Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế



Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động. Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam thành công như ngày hôm nay có sự đóng góp rất to lớn của đội ngũ lao động trong ngành. Hiện nay, số lượng lao động của ngành đạt 45.042 người, một con số không nhỏ. Đội ngũ lao động của ngành ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động sản xuất. Các chương trình đào tạo cho lực lượng lao động của ngành có xu hướng nâng cao về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề nhân lực cho sự phát triển của ngành còn gặp nhiều khó khăn.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tàu hút tới 4.000HP. Khối lượng sản phẩm cũng như doanh thu và tốc độ phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp này không ngừng tăng lên.
Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, tổng sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 1990, tổng sản lượng của ngành đạt 56.360 triệu đồng nhưng đến năm 1999 đã đạt 1.580.000 triệu đồng, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành ngày càng được khẳng định.
2.1.3 Thời kỳ từ năm 2000 đến nay
Đây là những năm đầu tiên của một thế kỷ mới, nó có một ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của ngành cũng như của nền kinh tế quốc gia và trên thế giới. Với chính sách mở cửa nền kinh tế tham gia vào quá trình hội nhập, quyết tâm xây dựng Việt Nam theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng không ngừng cố gắng để góp phần thực hiện thành công mục tiêu ấy.
Ngày 11/11/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1055/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát hành ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đến năm 2010, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực. Từ đây đã mở ra một cơ hội mới cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
Bảng 2.2: Giá trị sản lượng giai đoạn 2000 đến 2006
Đơn vị tính: triệu đồng và %
Năm
Giá trị sản lượng
Tốc độ tăng trưởng
2000
2.111.670
34%
2001
3.037.645
44%
2002
4.650.353
53%
2003
7.079.490
52%
2004
10.273.243
45%
2005
15.025374
46,5%
2006
23.741.000
58%
Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn Vinashin giai đoạn 2001 - 2010
Dựa vào bảng 2.2 ta thấy, trong giai đoạn này ngành luôn có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị tổng sản lượng đạt có sự gia tăng đáng kể. Năm 2000 giá trị tổng sản lượng của ngành đạt 2.111.670 triệu đồng, đến năm 2003 đã tăng lên tới 7.079.490 triệu đồng và đặc biệt năm 2006 là một năm thắng lợi lớn của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam với tổng giá trị sản lượng đạt 23.741.000 triệu đồng. Một thời kỳ phát triển vượt bậc của ngành đã bắt đầu mở ra cho nền kinh tế Việt Nam.
Tuy chỉ với thời gian ngắn, song Tập đoàn Vinashin nói riêng và ngành đóng tàu Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển nhanh chóng với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Sự đa dạng về chủng loại, quy mô về trọng tải của sản phẩm nên đã nhận được nhiều đơn đặt hàng trong nước và nước ngoài như 8 tàu hàng trọng tải 34.000 tấn được đóng để xuất khẩu sang Anh với trị giá 26,5 triệu USD/ Chiếc; 5 tàu chở hàng và hoá chất trọng tải 6.500 tấn xuất khẩu sang Hàn Quốc mỗi chiếc trị giá 11triệu USD; tàu chở hàng trọng tải 8.700 tấn xuất khẩu sang Nhật Bản... Mức tăng trưởng bình quân đạt trên 30%. Hiện nay, phần vốn  trong ngành đóng tàu đang chiếm 30-35% tổng vốn của nước ta nhưng có thể sẽ nhanh chóng nâng lên mức 60% vào năm 2010.
Nguồn: Theo TTXVN ( tin từ www.nld.com.vn)
Biểu đồ Giá trị sản lượng giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn Vinashin giai đoạn 2001 - 2010
Mặc dù Tập đoàn kinh tế Vinashin đã đạt được một số thành công trong thời gian vừa qua song Tập đoàn còn thiếu kinh nghiệm quốc tế, tuy nhiên lại có 2 ưu thế vượt trội so với nhiều công ty đóng tàu khác là giá rẻ và thời gian chuyển giao nhanh. Vì vậy, Vinashin đã thành công trong việc cạnh tranh giành các hợp đồng đóng tàu của các nước châu Á, như Nhật Bản. Năm 2004, Vinashin đã thâm nhập vào thị trường châu Âu với các đơn đặt hàng từ công ty vận tải biển Graig Shipping của Anh để đóng tàu Handymax lớp Diamond có trọng tải 53.000 DWT. Năm 2005, Vinashin đã nhận được các đơn đặt hàng quan trọng, trong đó có hợp đồng đóng các tàu container có sức chở tới 700 TEU cho công ty MPC Marine của Đức.
Chỉ riêng năm 2006, giá trị sản xuất của Tập đoàn đạt gần 23 nghìn tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước. Các công ty đóng tàu Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long,... vừa phải khẩn trương hoàn thành hợp đồng đóng mới 32 tàu vận tải biển có sức chở từ 4.000 đến 20 nghìn tấn cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), vừa tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, chuẩn bị triển khai thực hiện đóng mới 64 tàu cỡ lớn, theo hợp đồng nguyên tắc vừa được ký kết giữa Vinashin và Vinalines ngày 8-2 vừa qua. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2010, Vinashin đóng mới 19 tàu và 45 chiếc trong giai đoạn 2010 - 2015.
Trong chương trình phát triển đội tàu chở dầu thô của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, thời gian tới sẽ có sự góp mặt của những con tàu "Made in Việt Nam" do Vinashin sản xuất, theo hợp đồng được ký ngày 14-2, với ba tàu vận tải chở dầu thô loại AFRMAX, sức chở 105 nghìn tấn. Đây là những con tàu chuyên dùng có sức chở lớn nhất, lần đầu được đóng mới trong nước.
Không chỉ đóng tàu phục vụ nhu cầu vận tải trong nước, năm nay Vinashin cũng tiếp tục triển khai thực hiện các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu, với các xê-ri tàu có sức chở từ 3.000 đến 75 nghìn tấn, tàu dầu 13.500 tấn, tàu chở ô-tô và container cho các chủ tàu Nhật Bản, Đan Mạch, Đức, Anh, Hà Lan, Israel,... Bản thân Vinashin cũng chủ động phát triển đội tàu của riêng mình, với hàng chục tàu chở hàng, tàu dầu, tàu container cỡ lớn,...
Nguồn: www.Vinashin.com.vn
Bí quyết thành công của Vinashin trong thời gian qua là: Tập đoàn Vinashin đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển theo hướng đa ngành, lấy đóng mới và sửa chữa tàu biển làm chính, đồng thời phát triển các ngành nghề khác như vận tải sông-biển, công nghiệp phụ trợ,... theo nguyên tắc là những ngành này hỗ trợ cho ngành chính - đóng tàu. Vinashin vừa sản xuất, vừa tập trung đầu tư, nâng cấp các nhà máy đóng tàu hiện có, như Bạch Đằng, Sông Cấm, Bến Kiền, Sài Gòn, Hạ Long, Nam Triệu,... để đóng được tàu có sức chở từ 20 nghìn đến 70 nghìn tấn, đồng thời xây dựng mới một số cơ sở đóng tàu hiện đại tại Hải Dương, Dung Quất có khả năng sản xuất container và đóng mới tàu từ 100 nghìn đến 250 nghìn tấn và dàn khoan dầu khí. Nhiều khu công nghiệp phụ trợ sản xuất điện, thép đóng tàu, chế tạo lắp ráp động cơ thủy, máy móc thiết bị trên boong, nghi khí hàng hải, nội thất tàu,... được triển khai xây dựng tại Cái Lân (Quảng Ninh), An Hồng (Hải Phòng), Lai Vu (Hải Dương).
Cùng với đầu tư xây mới và nâng cấp các cơ sở sản xuất, Vinashin mạnh dạn thực hiện chiến lược sản phẩm mẫu, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn mang tính đột phá, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý cũng như vị thế của Tập đoàn ở thị trường trong nước và quốc tế. Đối với thị trường trong nước, bằng những bước đi chắc chắn, thuyết phục, Vinashin đã lựa chọn các doanh nghiệp đầu đàn, như Bạch Đằng, Phà Rừng, Hạ Long,... tổ chức sản xuất các xê-ri tàu chở hàng 6.500 tấn, 11.500 tấn, 12.500 tấn, tàu dầu 13.500 tấn, tàu container 564 TEU, 610 TEU và 1016 TEU,... Trong đó có những con tàu được giao cho những đơn vị vận tải biển nhiều kinh nghiệm của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam như Công ty vận tải biển Việt Nam (Vosco), Vận tải biển 3 (Vinaship) sử dụng. Nhưng cũng có loạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status