Khái quát chung về Bộ luật Hồng Đức - pdf 24

Download miễn phí Tiểu luận Khái quát chung về Bộ luật Hồng Đức



Chồng cùng vợ trước có con, vợ sau không có con, hay vợ cùng chồng trước có con, chồng sau không có con, mà chồng chết trước không có chúc thư, thì điền sản thuộc về con vợ trước, hay con chồng trước; nếu vợ sau, chồng sau không chia đúng phép thì bị xử phạt 50 roi, biếm một tư. Cha mẹ còn thì lại xử khác (đúng phép), nghĩa là vợ trước có một con, vợ sau không con, thì điền sản chia làm ba, cho con vợ trước hai phần, vợ sau một phần; nếu vợ trước có hai con trở lên, thì vợ sau chỉ bằng phần của các con thôi. Phần của vợ sau thì chỉ để nuôi dưỡng một đời mình, không được nhận làm của riêng; nếu vợ sau chết hay cải giá lấy chồng khác, thì phần ấy lại về con chồng. Vợ chết trước thì người chồng cũng theo lệ ấy, nhưng không câu nệ khi lấy vợ khác (ý nói khi lấy vợ khác thì cũng không bị tước đoạt phần điền sản). Nếu điền sản của chồng và vợ trước làm ra, thì chia làm hai phần, vợ trước và chồng mỗi người một phần, phần của vợ trước thì để riêng cho con, còn phần chồng thì lại chia như trước. Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm hai phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước; còn phần của vợ thì được nhận làm của riêng, vợ chết trước thì chồng cũng như thế.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


việc sử dụng chế tài hình sự, Nhà nước còn áp dụng cả chế tài dân sự, biện pháp kinh tế để buộc các quan lại phải chia ruộng đất đúng thời điểm-đây thực sự là một biện pháp thể hiện sự sáng suốt, rất hiện đại của các nhà làm luật từ thế kỉ XV.
-Giải quyết các tranh kiện về ruộng đất: tranh kiện ruông đất là các mâu thuẫn bất đồng của các chủ thể có quyền sở hữu ruộng đất khi họ cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Tại điều 362, yêu cầu khi giải quyết tranh kiện về ruộng đất là phải nhanh chóng đảm bảo cho ngươi có quyền lợi liên quan thu hoạch được đúng thời vụ. Để tránh nhưng tiêu cực đi xa hơn từ các vụ tranh chấp, pháp luật đã nghiêm cấm mọi hành vi cướp phá trong khi tranh kiện “đương tranh kiện nhau về ruộng đất mà lại đánh người để gặt, cướp lúa thì phải phạt 60 trượng, biếm hai tư; đánh người đến bị thương hay chết thì phải tội theo luật đánh người, giết người”. Từ đó cho thấy bài học bài học mà chúng ta có thể rút ra là: thời hạn giải quyết tranh chấp, xử lý tài sản trên đất và ngăn chặn sự bất ổn từ tranh kiện ruộng đất .
- Xác nhận chúc thư và các hợp đồng dân sự có liên quan đến ruộng đất, lập và báo cáo số ruộng, số hộ. Hoạt động này nhằm quản lý tình hình sử dụng đất và những biến động, thường xuyên trong quá trình sử dụng đất; đảm bảo cho các các giao dịch dân sự về ruộng đất không diễn ra một cách tuỳ tiện, ý chí của các bên được tôn trọng và thể hiện tính thống nhất trên văn tự. Ở đây L HĐ chưa thể hiện được đầy đủ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền như trong pháp luật hiện đại, nhưng điều 366 cho thấy yêu cầu của nhà nước trong việc kiểm soát các giao dịch về ruộng đất, từ đó bảo vệ quyền lợi cho người bị cưỡng ép, đe doạ phải chuyển nhượng, để lại thừa kế, là cơ sở để nhà nước can thiệp vào các quan hệ này khi cần thiết “những người làm chúc thư văn tự mà không nhờ quan chưởng trong làng viết thay và chứng kiến thì phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ ”
- Các hành vi vi phạm pháp luật và các biện pháp xử lí:
+ Mua bán, cầm cố ruộng đất trái phép. Việc bán, cầm cố ruộng đất công là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, dẫn tới sự thay đổi số phận pháp lý của ruộng đất, xâm phạm tới quyền sở hữu đất đai của nhà nước, do đó bị xử lý rất nghiêm khắc. Điều 342 quy định: “bán ruộng đất của công cấp cho hay ruộng đất khẩu phần thì xử 60 trượng, biếm hai tư…truy thu số tiền bán ruộng đất sung vào của công. Đem cầm thì xử phạt 60 trượng và bắt chuộc”, quy định tương tự như vậy đối với ruộng đất khẩu phần còn được thể hiện trong điều 372. Đối chiếu với các quy định của pháp luật đất đai hiện nay về các quyền năng của chủ thể trong việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất đai, thấy rằng, điều 342 chỉ đề cập tới việc nghiêm cấm hai hành vi: bán (chuyển nhượng) và cầm (thế chấp) đối với đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Vậy với những hành vi chuyển đổi, cho thuê, thừa kế ruộng đất có được Nhà nước cho phép thực hiện hay không? Giải đáp vấn đề này chúng ta căn cứ vào nguyên tắc cơ bản của pháp luật thường được các nhà luật học đề cập tới đó là: “được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”. Rõ rang quyền chuyển đổi, cho thuê, thừa kế là những quyền năng tất yếu mà pháp luật không cấm đoán. Tuy nhiên những quyền đó chỉ được thực hiện trong thời hạn được cấp ruộng đất hay chỉ là trong quãng thời gian đợi đến kỳ chia ruộng tiếp theo. Đáng chú ý là ngoài sự nghiêm cấm đối với hành vi bán ruộng đất công nói trên, L HĐ còn có quy định về hành vi bán ruộng đất cho người nước ngoài, hành vi này được coi là trọng tội. Điều 74 (chương vệ cấm ) quy định: “những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém...”. Cùng là hành vi bán ruộng nhưng mức hình phạt khác nhau là do sự khác nhau về chủ thể thực hiện. Với tội bán ruộng đất cho người nước ngoài thì phạm vi rộng hơn. Ruộng đất ở đây có thể là ruộng tư hay ruộng công, ruộng khẩu phần và bán cho đối tượng là người nước ngoài. Còn loại ruộng được quy định trong điều 342 là ruộng công hay ruộng khẩu phần và bán cho đối tượng là cá nhân trong nước-Một hành vi xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, còn một hành động xâm phạm đến chế độ sở hữu ruộng đất công của Nhà nước.
+Lấn chiếm ruộng đất: Lấn chiếm ruộng đất là hành vi xâm hại trực tiếp đến chế độ sở hữu ruộng đất công, thu hẹp diện tích ruộng đất công của nhà nước. Biểu hiện cụ thể của hành vi này là việc người sử dụng đất công không tuân theo những nghĩa vụ, thủ tục khi Nhà nước chia, cấp ruộng đất L HĐ đã xác định 4 hành vi khác nhau trong loại vi phạm này:
- Chiếm ruộng công quá số hạn định
- Dựng bia, mốc giả để lấn chiếm đất công. Xâm lấn đường quan lộ
- Không theo chế độ ruộng đất mà lạm chiếm phần của mình
-Lấn giới hạn ruộng đất công
Hình thức xử phạt được thực hiện đối với những người dám chiếm ruộng đất công và hình phạt tăng lên theo diện tích chiếm dụng (Đ343). ĐIều đặc biệt là mức hình phạt nặng nhẹ tuỳ theo khách thể mà tội phạm đó xâm hại, ruộng đất tư thì tội nhẹ hơn một bậc so với ruộng đất công. Điều đó cho thấy thái độ dứt khoát của nhà nước trong việc bảo vệ và đề cao ruộng đất công. Bên cạnh đó nhà nước trách nhiệm của quan lại, có nhiệm vụ quản lý để đất công bị lấn chiếm mà không biết thì bị “biếm một tư và mất chức quản giám”. Điều này thể hiện việc nhà nước đã rất chú trọng đến chất lương công việc, mức độ và ảnh hưởng của những vi phạm của tầng lớp quan lại đối với trật tự ổn định trong công tác quản lý và sử dụng ruộng đất. Đó thực sự là bài học rất quan trọng xứng đáng để chúng ta trân trọng, học tập và phấn đấu.
Tóm lại: Dưới thời Lê sơ, bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng – Là cơ sở kinh tế chủ yếu của nhà nước phong kiến. Và công cụ quan trọng để bảo vệ và thực hiện chế độ sở hữu đó là những biện pháp hình thức về quản lý ruộng đất.
Các quy định của L HĐ về quản lý đất đai đã thể hiện rất nhiều điểm tích cực, tiến bộ của các nhà làm luật trong lĩnh vực này, đó là sự trân trọng đối với thành quả lao động;thái độ nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm. Nó chứng tỏ rằng: “pháp luật là để dạy cái tính hiếu của quan lại, dưới đến trăm họ”. Như Phan Huy Chú đã từng đánh giá về pháp luật thời Lê: “thật là cái mẫu để trị nước, cái khuôn phép để buộc dân”.
-Sở hữu làng xã: Do chính sách quản lý và bảo vệ diện tích đất đai thuộc sở hữu của nhà nước nên quyền sở hữu về ruộng đất của làng xã bị nhà nước can thiệp tương đối mạnh mẽ, đặc biệt nhà nước buộc làng xã phải chấp hành cách phân chia ruộng đất công theo những quy định của nhà nước.
Một trong những nguyên nhân quan trọng buộc nhà nước phải phá vỡ nguyên ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status