Hoàn thiện chính sách trả lương, trả thưởng và phụ cấp lương cho người lao động tại công ty TNHH điện Stanley - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM 2
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM (VNS) 2
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VNS 2
1.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM 7
1.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM.

9
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, tiền lương luôn là một trong những yếu tố
hàng đầu được xã hội, các doanh nghiệp và người lao động quan tâm, bởi vì tiền
lương góp phần quan trọng vào việc tái sản xuất sức lao động xã hội, đảm bảo
đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động cũng như gia đình họ và nó
cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ lợi nhuận
của một doanh nghiệp. Tuy nhiên tiền lương trong những giai đoạn phát triển
kinh tế khác nhau lại có sự khác nhau cả về lượng và chất. Do nền kinh tế luôn
vận động và thay đổi nên nghiên cứu về tiền lương cũng luôn mang tính thời sự

và thực tiễn cao, có thể ứng dụng vào công tác tổ chức tiền lương cho nhiều cấp
quản lý đặc biệt là Nhà nước và doanh nghiệp.
Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam là một công ty liên doanh có vốn
đầu tư nước ngoài với quy mô lớn, số lượng lao động nhiều và đa dạng về ngành
nghề, trình độ. Nghiên cứu về tiền lương tại công ty để từ đó phát hiện những
hạn chế nhằm sửa đổi và hoàn thiện các chế độ tiền lương cho người lao động
phù hợp với chính sách, pháp luật lao động Việt Nam và góp phần nâng cao
động lực lao động cho người lao động là những đòi hỏi cần thiết của thực tiễn tại
công ty.
Do vậy, sau khi thực tập tại công ty này, em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện chính sách trả lương, trả thưởng và phụ cấp lương cho người
lao động tại công ty TNHH điện Stanley” để nghiên cứu và viết báo cáo thực
tập tốt nghiệp.
Với thời gian nghiên cứu không dài cũng như kiến thức và kinh nghiệm
thực tế của bản thân em còn hạn chế, do vậy bài viết của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được sự đánh giá và phản hồi từ
các thầy cô giáo và bạn đọc để giúp em hoàn thiện tốt hơn bản báo cáo của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn.

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Lê Thị Bích Hồng
1
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY
VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN STANLEY VIỆT NAM.
1. Khái quát chung về công ty TNHH điện Stanley Việt Nam (VNS).
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VNS.
Thứ nhất, về quá trình hình thành.
Cùng với sự phát triển của giao lưu kinh tế quốc tế nhiều tập đoàn kinh tế đa
quốc gia đã chú trọng đầu tư sản xuất và kinh doanh dịch vụ tại các quốc gia
đang phát triển để tận dụng triệt để nguồn nhân công giá rẻ và các ưu đãi trong
chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tại các quốc gia này. Theo đó, Tập
đoàn Stanley với 69 công ty sản xuất trên khắp thế giới đã nghiên cứu thị trường
cũng như xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam và quyết định thành lập
một công ty liên doanh với tên gọi Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam, đặt
tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Công ty TNHH điện
Stanley Việt Nam có tên giao dịch là Vietnam Stanley Electric Co., Ltd; tên viết
tắt là VNS. Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam được thành lập theo giấy


phép đầu tư số 1669/GP-KHĐT cấp ngày 16/9/1996 và Giấy chứng nhận đầu tư
số: 011022000780 ngày 09/03/2010 của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Vốn pháp định đăng ký của công ty là 8.300.000 USD, trong đó các thành
viên góp vốn và tỷ lệ vốn góp như sau:
- Công ty TNHH điện Stanley Nhật Bản trụ sở đặt tại 2-9-13 Nakameguro,
Meguro-Ku, Tokyo 153, Japan góp 4.150.000 USD, chiếm 50% vốn pháp định,
bằng thiết bị và tiền nước ngoài.
- Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội trụ sở đặt tại số 34, đường
Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội góp 2.490.000 USD, chiếm
30% vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng 32.000m2 đất tại xã Dương Xá –
huyện Gia Lâm trị giá 1.470.000 USD và bằng chi phí đền bù, giải phóng mặt
bằng.
- Công ty TNHH điện Thái Lan trụ sở đặt tại 29-3 Bangpoon Rungsit Rd.,
Banklang, Phathumthanee 1200, Thailand góp 1.660.000 USD, chiếm 20% vốn
pháp định, bằng thiết bị và tiền nước ngoài.
Tổng số vốn đầu tư ban đầu cho việc xây dựng và mua sắm dây chuyền sản
xuất là 41.000.000 USD. Và cho đến nay sau 15 năm hoạt động, công ty có tổng
nguồn vốn đầu tư được phê duyệt lên tới con số 60.000.000 USD.
Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam có diện tích xây dựng là 21.000 m
2
trên tổng diện tích là 103.000 m
2
. Cụ thể như sau:
- Khu văn phòng có diện tích 1.840 m
2
bao gồm 02 khối văn phòng .
- Khu vực sản xuất có diện tích là 14.760
m2
bao gồm 02 nhà xưởng với 10
phân xưởng, 01 kho hóa chất, 03 kho nguyên liệu sản xuất, 01 kho phụ tùng máy
móc và 01 kho tạm.
- Khu vực khác có diện tích là 4.400 m
2
bao gồm 02 nhà xe, 01 nhà nghỉ
công nhân, 01 canteen, 02 nhà ăn và 01 kho hành chính.
2
Như vậy, công ty TNHH điện Stanley Việt Nam (VNS) là một công ty
liên doanh được thành lập ở Việt Nam từ khá sớm. Với tổng số vốn đầu tư
không nhỏ cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại và sự tham gia quản lý, điều
hành của các chuyên gia nước ngoài sẽ là những điều kiện thuận lợi giúp công ty
khẳng định được vị thế và vai trò to lớn của mình trên thị trường mà nó hoạt
động nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Thứ hai, về ngành nghề và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam chuyên sản xuất các loại đèn và các
linh kiện đèn dành cho xe ôtô, xe gắn máy như đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan,
đèn phản quang, giắc cắm đèn và bảng mạch điện tử. Các sản phẩm của công ty
được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, nhiều công nghệ hiện đại đã được công ty ứng dụng trong quá trình
sản xuất, trong đó phải kể đến công nghệ phủ kim loại bằng bay hơi trong chân
không và công nghệ hàn siêu âm đèn là những công nghệ thuộc loại tiên tiến
nhất trên thế giới. Đèn xe máy và ôtô thu được do sử dụng công nghệ này có độ
bền và độ sáng rất cao do mặt phản quang không bị tác động bởi các yếu tố môi
trường như độ ẩm, mốc
Bộ đèn xe máy và ôtô gồm 3 phần chính là: đèn pha, đèn xi nhan trước và
đèn hỗn hợp đuôi. Quy trình sản xuất bộ đèn ôtô nhìn chung gần giống quy trình
sản xuất bộ đèn xe máy, cũng gồm các công đoạn sau đây nhưng sử dụng bộ
khuôn mẫu khác.
Sơ đồ 1.1
SƠ ĐỒ THỂ HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÓNG ĐÈN CỦA VNS
Nhựa hạt các
loại (PMMA,
PC, PP…)
Đóng gói
Gắn vỏ đèn, hút
chân không,
ghép chân đèn
(PX Assy)
Làm cuống
đèn, hàn dây
tóc, giắc cắm
(PX Dics)
Thổi, cắt ống
thuỷ tinh
thành bóng
(PX buld)
Lắp ráp
bộ đèn
(PX
Assy)
Đúc tạo các
chi tiết nhựa
(PX phun
đúc)
Sơn phủ bề mặt
các chi tiết phản
quang (PX sơn)
Thử độ sángKiểm tra chất
lượng
Thiết kế và tạo
khuôn cho từng
loại sản phẩm
(PX khuôn)
Mạ chân không
các chi tiết
(PX mạ)
3
Quy trình sản xuất này được thực hiện bởi 10 phân xưởng chính của công ty,
bao gồm:
Một là, phân xưởng phun đúc 1. Phân xưởng này có 32 máy phun đúc từ 55
đến 550 tấn.
Hai là, phân xưởng phun đúc 2. Phân xưởng này có 33 máy phun đúc từ 75
đến 450 tấn.
Nhiệm vụ của hai phân xưởng này là đúc tạo các chi tiết bằng nhựa của
các bộ đèn theo yêu cầu của từng bộ đèn đó. Tại từng thời điểm khác nhau mỗi
phân xưởng sẽ đảm nhiệm một hay một số bộ đèn nhất định theo hợp đồng đã
ký với khách hàng.
Ba là, phân xưởng mạ Eva 1. Phân xưởng này thực hiện công đoạn mạ chân
không và mạ thường cho bộ đèn sau xe máy gồm 03 dây chuyền sơn liên hoàn
với công suất khoảng 2.500.000 sản phẩm mỗi năm.
Bốn là, phân xưởng mạ Eva 2. Phân xưởng này thực hiện công đoạn mạ chân
không và mạ thường cho bộ đèn trước xe máy gồm 02 dây chuyền sơn liên hoàn
và Robot mạ tự động với công suất khoảng 3.000.000 sản phẩm mỗi năm.
Với những chi tiết nhựa phải mạ theo yêu cầu kỹ thuật, bộ phận phun đúc
sẽ chịu trách nhiệm chuyển các chi tiết này cho hai phân xưởng mạ để tiến hành
mạ theo thiết kế.
Năm là, phân xưởng sơn Eva & Paint, gồm 03 dây chuyền chính là dây
chuyền phun sơn tự động bằng Robot với công suất mã khoảng 2.500.000 sản
phẩm/năm; dây chuyền phun sơn liên hoàn cho hộp đèn pha xe máy với công
suất 2.500.000 sản phẩm/năm và dây chuyền phun sơn liên hoàn cho tấm bảo vệ
máy và hộp xích với công suất khoảng 2.000.000 sản phẩm/năm. Theo yêu cầu
kỹ thuật thì những chi tiết không được mạ sẽ chuyển cho bộ phận sơn để tiến
hành sơn phủ.
Sáu là, phân xưởng bóng Buld với tổng công suất khoảng 4.000.000 sản
phẩm/năm. Phân xưởng bóng có nhiệm vụ nhận các ống thủy tinh ban đầu, cắt
hay thổi thành bóng, và cuối cùng, chuyển cho bộ phận lắp ráp Assy.
Bảy là, phân xưởng Dics. Phân xưởng này gồm 03 dây chuyền sản xuất các
giắc cắm đèn và đui đèn. Các sản phẩm của phân xưởng này sau khi hoàn thành
được chuyển cho bộ phận lắp ráp.



u1Cj9AVt4Nd3762
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status