Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU. 1
Chương I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 3
1.1.Các khái niệm cơ bản. 3
1.1.1.Kế hoạch. 3
1.1.2.Kế hoạch hóa. 3
1.1.3.Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 3
1.2.Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 4
1.2.1.Theo thời gian. 4
1.2.2.Theo nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch. 5
1.3.Chức năng của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 6
1.3.1.Chức năng ra quyết định. 6
1.3.2.Chức năng giao tiếp. 6
1.3.3.Chức năng quyền lực. 7
1.4.Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 7
2.Kế hoạch hóa sản xuất trong doanh nghiệp. 8
2.1.Khái niệm, nội dung kế hoạch sản xuất. 8
2.1.1.Khái niệm. 8
2.1.2. Nội dung của kế hoạch sản xuất. 8
2.2.Các phương pháp lập kế hoạch sản xuất tổng thể trong doanh nghiệp. 13
2.2.1.Phương pháp đồ thị. 13
2.2.2.Phương pháp toán học. 15
2.3.Kế hoạch dự trữ và cung ứng nguyên vật liệu. 16
2.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh và công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. 16
2.4.1.Nhân tố khách quan. 16
2.4.2.Những nhân tố chủ quan. 17
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP BAO BÌ VĨNH TUY 18
1.Giới thiệu chung về Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 18
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển. 18
1.2.Sản phẩm và thị trường tiêu thụ. 19
1.3.Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp. 19
1.3.1. Sơ đồ tổ chức. 19
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất. 20
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch Kỹ thuật- Vật tư. 24
2. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2009 của Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 26
3. Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 29
3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2009. 29
3.2. Hoạt động lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 31
3.2.1. Quy trình lập kế hoạch. 31
3.2.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 32
3.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 33
3.2.4. Tổ chức công tác lập kế hoạch tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 41
3.3. Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 41
3.3.1. Ưu điểm. 41
3.3.3. Nguyên nhân của nhược điểm. 44
Chương III.: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP BAO BÌ VĨNH TUY 46
1.Quan điểm hoàn thiện. 46
1.1.Hoàn thiện theo hướng hiện đại. 46
1.2.Hoàn thiện theo hướng bám sát thị trường. 46
1.3.Hoàn thiện theo hướng đơn giản. 47
1.4. Quan điểm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 47
2.Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 47
2.1.Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ nói chung và chuyên môn về kế hoạch cho đội ngũ cán bộ kế hoạch nói riêng. 47
2.2.Đổi mới phương pháp lập kế hoạch. 48
2.2.1.Đổi mới phương pháp lập kế hoạch sản xuất tổng thể. 48
2.2.2.Đổi mới phương pháp lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất. 49
2.2.3.Đổi mới phương pháp lập kế hoạch tiến độ sản xuất. 50
2.3.Xí nghiệp cần chủ động thực hiện việc mua sắm nguyên liệu đầu vào. 50
2.4.Xây dựng một quy trình lập kế hoạch sản xuất cho Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 51
KẾT LUẬN 53
- Bước 1: Tổng hợp báo cáo thị trường, xác định mức tiêu thụ của từng chủng loại sản phẩm kỳ trước và dự báo nhu cầu của thị trường cho kỳ kế hoạch.
Các số liệu có được dựa trên các báo cáo theo phương pháp truyền thống, chưa có việc sử dụng các công cụ phân tích và xử lý để đưa ra con số dự báo chính xác hơn.
Đây là bước đầu tiên quan trọng làm cơ sở cho bản kế hoạch sản xuất nhưng hiện nay, các số liệu mới chỉ dựa trên báo cáo truyền thống, chưa được xử lý qua các công cụ tính toán, ước lượng để tìm ra xu hướng thị trường.
- Bước 2: Trên cơ sở dự báo và dựa vào các hợp đồng đã ký kết được, có tính đến công suất của máy móc thiết bị để lập kế hoạch sản xuất cho kỳ kế hoạch tiếp theo.
- Bước 3: Trình bản kế hoạch lên Giám đốc để có sự xem xét, điều chỉnh và ký duyệt.
- Bước 4: Phòng Kế hoạch Kỹ thuật- Vật tư nhận bản kế hoạch đã được thông qua để tổ chức triển khai và thực hiện.
Kế hoạch sản xuất của Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy được lập theo từng tháng. Nhìn chung, quy trình lập kế hoạch vẫn không khác so với quy trình cũ đã tồn tại trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước.
3.2.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy.
a. Căn cứ lập và đặc điểm kế hoạch sản xuất.
• Căn cứ lập kế hoạch sản xuất.
Sau đây là những căn cứ chủ yếu mà Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy sử dụng khi lập ra kế hoạch sản xuất cho mình:
Thứ nhất, căn cứ vào chính sách phát triển của xí nghiệp. Điều này xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường xem trong từng giai đoạn sẽ ưu tiên đầu tư sản xuất loại sản phẩm nào mang lại nhiều lợi nhuận cho xí nghiệp hay việc tập trung tấn công vào một khu vực thị trường mới mà xí nghiệp nhận thấy rằng mình có khả năng thành công. Từ những quyết định đó, sẽ có sự thay đổi trong công tác lập kế hoạch sản xuất.
Thứ hai, căn cứ vào tình hình tiêu thụ của từng loại sản phẩm trên thị trường và tình hình thực hiện kế hoạch kỳ trước, các hợp đồng bán hàng đã ký kết cho kỳ kế hoạch, từ đó xác định kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu.
Thứ ba, căn cứ vào công suất của máy móc thiết bị sản xuất và sự biến động trong giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất và chất lượng của sản phẩm.
Thứ tư, đó là các thay đổi về chính sách vĩ mô như lãi suất tiền vay, thuế,…., những yếu tố này tác động đến vấn đề tài chính của xí nghiệp hay nói một cách khác là tác động đến khả năng huy động vốn cho sản xuất, cho mua sắm đầu vào, cho việc đổi mới công nghệ.
• Đặc điểm kế hoạch sản xuất tổng thể:
Công tác kế hoạch do phòng KHKTVT đảm nhận. Nội dung bản kế hoạch mới chỉ dừng lại ở việc xác định khối lượng sản xuất cho kỳ kế hoạch chứ chưa có sự phân công rõ ràng thành các nội dung cụ thể hơn như kế hoạch nhu cầu sản xuất, kế hoạch tiến độ sản xuất,…
b. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kế hoạch.
Các chỉ tiêu như định mức sản lượng, định mức sử dụng nguyên vật liệu,… chủ yếu được xác định dựa trên việc cân đối giữa công suất thiết kế của máy móc, sự sẵn có của các nguyên vật liệu và số lượng đơn hàng đã ký kết.
Ví dụ: Đối với sản phẩm bao bì PCB30 do công ty Xi măng Hoàng Thạch đặt hàng, sản lượng sản xuất được tính toán dựa trên hợp đồng đã ký từ đầu năm và nhận hàng theo từng tháng, cộng với việc phải quan tâm đế khả năng sản xuất của phân xưởng. Thường thì con số này khá chính xác do có sự đặt hàng từ trước. Còn đối với các khách hàng khác ngoài công ty mẹ, ví dụ như bao bì PCB30 của xi măng Bỉm Sơn thì thực sự cần tới dự báo. Tuy nhiên, trong các bản kế hoạch sản xuất hàng tháng tại xí nghiệp, con số dự báo này luôn ở mức 240.000 vỏ bao.
Để xác định mức nguyên vật liệu đầu vào thì xí nghiệp lại căn cứ vào định mức tiêu hao cho từng đơn vị sản phẩm của từng loại sản phẩm, số lượng định sản xuất, lượng nguyên vật liệu còn tồn kho, giá cả và sự sẵn có từ phía nhà cung cấp để ước lượng khối lượng nhập là bao nhiêu. Ví dụ, đối với nguyên liệu đầu vào là nẹp đen có lượng tồn kho đầu kỳ là 5388,1kg; tiêu hao theo sản lượng vỏ bao là 8000kg, như vậy xí nghiệp quyết định nhập vào 10000kg nguyên liệu. Hay đối với loại nguyên liệu khác là chỉ may PE20/9 có số liệu tương ứng theo thứ tự như trên là 3979,6kg; 2900kg; 4000kg.
Những số liệu này chủ yếu được lập ra dựa trên các báo cáo và kinh nghiệm thực tế


702qSZg13FGgG94
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status