Giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Tổng công ty cổ phẩn bảo hiểm Bảo Minh - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Tổng công ty cổ phẩn bảo hiểm Bảo Minh



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM .3
I.Những vấn đề chung về thương hiệu 3
II.Thương hiệu trong kinh doanh bảo hiểm .21
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA BẢO MINH .27
I.Sơ lược về Bảo Minh .27
1.Lịch sử truyền thống .27
2.Những thuận lợi và khó khăn .28
2.1.Thuận lợi .28
2.1.Khó khăn .30
3.Thực trạng hoạt động kinh doanh .31
3.1.Phát triển kênh phân phối .31
3.2.Đẩy mạnh hoạt động đầu tư . 32
3.3.Công tác giám định và bồi thường . 33
3.4.Các nghiệp vụ .33
3.5. Doanh thu và lợi nhuận . .35
II.Thực trạng thương hiệu của Bảo Minh .36
1.Hoạt động quảng cáo .36
2.Quan hệ công chúng .38
3.Đẩy mạnh hoạt động tài chính và hợp tác .40
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA BẢO MINH .41
I.Kế hoạch phát triển kinh doanh .41
1.Tầm nhìn chiến lược .41
2.Tôn chỉ hành động .41
3.Mục tiêu chiến lược 41
4.Chiến lược trên các lĩnh vực cụ thể .42
4.1. Sản phẩm .42
4.2.Dịch vụ khách hàng .42
4.3.Thị trường . .43
4.4.Hệ thống kênh phân phối . 44
4.5.Mô hình tổ chức . .44
4.6.Công tác cán bộ và nguồn nhân lực .45
4.7.Công nghệ thông tin .45
4.8.Hoạt động đầu tư tài chính . .46
4.9.Phát triển cơ sở vật chất .47
4.10.Quan hệ cộng đồng .47
II.Giải phát triển thương hiệu 47
1.Tăng cường khả năng tài chính .47
2.Chú trọng đầu tư sản phẩm 48
3.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo .49
4.Tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng 49
5.Chiến lược đào tạo phát triển con người 50
KẾT LUẬN .52
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cụ thể cho đối tượng: người tiêu dùng sẽ cảm nhận thấy ngay lợi ích mà doanh nghiệp mang lại thông qua hoạt động quan hệ công chúng. ở nước ta trong những năm gần đây đã có một số doanh nghiệp sử dụng PR như là một công cụ quan trọng tiếp thị và phát triển thương hiệu. có thể lấy các ví dụ như chương trình “Đèn đom đóm” của sữa cô gái Hà Lan; bia Tiger với tài trợ cho chương trình phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh; Bitis vơi chương trình quà tặng, giảm giá hàng cho học sinh các trường tiểu học, Lego với chương trình lì xì năm mới cho học sinh tiểu học… Đó là những hoạt động hết sức thiết thực đối với người tiêu dùng, để lại ấn tượng rất đẹp. Chính bởi sự thân thiện, sự gẩn gũi mà chương trình mang lại nó làm ấm lòng người, và nó cũng làm ấm dần cảm nhận tốt đẹp của người dân về thương hiệu đó.
Chi phí cho PR thấp: sẽ không thể chỗi được khi nói rằng quảng cáo có chi phí cao hơn rất nhiều so với hoạt động quan hệ công chúng. Nắm bắt được lợi thế này, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã áp dụng rất thành công. Nếu so sánh chi phí để được mấy phút quảng cáo trên tivi hay phát sóng trên đài so với chi phí cho một bài trên báo chí thì chi phí dành cho quảng cáo trên tivi lớn hơn gấp nhiều lần.
5.2.3. Các công cụ quan hệ công chúng
PR là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu, nhằm trực tiếp vào đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn nhằm thiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, chính quyền, tài chính, địa phương, người trung gian, nhà phân phối, nhà cung cấp, cộng đồng… để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu. Các công cụ mà doanh nghiệp sử dụng trong quan hệ công chúng là:
Marketing sự kiện và tài trợ: tham gia tổ chức các sự kiện cụ thể như khai trương, động thổ, khánh thành, các lễ kỷ niệm… Đây cũng sẽ là dịp tót để khách hàng biết nhiều hơn về doanh nghiệp, hàng hóa và hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tạo niềm tin và lòng tự hào cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, góp phần củng cố mối quan hế giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và gia tăng khả năng tuyên tryền từ chính những nhân viên trong doanh nghiệp. Tham gia các sự kiện, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các chương trình quảng cáo, tuyên truyền. Cũng cần lưu ý rằng sự tham gia tràn lan các sự kiện thường làm cho doanh nghiệp phải chi phí quá nhiều, khi ấn tượng về thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị xem nhẹ. Nên chọn lọc các sự kiện có liên quan và gắn bó với thương hiệu, cần tuyên truyền và cần có sự đầu tư thích đáng khi tham gia nhằm tạo sự chú ý của công chúng.
Các hoạt động cộng đồng: Các hoạt động tài trợ và từ thiện cần trước hết xuất phát từ mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng. Các chương trình cho hoạt động này cần thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và không quá lạm dụng quảng cáo vì rất có thể sẽ tạo ra tác dụng ngược, gây khó chịu cho đối tượng được tuyên truyền. Hoạt động tài trợ cộng đồng và từ thiện thường được sử dụng trong quá trình quảng bá thương hiệu, bởi trong trường hợp này hình ảnh về một doanh nghiệp dễ được chấp nhận hơn là hình ảnh về một hàng hóa cụ thể. Việc quảng bá thương hiệu trong hoạt động từ thiện dễ làm cho đối tượng được tài trợ và tuyên truyền có cách nhìn sai lệch về ý đồ cũng như thiện chí của doanh nghiệp.
Tham gia hội chợ triển lãm: đây là hình thức nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu. Hình thức này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho các hoạt động hậu cần trước khi bước vào cuộc hội chợ hay triển lãm. Gian hàng hội chợ chỉ cung cấp một giao diện thương hiệu thân thiện về hình ảnh của công ty. tham gia hội chợ cũng là một cơ hội để gặp gỡ các đối tác đến thăm quan hội chợ đang có nhu cầu tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đồng thời có thể nhận biết các đối thủ cạnh tranh và học hỏi về thiết kế các sản phẩm mang đặc tính khác biệt.
Các ấn phẩm của công ty: Đây là nét riêng của từng doanh nghiệp và không phải doanh nghiệp nào cũng có ấn phẩm của riêng mình. Có thể là các ấn phẩm nội bộ mà cũng có thể là những trang quảng bá trên một số ấn phẩm của các cơ quan, đơn vị khác. Đó có thể là những phong bì, những túi sách, những giấy có tiêu đề, cặp đựng tài liệu, tập sách mỏng để giới thiệu, tờ rơi, tờ gấp, chính sách công ty… Tất cả những thông tin đều ít nhiều tạo lên trong tâm trí khách hàng cái tên của doanh nghiệp.
Phim ảnh: có thể đó là những bộ phim nói về chính công ty nhằm thể hiện những nỗ lực của quá trình làm thương hiệu. Và nó nhằm gây tác động đến những cá nhân trong công ty trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Đó cũng có thể là các công ty tìm mua bản quyền của một số phim ảnh, đặc biệt là các phim truyền hình nhiều tập và tài trợ cho việc phát hành bộ phim này trên truyền hình. Điều này khá tốn kém và đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực về tài chính. Do đó, phổ biến vẫn là những phim nói về công ty để giới thiệu với công chúng về hình ảnh thương hiệu và con người công ty, từ đó nói lên được văn hóa của công ty và triết lý thương hiệu mà nó cố gắng theo đuổi.
II. Thương hiệu trong kinh doanh bảo hiểm.
1.Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm
1.1.Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ.
1.1.1.Tính vô hình:
Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm mà khách hàng không thể chỉ ra được màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm. Mặc dù khi mua họ nhận được các yếu tố hữu hình đó là giấy tờ trên đó in biểu tượng của doanh nghiệp, in tên gọi sản phẩm, in những nội dung thỏa thuận. Người mua không thể cảm nhận được sản phẩm bảo hiểm thông qua các giác quan của mình như những sản phẩm vật chất khác. Đó chính là tính vô hình của sản phẩm bảo hiểm. Chính tính vô hình này gây khó khăn trong việc giới thiệu, chào bán sản phẩm. Khi mua sản phẩm bảo hiểm người mua chỉ nhận được những lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi ro.
1.1.2.Tính không thể tách rời và không thể cất trữ:
Tính không thể tách rời thể hiện ở điểm việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trùng với việc tiêu dùng sản phẩm đó. Hay nói cách khác quá trình cung ứng sản phẩm và quá trình tiêu thụ sản phẩm là một thể thống nhất. Tính không thể cất trữ được thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ bảo hiểm vào một thời điểm nào đó sẽ không thể cất trữ vào trong kho dự trữ để sử dụng vào một thời điểm khác trong tương lai. Điều này không thể xảy ra với sản phẩm hữu hình. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải chú trọng đến thời gian dành cho bán hàng cá nhân và cần nâng cao năng lực của các bộ phận cung cấp dịch vụ.
1.1.3.Tính không đồng nhất:
Thể hiện ở chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, các yếu tố xung quanh. Ngoài ra giữa các cá nhân khác nhau, chất lượng phục vụ cũng khác nhau. Dù cùng được đào tạo bài bản và cùng một công ty đào tạo nhưng dịch vụ họ thực hiện không phải lúc nào cũng nhất quá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status