Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam thực hiện - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 2
1.1 MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 2
1.2 ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TSCĐ CỦA CÔNG TY KHÁCH HÀNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 4
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm tổng quát TSCĐ 4
1.2.2 Đặc điểm kế toán TSCĐ 7
1.2.3 Các kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với TSCĐ 9
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST&Young Việt Nam thực hiện 12
1.3.1. Vai trò của kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính 12
1.3.2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán TSCĐ và nhận diện rủi ro 13
1.3.2.1 Tìm hiểu khách hàng, phạm vi kiểm toán, thiết lập nhóm kiểm toán, tìm hiểu sự phức tạp của môi trường công nghệ thông tin. 13
1.3.2.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 16
1.3.2.3 Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, cho từng tài khoản và mức chênh lệch kiểm toán có thể chấp nhận được 21
1.3.3. Giai đoạn thiết kế chiến lược và đánh giá rủi ro 22
1.3.3.1. Tìm hiểu dòng luân chuyển của nghiệp vụ làm phát sinh TSCĐ 22
1.3.3.2.Đánh giá rủi ro kết hợp 28

1.3.3.3.Thiết kế thử nghiệm kiểm soát 28
1.3.3.4.Thiết kế thử nghiệm cơ bản 29
1.3.4 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 29
1.3.4.1.Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 29
1.3.4.2.Thực hiện thử nghiệm cơ bản 29
1.3.5 Giai đoạn kết luận và lập báo cáo kiểm toán 84
1.3.6. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam thực hiện 86
CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 89
1.1 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 89
1.1.1 Những ưu điểm trong thực tế 89
2.1.2 Những tồn tại khi kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH E&Y VN thực hiện 92
2.1.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch 92
2.1.2.2 Trong giai đoạn thiết kế chiến lược, đánh giá rủi ro 93
2.1.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 93
2.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 94
2.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch 94
2.2.2 Giai đoạn thiết kế chiến lược và đánh giá rủi ro 95
2.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 97
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
Trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, Chính phủ, người lao động,… và chính bản thân chủ doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến một khía cạnh khác nhau trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên đều cần thông tin trung thực, khách quan để ra quyết định. Đây chính là lý do ngành kiểm toán ngày càng có cơ hội để phát triển, giúp minh bạch hoá thông tin, nâng cao hiệu quả, hiệu năng hoạt động của các doanh nghiệp. Chất lượng kiểm toán trở thành vấn đề hàng đầu mà các công ty kiểm toán phải quan tâm, quyết định sự phát triển và danh tiếng so với các đối thủ cạnh tranh.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, tài sản cố định ngày càng trở thành bộ phận quan trọng không thể thiếu để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ về tài sản cố định, tuy ít phát sinh hơn các nghiệp vụ kinh doanh thông thường khác nhưng có giá trị lớn, do vậy ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Đặc biệt với các doanh nghiệp trong giai đoạn xây dựng cơ bản dở dang, khoản mục này càng trở nên đặc biệt phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục tài sản cố định, em đã chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam thực hiện” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề này, ngoài Lời mở đầu và Kết luận, gồm có các phần:
-Phần 1: Thực trạng quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công tyTNHH Ernst&YoungViệt Nam thực hiện.
-Phần 2: Nhận xét và hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam thực hiện.
Qua đây, em xin gửi lời Thank sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, cùng toàn thể các anh chị trong Công ty TNHH Enrst&Young Việt Nam đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Hà Long Giang


CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST&YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN

1.1 MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST&Young VIỆT NAM THỰC HIỆN
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - “ Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán Báo cáo tài chính” (Ban hành theo Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/9/1999 của Bộ Tài chính):
“Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành (hay được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?
Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.
Thủ tục kiểm toán của EY Việt Nam đối với khoản mục TSCĐ được thiết kế nhằm hướng tới các mục tiêu dưới đây:
• Tính hiện hữu – Tất cả TSCĐ được trình bày trên Bảng cân đối kế toán (bao gồm cả tài sản thuê tài chính) tồn tại thực sự trong thực tế tại ngày kết thúc năm tài chính.
• Tính trọn vẹn – Tất cả TSCĐ do đơn vị sử hữu hay đơn vị đi thuê tài chính tại thời điểm kết thúc năm tài chính phải được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán.
• Quyền và nghĩa vụ - Đơn vị sở hữu hay có quyền sử dụng đối với tất cả TSCĐ (bao gồm cả TSCĐ đi thuê dưới hình thức thuê tài chính) được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính. Tất cả TSCĐ dùng để ký quĩ, ký cược hay bị phong tỏa phải được nhận diện và trình bày.
• Tính giá – Giá trị TSCĐ được ghi nhận chính xác, hợp lí (Bao gồm cả khấu hao, giảm giá).
o Phương pháp tính khấu hao TSCĐ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị và được áp dụng một cách nhất quán.
o Phần giá trị TSCĐ chưa được khấu hao kì vọng sẽ được thu hồi thông qua việc sử dụng TSCĐ trong tương lai.


dwvu0h2yl8v1P2F

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status