Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay tại tỉnh Bắc Ninh - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay tại tỉnh Bắc Ninh



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 3
I. Lao động và vai trò của lao động 3
1. Khái niệm về nguồn lao động 3
2. Lao động nông nghiệp nông thôn 3
3. Vai trò của lao động trong sản xuất 4
4. Đặc điểm của lao động nông nghiệp nông thôn 4
II. Lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp 5
1. Lao động sản xuất nông nghiệp 5
2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 5
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động nông nghiệp nông thôn 7
1. Cung, cầu lao động nông nghiệp nông thôn 7
2. Các chính sách về lao động nông nghiệp nông thôn 9
3. Các yếu tố khách quan. 14
4. Tác động của CNH – HĐH đến lao động nông nghiệp nông thôn 15
IV. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu lao động nông nghiệp nông thôn 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HIỆN NAY TẠI TỈNH BẮC NINH 18
I. Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh 18
1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng 18
2. Dân số và nguồn lao động 19
II. Các chính sách của nhà nước và lãnh đạo tỉnh về lao động nông nghiệp nông thôn 20
1. Chính sách đất đai của Bắc Ninh 20
2. Chính sách hỗ trợ vốn và công nghệ 23
3. Chính sách hỗ trợ thi trường đầu ra 25
4. Chính sách khuyến khích phát triển các loại hình ngành nghề nông nghiệp nông thôn 26
5. Chính sách đào tạo nghề 28
6. Chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp 30
III. Định hướng của nhà nước và địa phương về vấn đề lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay 32
1. Định hướng về quy hoạch sử dụng đất đai 32
2. Định hướng về giải quyết việc làm và lao động. 33
3. Định hướng về các chương trình hỗ trợ và khuyến khích sản xuất 33
IV. Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn tại tỉnh từ 2000 đến nay 34
1. Thực trạng nguồn lao động của tỉnh 34
1.1. Số lượng và chất lượng của lao động nông nghiệp nông thôn từ 2000 đến nay 34
1.2 Đóng góp của lao động vào tăng trưởng và phát triển kinh tế trong tỉnh. 39
2. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn 43
3. Tình hình thu nhập và việc làm của người lao động và của các hộ sản xuất nông nghiệp 50
4. Các chương trình tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh đã làm được và vẫn còn chưa hiệu quả 52
5. Bản thân người lao động nông nghiệp nông thôn cũng có trình độ ngày càng tăng lên, nhưng tốc độ và tỷ lệ lao động có trình độ tăng lên rất chậm. 53
6. Tác động của các nhân tố khách quan 54
7. Tác động của quá trình CNH – HĐH của tỉnh 54
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI 56
1. Giải pháp về chính sách của nhà nước 56
2. Giải pháp cho các doanh nghiệp về xúc tiến việc làm, công tác tuyển dụng lao động nông nghiệp nông thôn vào sản xuất 58
3. Giải pháp cho bản thân người lao động 60
4. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động 62
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 66
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hỗ trợ 50% giá giống cho một lần đầu. Cùng với việc tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi từ nhiều nguồn tài chính, tỉnh cấp miễn phí các loại vắc xin cho nhu cầu phòng trừ dịch bệnh. Tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng chuồng trại chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư với những dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt có quy mô diện tích từ 2ha và 10 hộ chăn nuôi trở lên.
Chương trình phòng chống dịch gia súc gia cầm, ngày càng được chú trọng. Trong những năm gần đây các chương trình phòng chống dịch gia súc gia cầm chủ yếu là tập trung vào các chương trình phòng chống bệnh lở mồm long móng ở gia súc và dịch cúm ở gia cầm, bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn… Hiện nay chương trình phòng chống dịch đã ngày càng được chú trọng vì dịch bệnh nếu xảy ra sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của các hộ chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng và nhân dân sống trong vùng dịch.
Chương trình bảo vệ thực vật, thực hiện các chương trình: Phòng trừ dịch hại tổng hợp, tập huấn dịch hại sâu bệnh, khảo sát thực nghiệm bệnh hại cây trồng, thanh tra quản lý thuốc và kiểm dịch. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thú y… và phổ biến chế độ và các pháp lệnh về chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi.
Về thủy sản: Đối với việc chuyển dịch vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, tỉnh khuyến khích các địa phương chuyển những vùng gieo cấy lúa hiệu quả thấp sang quy hoạch, phát triển các mô hình kinh tế trang trại và nếu có các dự án khả thi, các đối tượng sẽ được hưởng các mức 100% kinh phí cho điều tra, khảo sát, thiết kế, quy hoạch, hỗ trợ 100% kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 100% kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu cống, trạm bơm cục bộ, đường điện, trạm điện. Các hộ dân có diện tích sử dụng trong vùng dự án từ 2000 mét vuông trở lên được chính quyền cơ sở cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu cống, trạm bơm cục bộ. đường điện, trạm điện. Các hộ dân có diện tích sử dụng trong vùng dự án từ 2000 mét vuông trở lên được chính quyền cơ sở cho phép xây dựng nhà bảo vệ không kiên cố trên diện tích được giao và được tỉnh hỗ trợ toàn bộ lệ phí chuyển đổi ruộng đất. Khi xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, các tổ chức và cá nhân được ngân sách tỉnh hỗ trợ giá giống với mức như hỗ trợ giá giống đối với các loại cây trồng mới, cây trồng có giá trị cao. Ngoài ra, tỉnh còn có các chính sách ưu đãi, khuyến khích các hoạt động thu mua, tiêu thụ nông sản, thực phẩm, hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng, trợ giá chênh lệch trong những thời điểm hàng hóa trên thị trường biến động mà giá mua thấp hơn với giá khi kí kết hợp đồng… để tạo điều kiện cho các đối tượng thu mua giúp dân yên tâm, phát triển sản xuất.
Tỉnh cũng có các khoản chi tiêu dành cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, kiểm soát dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, tư vấn sản xuất nông nghiệp…
Chính sách hỗ trợ thi trường đầu ra
Nhằm hỗ trợ thị trường đầu ra cho nông dân, lúc được mùa nhà nước cũng có những chương trình thu mua nông sản cho nông dân khi được mùa tránh trường hợp giá nông sản bị quá hạ thấp số nông sản này sẽ được đưa vào quỹ dự trữ lương thực quốc gia, và bán các nông sản này ra thị trường khi nông dân mất mùa. Các kho lạnh lớn được hình thành để giữ cho nông sản đảm bảo chất lượng của nông sản. Các ưu đãi và khuyến khích các hoạt động tiêu thụ nông sản thực phẩm mà tỉnh thực hiện: Các đơn vị kinh tế và cá nhân có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các HTX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương hướng ứng trước vốn, nếu thực hiện đúng hợp đồng, sẽ được hỗ trợ như sau: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay để ứng trước theo hợp đồng ( thời gian tính bằng thời gian hợp đồng ứng trước vốn theo chu kỳ sản xuất của cây, con nhưng tối đa không quá 6 tháng cho 1 lần).
Trong trường hợp giá nông sản, thực phẩm trên thị trường tại thời điểm mua thấp hơn so với giá khi ký hợp đồng, thì ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% phần chênh lệch giá giữa giá khi ký hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm mua.
Tuy nhiên, thực tế thì chính sách này của tỉnh vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Ở các chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản thì người được hưởng lợi chủ yếu lại không phải là người nông dân. Khi các doanh nghiệp phá hợp đồng hay thôi không ký hợp đồng thì người nông dân lại không có định hướng trong sản xuất.
Mở rộng giao lưu với khu vực khác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp. Nhờ vị trí địa lý của Bắc Ninh thuận lợi nên việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dễ dàng hơn. Bắc Ninh là tỉnh gần thủ đô Hà Nội nhất, vì vậy các sản phẩm nông sản, thực phẩm có thể vận chuyển dễ dàng và đến tiêu thụ tại Hà Nội. Nhưng hiện nay thị trường tiêu thụ lớn này vẫn chưa được khai thác thực sự hiệu quả.Vẫn còn tình trạng khi nông dân được mùa thì rớt giá và có khi thua lỗ, còn khi mất mùa thì không đủ lượng nông sản và thực phẩm. Điều này cũng là do kế hoạch sản xuất của người nông dân không phù hợp. Khi mất mùa thì giá nông sản thực phẩm tăng cao, nên sau đó họ lại tập trung vào sản xuất cùng loại nông sản, thực phẩm đó mà chưa nghĩ đến đầu ra, chưa nghĩ đến đối tượng cạnh tranh của mình. Dẫn đến khi được thu hoạch các nông sản, thực phẩm thì số lượng nông sản lại rất nhiều mà hầu hết các nông sản đó chưa thể tiêu thụ được hết ngay, chúng lại là thực phẩm nhanh hỏng. Và khi được mùa như vậy giá nông sản lại giảm có khi người nông dân không có lãi hay không đủ vốn. Vì vậy trong chính sách hỗ trợ thị trường đầu ra của nhà nước và chính quyền địa phương cần gắn với các chương trình tư vấn cho bà con nông dân về sản xuất và cơ cấu cây trồng hay vật nuôi… để tránh tình trạng sản xuất không có kế hoạch dẫn đến không hiệu quả và thua lỗ.
Sở dĩ thị trường Hà nội chưa được tỉnh khai thác hiệu quả là: bên cạnh Bắc Ninh có biên giới giáp Hà Nội thì cũng có một số tỉnh khác ở gần Hà nội và cũng thuộc Đồng bằng Sông Hồng, có những đặc điểm và địa lý, khí hậu, nguồn nước, đất đai… giống với Bắc Ninh. Vì vậy sản xuất nông nghiệp của tỉnh chịu sự cạnh tranh của các tỉnh này.
Chính sách khuyến khích phát triển các loại hình ngành nghề nông nghiệp nông thôn
- Kinh tế trang trại ở tỉnh cũng được khuyến khích phát triển.
Kinh tế trang trại của tỉnh cũng có lich sử phát triển từ lâu đời, song sự phát triển đó vẫn mang tính tự phát, và mô hình kinh tế trang trại chủ yếu của tỉnh là mô hình VAC ( vườn – ao – chuồng). Mô hình kinh tế trang trại ở các vùng chủ yếu là những mô hình phát triển không có quy hoạch, mang tính tự phát và sản xuất kinh doanh ở từng trang trại vẫn còn mang nặng dấu ấn của nền kinh tế tự cung, tự cấp, chưa thể hiện được rõ nét của mô hình sản xuất nông sản hàng hóa.
Vì vậy cấp...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status