Báo cáo thực tập tại Công ty kiểm toán Dloitte Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Công ty kiểm toán Dloitte Việt Nam



Ước tính kế toán: việc lập báo cáo tiài chính tuân thủ theo cáo chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam yêu cầu ban giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tang tại ngày lập báo cáo tài chính cũng như số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh có thể khác với các ước tính giả định đặt ra





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khoản trích theo lương, khoản khấu trừ, thuế, phúc lợi phải được ghi chép chính xác về số học, nếu không sẽ dẫn tới việc chi phí và nợ sau đó bị trình bày sai, và việc phân bổ chi phí nhân công sẽ không chính xác.
Thực chi: thiết lập các thủ tục tiền lương và nhân viên cần tuân thủ theo sự phê chuẩn của ban quản lí, tất cả các khoản chi tiền lương phải căn cứ váo các khoản nợ đã được ghi nhận.
Tiếp cận hệ thống sổ sách: nhằm kiểm soát đối với các khoản chi không đúng chỗ và những chi phí nhân công không được thông qua thì ban quản lí doanh nghiệp cần đưa ra chính sách nhằm hạn chế việc tiếp cận hệ thống báo cáo sổ sách nhân sự và kế toán tiền lương ở một số người có thẩm quyền. Chẳng hạn, ban quản lí có thể tạo ra các hàng rào cản trở những nhân viên không có phận sự tiếp cận tới tài liệu của bộ phận nhân sự và bộ phận tiền lương, và phân chia trách nhiệm tách bạch giữa các quyền phê duyệt, quyền ghi chép sổ sách, và quyền thanh toán tiền lương để hạn chế các hành vi gian lận
Phân chia trách nhiệm: để đảm bảo một cánh thoả đáng về việc phân chia tách bạch các trách nhiệm thì bộ phận nhân sự cần tách bạch khỏi trách nhiệm tính toán lương, thưởng; lập bảng lương, thưởng; chi lương, thưởng và trách nhiệm giám sát thời gian lao động hay dịch vụ hoàn thành. Nếu không chức năng phê duyệt của bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với chức năng thanh toán tiền lương dẫn tới các cơ hội tăng mức lương, bậc lương một cách cố ý vì mục đích tư lợi hay tạo ra nhân viên khống.
2. Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “lập kế hoạch kiểm toán” cũng đã nêu rõ kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các bước công việc
Chuẩn bị kiểm toán: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở: Kiểm toán viên sẽ thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này kiểm toán viên đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết thực hiện cuộc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán cần thiết khác.
Đối với kiểm toán tiền lương, kiểm toán viên tìm hiểu về chính sách tiền lương của đơn vị, các phê duyệt về thay đổi mức lương bậc lương, thưởng, các khoản phúc lợi, chính sách tuyển dụng, các quy chế chấm dứt hợp đồng lao động …cũng như sự phân tách trách nhiệm giữa các phòng ban đặc biệt là phòng tổ chức lao động và phòng kế toán tại đơn vị khách hàng
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: bao gồm các loại sau: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng. Công việc này giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát:
Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét đến các nhân tố có thể làm phát sinh những sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính. Đánh giá của kiểm toán viên về mức trọng yếu liên quan đến số dư cuối kỳ của các khoản mục sẽ giúp kiểm toán viên lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp.
- Đánh giá tính trọng yếu: trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được. Công việc này sẽ giúp cho kiểm toán viên ước lượng được số bằng chứng kiểm toán cần thu thập một cách hợp lí. Trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu là thấp nghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận được phải thấp thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ nhiều hơn trong trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cao hơn.
- Đánh giá rủi ro: có ba loại rủi ro mà kiểm toán viên cần đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Rủi ro cố hữu: để đánh giá loại rủi ro này kiểm toán viên cần xem xét đến bản chất kinh doanh của khách hàng, tính trung thực của Ban giám đốc, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, kết quả kiểm toán năm ngoái…
Rủi ro kiểm soát: thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng mà kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hay thấp. Nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng tốt thì rủi ro kiểm soát sẽ ở mức thấp và ngược lại.
Rủi ro phát hiện: đó là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận mà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và kiểm toán viên không phát hiện được. Trình độ của kiểm toán viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát sinh loại rủi ro này.
Sau khi đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận. Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là cần thiết vì bằng chứng thường được thu thập theo các bộ phận hơn là theo toàn bộ các báo cáo tài chính nói chung.
2.2. Thực hiện kiểm toán
2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát
Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên
Bảng tính lương của đơn vị được kiểm toán chính là cơ sở để thanh toán tiền lương, ghi chét vào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương, do đó nó thường là điểm xuất phát trong các cuộc khảo sát về kiểm toán tiền lương và nhân viên. Đầu tiên KTV chọn ra bảng tính lương của một kì nào đó để kiểm tra độ chính xác số học của việc tính toán, và việc phân bổ vào các tài khoản hợp lí. Sau đó KTV chọn ngẫu nhiên một số nhân viên kiểm tra sự hoàn hảo của các hồ sơ và rà soát lại các báo cáo hoạt động nhân sự về sự phê duyệt xem có hợp lí không đồng thời KTV so sánh các mức lương, bậc lương và các khoản khấu trừ trên các sổ nhân sự với các thông tin như vậy trên bảng tính lương để xác sdịnh xem chúng có giống nhau hay không.
Các khảo sát tiền lương khống:
Trong lĩnh vực tiền lương và nhân viên có nhiều cách khác nhau để nhân viên có thể thực hiện hành vi gian lận, tuy nhiên hình thức phổ biến nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status