Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 2
I.Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 2
1. Sự cần thiết của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. 2
2.Tác dụng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 6
II. Nội dung của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 9
1. Một số khái niệm. 9
2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 11
2.1. Đối tượng, phạm vi bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 11
2.1.1. Đối tượng bảo hiểm 11
2.1.2. Phạm vi bảo hiểm 12
2.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 18
2.2.1. Giá trị bảo hiểm 18
2.2.2. Số tiền bảo hiểm 18
2.3. Phí bảo hiểm. 20
3. Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 23
4. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 25
III. Quy trình triển khai nghiệp vụ 27
1. Khai thác. 27
2.Đề phòng và hạn chế tổn thất. 27
3. Giám định và bồi thường. 28
 
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 29
I. Khái quát chung về công ty 29
1. Quá trình hình thành và phát triển. 29
3. Cơ cấu tổ chức 33
3. Danh mục sản phẩm bảo hiểm. 35
4. Kết quả kinh doanh bảo hiểm 37
4.1. Kết quả chung. 37
4.2.Một số kết quả cụ thể: 39
4.3.Đánh giá chung 41
II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. 43
1. Những thuận lợi, khó khăn. 43
1.1.Thuận lợi. 43
1.2.Khó khăn. 44
2. Công tác khai thác bảo hiểm. 48
2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm. 48
2.1.1.Tiếp cận khách hàng 48
2.1.2 Đánh giá các yếu tố liên quan đến việc xác định phí. 49
2.1.3. Chào phí bảo hiểm và hoàn thiện hồ sơ 53
2.1.4 Hồ sơ hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn 54
2.2.Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 56
2.2.1.Doanh thu, số tiền bảo hiểm, số lượng hợp đồng phát hành. 56
 
2.2.2.Chi phí khai thác 57
2.2.3.Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 58
2.2.4.Công tác giám định bồi thường. 59
2.2.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh. 59
CHƯƠNG III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 61
I. Định hướng phát triển. 61
II. Kiến nghị. 62
1.Nâng cao chất lượng công tác khai thác 62
2. Đẩy mạnh công tác đề phòng hạn chế rủi ro và tổn thất 64
3.Giảm thiểu chi phí của nghiệp vụ. 65
4.Thực hiện việc giữ khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. 65
5.Mở rộng mạng lưới đại lý, cộng tác viên. 66
6. Tuyên truyền, quảng bá về công ty, về nghiệp vụ 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g
Trong nghiệp vụ này, còn áp dụng các mức miễn thường. Tuỳ theo từng loại tài sản được bảo hiểm mà mức miễn thường được quy định khác nhau. Thông thường trong bảo hiểm cháy áp dụng mức miễn thường có khấu trừ tối thiểu 2% số tiền bảo hiểm nhưng không dưới 100USD trên mỗi vụ tổn thất và tối đa không quá 2000 USD trên mỗi vụ tổn thất. Đây là mức miễn thường bắt buộc không được giảm phí. Nếu người tham gia bảo hiểm muốn lựa chọn mức miễn thường cao hơn để được giảm phí thì sẽ có thoả thuận riêng về mức miễn thường và tỷ lệ giảm phí.
Thời gian nộp phí tuỳ theo sự thoả thuận giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thực hiện các hình thức đóng phí bảo hiểm khác nhau như đóng một lần hay đóng nhiều lần. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, thường áp dụng hình thức đóng một lần.
3. Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm hoả hoạn thuộc loại hình bảo hiểm tài sản nên cũng mang đặc điểm chung của nhóm như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền hợp pháp…Rủi ro được bảo hiểm ở đây là hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nên nghiệp vụ vẫn có những đặc điểm riêng:
Đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn thường là các công trình, xí nghiệp. Giá trị tài sản của các đối tượng này rất lớn, nên số tiền bảo hiểm thường rất lớn, khi rủi ro bảo hiểm xảy ra tổn thất thường rất lớn đôi khi mang tính thảm hoạ. Điều này đòi hỏi các công ty luôn thực hiện việc tái bảo hiểm như là một cách để phân tán rủi ro, và để đảm bảo cho quỹ tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong nghiệp vụ này, các công ty cũng phải đặc biệt quan tâm tới nguồn tài chính dự trữ dự phòng. Tuy có thể xác định khá chính xác phí bảo hiểm nhưng do các vụ cháy xảy ra không mang tính quy luật nên biên độ tổn thất dao động của nghiệp vụ là rất lớn, hậu quả không lường trước được.Do vậy, việc duy trì và đảm bảo an toàn cho quỹ dự phòng dao động lớn là rất quan trọng.
Trong hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn có mang tính chất kỹ thuật rất phức tạp. Vì đối tượng tham gia bảo hiểm thường là các tài sản như: máy móc, nguyên vật liệu, hàng hoá…và các công trình kiến trúc như nhà máy, sân vận động, bệnh viện..v..v nên quy trình triển khai sẽ liên quan nhiều đến các yếu tố kỹ thuật. Đặc điểm này thể hiện rõ trong từng khâu của nghiệp vụ: xác định giá trị bảo hiểm, phân chia đơn vị rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất, xác định nguyên nhân cháy, xác định giá trị thiệt hại.
Phí bảo hiểm hoả hoạn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tăng giảm rủi ro. Đây là loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản và rủi ro là rủi ro hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, do vậy các yếu tố như: kết cấu của loại tài sản như vật liệu xây dựng lắp đặt, vật liệu làm bao bì, chất lượng tài sản, cách thức khu vực bố trí tài sản, các phương tiện phòng cháy chữa cháy v..v. ảnh hưởng rất lớn đến phí bảo hiểm. Nếu khả năng xảy ra rủi ro càng ít thì cả người được bảo hiểm sẽ phải đóng phí thấp, các nhà bảo hiểm ít có khả năng phải bồi thường.
Khi tổn thất xảy ra khâu giám định của nghiệp vụ này cũng rất khó khăn và phức tạp vì cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu công tác giám định thực hiện không tốt thì không thể xác định chính xác số tiền bảo hiểm phải bồi thường và dễ phát sinh kiện cáo, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy mà các giám định viên của công ty phải được đào tạo bải bản và có nhiều kinh nghiệm
Như vậy, trong quá trình triển khai nghiệp vụ, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đặc biệt chú ý đến những đặc điểm trên. Nhà bảo hiểm phải thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các đơn vị khác để phối hợp thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất, cũng như tiến hành giám định hiện trường chính xác, giải quyết nhanh chóng các khiếu nại đòi bồi thường. Điều này mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cũng như công sức trong suốt quá trình bảo hiểm
4. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn là một bản cam kết giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên đối với dịch vụ bảo hiểm hoả hoạn. Một hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Tên và địa chỉ người yêu cầu
Ngành nghề kinh doanh
Những rủi ro yêu cầu bảo hiểm
Địa điểm được bảo hiểm
Tài sản được bảo hiểm ( làm theo danh mục tài sản)
Tổng giá trị tài sản theo danh mục
Số tiền bảo hiểm
Điều khoản mở rộng
Phí bảo hiểm
Yêu cầu giảm phí
Phí phải nộp
Hình thức thanh toán phí
Mức miễn thường
Thời hạn bảo hiểm
Trong bảo hiểm hoả hoạn có thể sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm thay cho hợp đồng bảo hiểm . Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng nhận về hợp đồng, là cơ sở đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho một hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
Về thời hạn hợp đồng : thời hạn bảo hiểm thường là một năm, có thể ngắn hơn hay dài hơn cũng có thể là một năm nhưng quy định đóng phí nhiều lần nên hợp đồng chỉ có hiệu lực khi trong những giai đoạn đó phí bảo hiểm được đóng. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm người tham gia bảo hiểm có thể tiếp tục đóng phí bảo hiểm và yêu cầu công ty bảo hiểm tiến hành tái tục. Trong thời hạn bảo hiểm, nếu tài sản được bảo hiểm bị di chuyển ra ngoài khu vực được bảo hiểm hay không còn thuộc quyền sở hữu của người được bảo hiểm thi hợp đồng bảo hiểm sẽ mất hiệu lực.
Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn sẽ bị huỷ bỏ trong các trường hợp sau đây:
Một trong hai bên thông báo trước 30 ngày bằng văn bản cho bên kia về việc huỷ bỏ bảo hiểm.
Có những thay đổi làm tăng mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, trừ khi những thay đổi đó được công ty bảo hiểm chấp nhận bằng văn bản.
Thay đổi quyền sở hữu hay quyền quản lý đối với toàn bộ tài sản được bảo hiểm .
Hiệu lực của hợp đồng được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Thường thì hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu khi người tham gia bảo hiểm nộp khoản phí lần đầu tiên và kết thúc vào 16 giờ ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm. Tuỳ theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm mà hợp đồng có thể có thời hạn 1 năm hay ngắn hơn ( tháng, quý) phí đóng 1 lần hay nhiều lần…
III. Quy trình triển khai nghiệp vụ
1. Khai thác.
Đây là khâu quan trọng nhất của một quá trình bảo hiểm vì nó trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Mục đích của khâu này là tìm được khách hàng và thuyết phục họ ký hợp đồng. Để làm được thì khai thác viên bảo hiểm phải chủ động, tích cực tìm đến khách hàng. Bằng sự khéo léo mềm mỏng, mang hiểu biết về nghiệp vụ để giải thích cho khách hàng về những lợi ích khi tham gia bảo hiểm, giải đáp những thắc mắc về sản phẩm, về các quy tắc cũng n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status