà công ty sử dụng để chế biến sản phẩm bao gồm máy chế biến; máy cắt gọt; thanh trùng; bộ ghép mí; dây chuyền đóng gói…Tuy nhiên dây chuyền sản xuất này nhập khẩu từ nước ngoài đã được láp ráp từ khá lâu, công nghệ đã cũ nên sản phẩm sản xuất ra còn hạn chế về chủng loại và mẫu mã, không đảm bảo công suất, ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của công ty, làm giảm tính cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên hàng năm công ty vẫn tiến hành bảo dưỡng, bổ sung các dây chuyền sản xuất phù hợp để sản xuất kịp với nguyên liệu đầu vào. Công ty có thể bổ sung, điều chỉnh dây chuyền sản xuất để công suất được đảm bảo,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status