Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Sơn Mài Mới - pdf 24

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Sơn Mài Mới



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3
1. Nguồn vốn của Công ty 3
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 4
2.1. Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 4
2.2. Đặc điểm thị trường - khách hàng 5
CHƯƠNG 2 . TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SƠN MÀI MỚI 7
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 7
1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty 7
2. Kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường của The Lacquer Factory Co.Ltd 9
3. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian qua(2005-2006) 13
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 14
1. Những điểm mạnh của công ty 14
2. Những điểm hạn chế của Công ty 16
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨUCỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SƠN MÀI MỚI 18
I. PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 18
1. Những cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty 18
2. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước 21
2.1 Phát huy thế mạnh ở trong nước và tận dụng tiềm năng ở bên ngoài để mở rộng quan hệ phân công lao động và hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực. 21
2.3 Giải quyết mọi vướng mắc về cơ chế, chính sách 22
2.4 Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu 22
2.5 Hoàn thiện thủ tục xuất khẩu và chính sách thuế 23
2.6 Xây dựng một mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu 23
2.7 Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động xuất khẩu 24
3. Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty 24
3.1 Chỉ tiêu kế hoạch 25
3.2 Công tác thị trường 25
3.3 Công tác sản xuất kinh doanh và dịch vụ 26
3.4 Công tác tài chính 27
3.5 Công tác tổ chức cán bộ 27
II. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SƠN MÀI MỚI 28
1. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, bạn hàng và đối thủ cạnh tranh 28
1.2 Tổ chức hợp lý, hiệu quả hoạt động Marketing-Mix 30
1.3 Đổi mới hình thức xuất khẩu 32
1.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại 32
 1.5. Giải pháp về sản phẩm 33
1.5.1. Giải pháp về giá cả và quản lý hoạt động xuất khẩu 33
1.5.2. Giải pháp về tạo nguồn hàng, lựa chọn mặt hàng xuất khẩu 34
1.5.3. Không ngừng cải tiến, đổi mới mẫu mã đề tài, nâng cao chất lượng sản phẩm 36
1.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh 37
2. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên 37
3. Tổ chức sản xuất hiệu quả gắn với sản xuất xuất khẩu 39
4. Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và công tác quản lý của công ty 41
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 42
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cầu về vốn cho các đơn vị kinh doanh, phát huy được hiệu quả của vốn. Công tác quản lý tài chính đã hạch toán chính xác, quyết đoán kịp thời, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các đơn vị kinh doanh, thực hiện tốt việc công khai kết quả kinh doanh và dịch vụ của các đơn vị và của toàn công ty hàng quý, sáu tháng và cả năm.
Công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, không để bị phạt nộp chậm thuế hay bị cưỡng chế thuế. Thực hiện tốt chế độ báo cáo chính xác và đúng kỳ hạn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
- Về công tác quản lý và tổ chức cán bộ: Trong lúc tập trung trí tuệ, công sức và thời gian cho công tác kinh doanh, lãnh đạo công ty đã luôn quan tâm củng cố hoàn thiện bộ máy làm việc và công tác cán bộ để đáp ứng ngày càng tốt hơn theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh . Căn cứ vào năng lực điều hành của cán bộ và kết quả thực tế trong sản xuất kinh doanh, lãnh đạo công ty đã có phương án sắp xếp, điều chỉnh hợp lí về tổ chức nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm các đơn vị yếu kém, chú ý bồi dưỡng, đề bạt sử dụng cán bộ có năng lực trong công ty, kịp thời chuẩn bị cán bộ thay thế những người nghỉ hưu hay chuyển công tác.
2. Những điểm hạn chế của Công ty
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công ty còn tồn tại những vấn đề sau:
- Về sản phẩm : Mặc dù đã có sự cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu thị trường nước ngoài nhưng sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của công ty chưa thực sự đạt được tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng mặt hàng của công ty so với chất lượng cùng loại của các nước khác còn thấp do đó sức cạnh tranh chưa cao trên thị trường quốc tế.
- Về thị trường : Thị trường khách hàng là khó khăn chủ yếu, đặc biệt đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ cạnh tranh lại càng quyết liệt. Công ty chưa có thị trường lớn và ổn định lâu dài, phần lớn các thị trường ở thời điểm thăm dò lẫn nhau cho nên có những khách hàng chỉ tìm đến công ty một lần rồi lại thôi. Do đó công ty phải tạo niềm tin với khách hàng nước ngoài là nhiệm vụ cần đạt được trong năm tới.
Về con người: Công tác tổ chức cán bộ của công ty vẫn còn nhiều bất cập, tư tưởng dựa dẫm ỷ lại vẫn còn ở một số CBCNV, cách làm việc thụ động, đổ tại cho khó khăn khách quan, chưa tích cực tạo ra việc làm dẫn dến kinh doanh yếu kém. Mặc dù có sự học tập, trau dồi và cọ sát nhiều về thực tế nhưng vẫn chưa theo kịp trình độ của các nước phát triển cho nên thường bị yếu thế khi đàm phán và kí kết hợp đồng nói riêng.
Chương III
Phương hướng và giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu
của Công ty trách nhiệm hữu hạn sơn mài mới
I. phương hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu
1. Những cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
1.1 Những cơ hội:
Đánh giá cơ hội trong hoạt động kinh doanh hàng hoá của The Lacquer Factory Co.Ltd được xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan:
Yếu tố chủ quan tạo nên cơ hội đó chính là các điểm mạnh trong hoạt động xuất khẩu của bản thân công ty .
Yếu tố khách quan chính là các qui định, chính sách định hướng của Nhà nước và các cấp chính quyền tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp .
Chính sách mở cửa năng động cùng với chính sách ngoại giao “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” đã mang lại cho Việt Nam một vị thế mới trên thị trường quốc tế. Những chính sách này không chỉ tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia sâu sắc vào quá trình phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế. Việt Nam đã tiến hành ký kết hiệp định khung hợp tác giữa Việt Nam với liên minh châu Âu, ký kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ, đặt biệt Mỹ đã giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng của Việt Nam như hàng may mặc, gạo, thủ công mỹ nghệ.
Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và từ đó cũng tạo ra các cơ hội mới trong quan hệ kinh tế thương mại giữa chính phủ Việt Nam với các nước trên thế giới, giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, và không ngoại lệ, đó là cơ hội rất lớn cho công ty The Lacquer Factory mở rộng quan hệ buôn bán.
Bên cạnh đó, cơ chế chính sách xuất nhập khẩu ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là phần thủ tục xuất khẩu đã được đơn giản hoá đi nhiều. Nhà nước đang có chính sách ưu tiên xuất khẩu đặc biệt các mặt hàng thủ công mỹ nghệ - là những sản phẩm truyền thống có lợi thế so sánh về nguyên vật liệu sẵn có, tạo công ăn việc làm cho người lao động, Nhà nước khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này bằng cách miễn thuế xuất khẩu, tài trợ tín dụng cho các cơ sở sản xuất, xuất khẩu.
Đó là những cơ hội thuận lợi mà công ty có được do từ các yếu tố khách quan từ phía Nhà nước và các cấp chính quyền và các cơ hội này có được tận dụng hay không đó chính là do bản thân doanh nghiệp . Những điểm mạnh đó, công ty nên khuyến khích để duy trì và phát huy những thế mạnh, tận dụng cơ hội từ phía nhà nước biến thành những thế mạnh của mình, cơ hội từ phía vĩ mô thành những kết qảu thực hiện giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
1.2 Những thách thức
Thách thức lớn nhất trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty là vấn đề cạnh tranh. Hiện nay công ty đang phải đối đầu với tình trạng cạnh tranh gay gắt cả trong nước và ngoài nước.
ở thị trường trong nước, do có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ nên dẫn dến tình trạng cạnh tranh trong việc thu gom hàng, từ đó dẫn tới đẩy giá cả mặt hàng này lên cao. Như vậy chỉ có công ty nào có sức tiêu thụ mạnh có nguồn hàng ổn định thì mới tồn tại trên thương trường, những công ty có qui mô nhỏ nếu không có biện pháp tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu hay tìm được thị trường thì sẽ dẫn đến bị loại bỏ. Nếu một doanh nghiệp kinh doanh mà ngay cả vấn đề cạnh tranh trong nước chưa được tốt, sản phẩm không có chỗ đứng ở thị trường trong nước thì sản phẩm đó chắc chắn sẽ không thể vươn ra thị trường thế giới. Điều đó đòi hỏi công ty The Lacquer Factory phải phát huy được tối đa mọi điểm mạnh, tận dụng được mọi cơ hội đã có và sử dụng chúng có hiệu quả hơn để công ty ngày càng lớn mạnh và đứng vững trên thị trường .
Trên thị trường thế giới, mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và sản phẩm của công ty The Lacquer Factory nói riêng, đang phải cạnh tramh với rất nhiều quốc gia khác cùng khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...Trong cạnh tranh quốc tế, giá cả sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta thường cao (do chi phí vận chuyển lớn) cùng với sự am hiểu về thị trường ít, nên kém thu hút được của khách hàng.
Các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chưa được đầu tư đúng mức chẳng hạn như mặt hàng mây tre đan, các làng nghề sản xuất hàng mây tre đan không được đầu tư chế biến nguyên liệu có chất lượng cao để tạo ra các sản phẩm mây tre...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status