Xây dựng hệ chương trình quản lý tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Xây dựng hệ chương trình quản lý tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3
1.2 Trung tâm ứng dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ ngân hàng 9
1.3 Tình hình ứng dụng công nghệ trong Techcombank 11
1.4 Tính cấp thiết của đề tài 13
CHƯƠNG II: CƠ SỞ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG HỆ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TIỀN VAY 15
2.1 Tổ chức và thông tin trong tổ chức 15
2.2 Hệ thống thông tin 15
2.2.1 Định nghĩa và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin 15
2.2.2 Phân loại hệ thống thông tin trong một tổ chức 16
2.2.3 Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin 20
2.3 Quy trình xây dựng chương trình cho hệ thống thông tin quản lý 22
2.3.1 các phương pháp thu thập thông tin 22
2.3.2 Mã hóa dữ liệu 24
2.3.3 Các công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin 24
2.4 Lựa chọn công cụ triển khai 27
2.4.1 Những tính năng của visual basic 6.0 27
2.4.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 29
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TIỀN VAY 31
3.1 Tổng quan bài toán quản lý tiền vay 31
3.1.1 Phân tích yêu cầu 31
3.1.2 Quy trình quản lý tiền vay 32
3.2 Sơ đồ luồng thông tin ( IFD ) 34
3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống ( DFD) 39
3.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý tiền vay 41
3.4.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu dựa vào các thông tin đầu ra 41
3.4.2 Tạo lập các bảng cơ sở dữ liệu của chương trình 46
3.5 Thiết kế giải thuật 54
3.6 Thiết kế giao diện 59
KẾT LUẬN 75
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - cánh cửa kinh tế Việt Nam đã rộng mở cho sự phát triển hợp tác quốc tế. Như một xu thế tất yếu, ngành tài chính ngân hàng buộc phải phát triển mạnh hơn nữa, cả về số lượng và chất. Khi hội nhập, các khách hàng của hệ thống ngân hàng cũng như bản thân các ngân hàng sẽ được hưởng nhiều cơ hội nhưng thực tế, không ít khó khăn đang chờ đợi ở phía trước vì năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu, đặc biệt là vốn, nhân lực, công nghệ, quản lý và điều hành, dịch vụ ngân hàng và thị trường. Bên cạnh đó, sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng thương mại còn cùng kiệt nàn, đơn điệu, rườm rà thủ tục, chất lượng dịch vụ thấp. Trên thực tế, các dịch vụ phi tín dụng của ta còn yếu; môi trường kinh doanh tín dụng còn nhiều rủi ro, rủi ro tín dụng và thanh khoản của các tổ chức tín dụng lớn. Một loạt các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ngân hàng điện tử, môi giới kinh doanh, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn... mới chỉ bắt đầu hay đang trong giai đoạn thử nghiệm. Đặc biệt, yếu tố công nghệ ngân hàng rất lạc hậu, chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, hệ thống thanh toán nội bộ yếu, hệ thống kiểm tra, kiểm toán chưa có hiệu quả, chưa thiết lập được hệ thống quản lý tập trung và hệ thống kế toán- quản lý tài chính phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Điều đáng lo là, hệ thống kế toán còn thiếu minh bạch và không xác định được chính xác tình trạng chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, mối lo về khả năng các ngân hàng nước ngoài sẽ nắm quyền kiểm soát các tổ chức tín dụng bằng cách "hè" nhau mua cổ phần, hùn vốn đầu tư hay liên kết kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng của Việt Nam sẽ bị phá sản do cạnh tranh yếu hay không kiểm soát được toàn bộ rủi ro là một thách thức lớn.
Techcombank là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt Nam với việc đã nối mạng trực tuyến toàn hệ thống với phần mềm Globus. Globus là một hệ thống tin học được sử dụng cho hạch toán, quản trị ngân hàng một cách toàn diện nó có rất nhiều các chức năng ưu việt tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam sẽ gặp những khó khăn do quy trình gia hạn tương đối phức tạp, việc điều chỉnh lãi suất diễn ra khá thường xuyên. Các tiêu chí phân loại hợp đồng để làm căn cứ tính lãi suất ở Việt Nam cũng thay đổi một cách linh hoạt theo chính sách tài khóa của Ngân hàng Nhà nước.
Nhận thức được vấn đề trên, cùng với những định hướng của Thầy Nguyễn Văn Thư em đã lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ chương trình quản lý tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam”.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG HỆ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TIỀN VAY
2.1 Tổ chức và thông tin trong tổ chức
Tổ chức là một hệ thống được tạo ra từ các cá thể để làm dễ dàng việc đạt mục tiêu bằng hợp tác và phân công lao động.
Chủ thể quản lý thu nhận thông tin từ môi trường và từ chính đối tượng quản lý của mình mà xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, bố trí cán bộ, chỉ huy, kiểm tra và kiểm soát sự hoạt dộng của toàn bộ tổ chức. Kết quả lao động của cán bộ quản lý chủ yếu là các quyết định tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Có thể nói thông tin vừa là nguyên liệu đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống quản lý. Thông tin là thể nền của quản lý cũng giống như năng lượng là thể nền của mọi hoạt động. Không có thông tin thì không có hoạt động quản lý đích thực.
Thông tin và lao động thông tin đang chiếm tỷ trọng lớn và có tầm quan trọng lớn, vì vậy mục tiêu giảm chi phí, tăng hiệu quả trong lĩnh vực thông tin đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
2.2 Hệ thống thông tin
2.2.1 Định nghĩa và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… thực hiên hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường.
Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hay không tin học. Đầu vào (inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn (source) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hay cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu (Storage).
Nguồn
Đích
Thu thập
Xử lý và lưu giữ
Kho dữ liệu
Phân phát
Như hình trên minh họa, mọi hệ thống thông tin có bốn bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý dữ liệu, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra.
2.2.2 Phân loại hệ thống thông tin trong một tổ chức
Có hai cách phân loại các hệ thống thông tin trong các tổ chức hay được dùng. Một cách lấy mục đích phục vụ của thông tin đầu ra để phân loại và một cách lấy nghiệp vụ mà nó phục vụ làm cơ sở để phân loại.
a. Phân theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra
Mặc dù rằng các hệ thống thường sử dụng các công nghệ khác nhau nhưng chúng phân biệt nhau trước hết bởi loại hoạt động mà chúng trợ giúp. Theo cách này có năm loại: hệ thống xử lý giao dịch, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống trợ giúp ra quyết định, hệ chuyên gia và hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh.
- Hệ thống thông tin xử lý giao dịch TPS (transaction processing system).
Như chính tên của chúng đã nói rõ các hệ thống xử lý giao dịch xử lý các dữ liệu từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hay với khách hàng, với nhà cung cấp, những người cho vay hay với nhân viên của nó. Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thể hiện những giao dịch đó. Các hệ thống xử lý giao dịch có nhiệm vụ tập hợp tất cả các dữ liệu cho phép theo dõi các hoạt động của tổ chức. Chúng trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp.
Cấu trúc:
Vào
- Từ các giao dịch
Chương trình
- Nhập
- Sửa đổi
- Tìm kiếm
- Sắp xếp
- Báo cáo
Ra
- Báo cáo đơn giản
- Người tìm kiếm
- Thông tin phản hồi cho người sử dụng.
CSDL xử lý giao dịch
- Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System).
Là những hệ thống trợ giúp các họat động quản lý của tổ chức, các họat động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hay lập kế hoạch chiến lược. chúng dựa chủ yếu vào các cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. Nói chung chúng tạo ra các báo cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ hay theo yêu cầu. Các báo cáo này tóm lược tình hình về một mặt đặc biệt nào đó của tổ chức. Các báo cáo này thường có tính so sánh, chúng làm tương phản tình hình hiện tại với một tình hình đã được dự kiến trước, tình hình hiện tại với một dự báo, các dữ liệu hiện thời của cá doanh nghiệp trong cùng một ngành công nhiệp, dữ liệu hiện thời và các dữ liệu lịch sử. Vì các hệ thống thông tin quản lý phần lớn dựa vào cá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status