Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Phần I: Đặt vấn đề

Chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm, đất nước ta đang đổi mới từng ngày, nhân dân ta đang sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và chúng ta không thể quên được người đã tìm ra con đường để nhân dân ta có được cuộc sống ngày hôm nay. Đúng vậy, cả cuộc đời Hồ Chí Minh đã dành cho nhân dân, cho đất nước, cho sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại cần lao, thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Khác với các con đường cứu nước trước đó độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa phong kiến của ông cha ta hay với chủ nghĩa tư bản, con đường cứu nước của Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, sau khi giành được độc lập cần xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, như Người đã từng nói: “nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một vấn đề cần thiết của những chủ nhân tương lai đất nước như chúng ta.


Phần II: Giải quyết vấn đề

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.Cơ sở lý luận
Một là, trước khi đến với chủ nghĩa Mác_Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm, tìm hiểu những tư tưởng dân chủ tư sản Pháp và Mĩ: Các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái đã tác động mạnh đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính người đã từng nói: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tui được nghe những từ tự do, bình đẳng, bác ái… thế là tui muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu sau những từ ấy”.
Hồ Chí Minh đã từng nhắc đến bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ (1776) và bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp (1791) về quyền bình đẳng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp cũng chỉ rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Hai là, Tư tưởng tiểu tư sản như chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
Ba là, chủ nghĩa Mác_Lênin là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận của Hồ Chí Minh. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mac_Lênin, Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hoá những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưỏng, văn hoá nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình.
2.Cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, xuất phát từ điều kiện thực tế của Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản được dấy lên nhưng đều bị thất bại. Dan tộc Việt Nam đứng trước tình trạng, khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước.
Thứ hai, xuất phát từ quá trình bôn ba tìm đường cứu nước (1911 – 19920) qua nhiều châu lục, nghiên cứu một cách sâu sắc xã hội tư bản, xã hội thuộc địa, nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như cuộc cách mạng tư sản Mỹ, cách mạng tư sản Pháp (1971), nhất là những năm lăn lộn trong phong trào lao động ở Pháp và hoạt động với những nhà cách mạng từ những nước thuộc địa Pháp. Hồ Chí Minh đã hiểu được bản chất của chủ nghĩa đế quốc: “Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản đâu đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức bóc lột, đầy đoạ”.
Thứ ba, xuất phát từ xu thế của thời đại, đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi trên toàn thế giới được mở ra từ cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tư duy của Người về mục tiêu và con đường của cách mạng Việt Nam, nhất là khi Người được tiếp cận với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Việc Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp tại Đại hội Tua (12- 1920) đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac_Lênin, từ người yêu nước thành người cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng

mJwpY90RzLV3pfo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status