Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Trực - pdf 24

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC TRANG
PHẦN THỨ NHẤT: CÁC YẾU TỐ VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NAM TRỰC HIỆN NAY 4
I. Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tác động đến phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Trực trong 10 - 15 năm tới 4
1. Vị trí địa lý 4
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 5
2.1. Địa hình 5
2.2. Khí hậu 5
2.3. Tài nguyên nước 6
2.4. Tài nguyên đất 7
2.5. Tài nguyên khoáng sản 8
II. Dân cư và lao động 10
1. Dân số và phân bố dân cư 10
2. Lao động và việc làm 13
3. Truyền thông dân cư 15
III. Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội 16
1. Giao thông 16
1.1. Đường bộ 16
1.2. Hệ thống giao thông đường thuỷ 19
2. Thuỷ lợi 19
3. Cấp điện 21
4. Nước sạch 21
5. Mạng lưới cơ sở trường học, trạm y tế và cơ sở vật chát ngành văn hoá 22
5.1. Trường học 22
5.2. Cơ sở vật chất ngành y tế 22
5.3. Cơ sở vật chất văn hoá, thể dục thể thao 22
PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NAM TRỰC ĐẾN NĂM 2010 23
A. Quy trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 23
1. Bước 1: Nghiên cứu và dự báo 23
2. Bước 2: Thiết lập các mục tiêu 23
3. Bước 3: Phát triển các tiền đề 24
4. Bước 4: Xây dựng các phương án 25
5. Bước 5: Đánh giá các phương án 25
6. Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định 25
B. Công tác lập kế hoạch 26
1. Hệ thống kế hoạch và từng loại kế hoạch tại huyện 26
2. Phương pháp lập kế hoạch 30
C. Đánh giá công tác lập kế hoạch của huyện Nam Trực 30
1. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 33
1.1. Chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm 33
1.2. Chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2006 34
1.3. Chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2007
1.4.Chỉ tiờu kinh tế xó hội năm 2008 35
2. Kết quả thực hiện chỉ tiêu 37
2.1. Kết quả năm 2007 37
2.2. Kết quả năm 2008 38
2.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện các mục tiêu của huyện trong 3 năm 2006, 2007, 2008 39
2.4. Nguyên nhân tồn tại công tác lập kế hoạch của huyện Nam Trực 42
PHẦN THỨ BA: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH NHẰM THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN 44
I. Định hướng phát triển của huyện trong thời gian tới 44
1. Phương hướng mục tiêu 44
2. Nhiệm vụ trên các lĩnh vực 45
2.1. Sản xuất nông nghiệp 45
2.2. Công nghiệp, xây dựng giao thông 46
2.3. Tài nguyên môi trường 48
2.4. Tài chính, tín dụng, thương mại dịch vụ 48
2.5. Lĩnh vực văn hoá xã hội 49
2.6. Nội dung 50
2.7. Nhiệm vụ xây dựng chính quyền 51
II. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác lập kế hoạch tại huyện Nam Trực 52
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo 53
2. Thiết lập các tiền đề 53
3. Chủ động trong công tác lập kế hoạch 54
4. Không chỉ nghĩ đến việc hoàn thành kế hoạch được giao 54
5. Tích cực kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch 55
6. Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lập kế hoạch 55
III. Giải pháp kích thích thực hiện định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế nhằm hoàn thiện kế hoạch 56
1. Trong lĩnh vực nông nghiệp 56
2. Trong lĩnh vực công nghiệp 57
2.1. Quy hoạch mặt bằng sản xuất công nghiệp 57
2.2. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ 58
2.3. Vốn và đầu tư công nghệ 58
2.4. Chính sách thuế 59
2.5. Nguồn nhân lực và mô hình tổ chức sản xuất 59
2.6. Tổ chức thực hiện 59
3. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ 60
4. Trong kĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng 61
IV. Cải tiến quy trình và ban hành kế hoạch chiến đã được xây dựng tới các đơn vị trong huyện 62
1. cách tiến hành 62
2. Điều kiện cần của biện pháp 64
3. Hiệu quả của biện pháp 64
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo 67



PHẦN THỨ NHẤT
CÁC YẾU TỐ VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN NAM TRỰC HIỆN NAY

I. Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tác động đến phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Trực trong 10-15 năm tới.
1. Vị trí địa lý.
Nam Trực là huyện thuộc vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định. Phía Bắc giáp với thành phố Nam Định, phía Đông giáp với tỉnh Thái Bình theo triền đê sông Hồng với chiều dài 14,9 km, phía tây giáp với huyện Vụ Bản theo triền đê sông Đào, phía Nam giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 161,94 km2, dân số (năm 2002) là 201,6 nghìn người, chiếm 9,9% về diện tích, 10,4% dân số tỉnh Nam Định.
Toàn huyện có 20 xã, trong đó có 12 xã hợp nhất từ thời cơ giới hóa, với 36 hợp tác xã nông nghiệp và 412 thôn xóm. Trung tâm huyện Lỵ Nam Trực ở Nam Giang cách thành phố Nam Định khoảng 9km.
Nam trực nằm ở vị trí trung chuyển giữa các huyện phía Nam và phía Bắc của tỉnh. Có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông thuận lợi. Các tuyến đường bộ quan trọng nối các huyện phía Nam tỉnh với thành phố Nam Định đều chạy qua lãnh thổ Nam Trực. Đường quốc lộ 21, tỉnh lộ 55 chạy qua huyện cùng với hệ thống sông Hồng, sông Đào tạo thành hệ thống giao thông thuận tiện cho phát triển, giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và trong toàn quốc.
Vị trí địa lý khá thuận lợi và là miền đất trù phú, giàu tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng trong các huyện của Nam Đồng bằng sông Hồng, điều kiện quan trọng để huyện Nam Trực phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập với phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và vùng Đồng bằng Sông Hồng.
2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
2.1. Địa hình.
Nam Trực có địa hình đồng bằng song không bằng phẳng như các huyện phía Nam của tỉnh. Phía Bắc và phía Nam huyện có địa hình trũng với cao trình 0,3-0,8m ở phía bắc và 0,8-1,2m ở phía Nam, địa hình thềm phù sa đồng bãi ở phía Đông và phía Tây, phần trung tâm huyện là vùng đồng cát có cao trình 1,5-3,7m. Địa hình đa dạng, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều cây trồng phong phú.
2.2. Khí hậu.
Khí hậu Nam Trực mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-240C, số thang có nhiệt độ trung bình lớn hơn 200C 8 - 9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,90C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 270c, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80-85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700 - 1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện song không đều theo thưòi gian. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12,1, 2 có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.
Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1.650-1.700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm 60% số giờ nắng trong năm. Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2-2,3m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc với tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông Nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s. Tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng.
Do nằm trong vùng Vịnh Bắc bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hay áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 trận/ năm.
2.3. Tài nguyên nước.
Nam Trực có hệ thống sông ngoài khá dầy đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7-0,9 km/km2. Do đặc điểm địa hình, các dòng chảy trên theo hướng Bắc - Nam. Hải sông Hồng, sông Đào chảy qua huyện, đều chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, mỗi chu kỳ thủy triều 13 - 14 ngày.
Hiện tại sông Hồng, sông Đào là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn, qua các cống dưới đê như: cống Vị Khê - Điền Xá; cống Bái Hạ - Nghĩa An, cống Thứ Nhất - Nam Hồng, cống Cổ Lễ - Nam Thanh, cống Kinh Lũng - Nam Giang, cống Sa Lung, Dương Độ - Đồng Sơn.
Đặc điểm thủy văn của một số sông chính:
- Sông Hồng qua Nam Trực dài 15,1 km, chảy theo hướng tây Bắc - đông Nam là phần hạ lưu có độ rộng lớn khi có lũ kết hợp với triều cường nước tập trung về nhanh. Theo số liệu của trạm thủy văn Phú Hào, vào mùa nước kiệt ở Sông Hồng - 0,27m (tháng 3 và 5, năm 1967); ………………………. theo số liệu lũ năm 1971).
Như vậy mực nước giữa mùa kiệt so với đỉnh lũ cao nhất chênh lệch 6,7m, luôn là mối đe dọa đời sống nhân dân vùng ven sông.
- Sông Đào được tách ra từ sông Hồng, đoạn qua Nam Trực dài 14,3km. Sông chảy quanh co uốn khúc, có nhiều bãi bồi ven sông. Hàng năm sông Đào chuyển khoảng 25 tỷ m3 nước, 67 triệu tấn phù sa từ Sông Hồng. Tại trạm thủy văn Nam Định đo được vào mùa nước kiệt ở sông Đào - 0,9m (tháng 3 và 5, năm 1967); đỉnh lũ cao nhất 5,97m (tháng 8, theo số liệu lũ năm 1971).
- Các sông trong đồng chảy theo hướng nghiêng của địa hình là tây bắc - đông Nam và bắt buộc nguồn từ các cống ở các đê sông; dòng chảy các sông đều do con người điều khiển theo yêu cầu của sản xuất. Các sông chủ yếu là: sông Châu Thành có chiều dài khoảng 13,5km; rộng trung bình 50m; một số sông nhỏ như; sông CT4, sông Ngọc Giang, sông Quýt, sông An Lá, sông Kinh Lũng. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các tuyến khác phân bố theo hình xương cá, thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu, sinh hoạt dân sinh. Sông ngòi đã mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho huyện, thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê và một số vùng trong đê tăng thêm độ phì cho đất. Ngoài ra sông ngoài còn là đường giao thông thủy thuận lợi, rẻ tiền và là nơi sản xuất, cung cấp nguồn thủy sản dồi dào phong phú.
- Nguồn nước ngầm phong phú được khai thác thông qua các giếng khoan, giếng khơi rải rác ở các xã cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ gia đình và tập thể.
2.4. Tài nguyên đất.
Về thổ nhưỡng:
Đất đai Nam Trực được chia thành hai nhóm chính là đất phù sa sông được bồi hay không được bồi hàng năm và đất mặn, trong đó nhóm đất phù sa sông được hình thành từ phù sa các sông là loại đất có độ phì nhiêu cao nhất, đặc biệt là những nơi được bồi hàng năm, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, khả năng giữ nước tốt do quá trình bồi tụ không đều một số nơi trũng thấp bị lây hóa mạnh. Nhóm đất mặn đứng thứ hai về diện tích, có độ phì tiềm năng cao, khi được rửa bớt mặn như đất mặn trung bình và ít thì cho năng suất cao. Cụ thể phân bố các loại đất như sau:
- Đất cồn và bãi cát ven sông: diện tích 34 ha, phân bố ở ven sông Hồng và sông Đào.
- Đất mặn do ảnh hưởng của nước mạch (thường xuyên có nước và có thời kỳ bốc mặn trong vụ khô hanh): diện tích 9 ha, phân bố rải rác ở phía Nam huyện có khả năng thâm canh lúa nước.
- Đất phù sa được bồi ven sông: diện tích 130,19 ha, phân bố theo các triền sông, thường ngập nước vào mùa lũ; có khả năng trồng màu, cây công nghiệp mùa khô.
- Đất phù sa ít được bồi, trung tính, ít chua: diện tích 5.650,20 ha, khả năng thâm canh lúa nước.
- Đất phù sa không được bồi, chua, glây mạnh: diện tích 857,50 ha, có khả năng trồng lúa nước.
- Đất phù sa không được bồi, có glây trung bình, úng nước mưa vào mùa hè, có diện tích 804,50 ha, có khả năng trồng lúa nước.


d5876ypqYBZ43xh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status