Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ - pdf 24

Download miễn phí Tiểu luận Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I. Giới thiệu chung về Công ty dệt may Hà Nội 3
I. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 3
II. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 3
1. Chức năng 3
2. Nhiệm vụ 3
III. Những đặc điểm cơ bản trong hoạt động kinh doanh của Công ty 4
1. Sản phẩm sợi 4
2. Nhân lực 4
3. Công nghệ 4
4. Thị trường 4
5. Nguồn vốn 5
IV. Mục tiêu xuất khẩu sang Mỹ đến năm 2010 của Công ty 5
Chương II. Tình hình thực hiện doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty dệt may Hà Nội sang thị trường Mỹ 7
I. Tổng quan về thị trường hàng dệt may Mỹ 7
1. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may tại Mỹ 7
2. Một số chính sách nhập khẩu hàng dệt may của Chính phủ Mỹ 7
II. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang Mỹ 8
1. Doanh thu qua các năm 8
2. Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 11
III. Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào thị trường Mỹ. 14
1. Ưu điểm 14
2. Nhược điểm 15
Chương III. Một số giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty dệt may Hà Nội sang thị trường Mỹ 16
I. Xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định 16
II. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên 16
1. Về đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu 16
2. Về đội ngũ công nhân viên 16
III. Nâng cao khả năng thiết kế 16
IV. Mở rộng danh mục mặt hàng xuất khẩu 17
V. Tìm hiểu hệ thống pháp luật Mỹ. 17
VI. Tìm kiếm các bạn hàng lớn 18
Kết luận 19
Danh mục tài liệu tham khảo 20
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bước phát triển vững chắc với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh qua các năm. Chỉ trong vòng 3 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta đã tăng gần 2 lần, đứng thứ hai trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất chỉ sau kim ngạch xuất khẩu dầu khí.
Năm 2003 là năm đánh dấu mốc son mới của ngành dệt may Việt Nam trên con đường phát triển của mình, khi ngành này thu được 3,6 tỷ USD từ xuất khẩu. Trong vòng 10 năm tới, đây vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Nắm bắt được thế mạnh và tiềm năng phát triển của mặt hàng dệt may, nhiều Công ty trong nước đã đầu tư vốn, công nghệ để sản xuất mặt hàng này và hướng ra thị trường nước ngoài. Một số Công ty đã làm tốt bài toán đầu vào, đầu ra cho sản phẩm và đạt được hiệu quả kinh tế cao, khẳng định uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Công ty dệt may Hà Nội - Hanosimex là một trong số các Công ty đó.
Hanosimex là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam đã có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự thành công của toàn ngành dệt may. Cho đến nay, sản phẩm may mặc mang thương hiệu Hanosimex đã được biết đến ở khắp mọi miền đất nước và nhiều thị trường nước ngoài như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia… trong đó lớn nhất là thị trường Mỹ. Đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, cơ hội đã được mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Hanosimex nói riêng thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này. Trong bài tiểu luận này em muốn đưa ra một số phân tích về tình hình thực hiện doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Hanosimex vào thị trường Mỹ cũng như đề ra một số giải pháp cụ thể để doanh nghiệp thực hiện ngày càng tốt hơn doanh thu này trong thời gian tới.
Bài viết gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty dệt may Hà Nội.
Chương II: Tình hình thực hiện doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào thị trường Mỹ.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ.
Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo Mạnh Cường đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
Chương I. Giới thiệu chung về Công ty dệt may Hà Nội
I. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty dệt may Hà Nội với tên viết tắt là Hanosimex, trước đây là Nhà máy sợi Hà Nội - xí nghiệp liên hiệp sợi - dệt kim Hà Nội, là một doanh nghiệp lớn thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam, được xây dựng từ năm 1979 với sự giúp đỡ của hãng Unionmatex (CHLB Đức).
Hiện nay Công ty có 11 nhà máy thành viên, trong đó gồm 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt nhuộm, 6 nhà máy may với tổng diện tích mặt bằng trên 24ha, hơn 5000 công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cùng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước Đức, Nhật, Bỉ, Mỹ… Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiểu chuẩn ISO 9000:2000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000. Sản phẩm của Công ty nhiều năm liền được khách hàng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và đạt được nhiều giải thưởng tại hội chợi triển lãm trong và ngoài nước và từng bước khẳng định uy tín tại thị trường nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi…
II. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1. Chức năng
Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng cao như các loại sợi, sản phẩm dệt kim, khăn bông và nhập khẩu các loại bông xơ, nguyên phụ liệu chuyên dùng như hoá chất, thuốc nhuộm…
2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Công ty là tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo việc làm cho người lao động, phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng doanh thu, xây dựng quản lý theo chương trình ISO 9002 và SA 8000.
III. Những đặc điểm cơ bản trong hoạt động kinh doanh của Công ty
1. Sản phẩm sợi
* Đây là sản phẩm truyền thống của Công ty, gồm sợi cotton, sợi Peco, sợi PE.
* Các loại vải dệt kim và các sản phẩm mau bằng vải Rid, Interlok, Single, Lacost.
* Các loại khăn mặt, khăn tắm, khăn ăn.
* Các loại vải Denim và các sản phẩm quần áo Jeans.
2. Nhân lực
Do đặc điểm của ngành nên trong Công ty lao động nữ chiếm đa số, gần 70%. Trình độ của lao động đang ngày càng được nâng cao cả về nghiệp vụ chuyên môn và tay nghề. Các cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản từ nhiều trường đại học có uy tín trong nước và nước ngoài.
3. Công nghệ
Các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên các dây chuyền thiết bị hiện đại, tiên tiến của Châu Âu, Mỹ, Nhật như: dây chuyền sản xuất sợi PE với 1994 hộp kéo sợi (3000 tấn sợi PE/năm), phòng thí nghiệm nhuộm, dây chuyền may sản phẩm dệt kim, máy dệt Jacquard…
4. Thị trường
4.1 Đối với thị trường Châu á
Trong thời kỳ trước năm 1997, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm ưu thế, chiếm khoảng 80% doanh thu xuất khẩu của Công ty. Cuối năm 1997 đến 1999, do khủng hoảng kinh tế nên sức mua của thị trường Nhật giảm lại cộng thêm sự cạnh tranh từ phía các sản phẩm của Trung Quốc nên khả năng xuất khẩu sang thị trường Nhật bị hạn chế.
Công ty đã mở rộng sang các thị trường khác trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Philipine, Singapore..
4.2 Đối với thị trường Châu Âu
Trước năm 1997, xuất khẩu sang thị trường này chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đặc điểm của các đơn hàng Châu Âu là nhỏ và yêu cầu cao về chất lượng. Mặt khác, do hạn chế về hạn ngạch nên số lượng xuất khẩu sang thị trường này chỉ ở mức nhất định. Năm 2004, bước đầu Bộ Thương Mại cho phép các doanh nghiệp tự do xuất khẩu vào thị trường EU, chưa áp dụng quy chế phân bổ hạn ngạch nên lượng hàng xuất khẩu sang EU năm nay tăng cao so với năm 2003.
4.3 Thị trường Mỹ
Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng. Doanh thu xuất khẩu sang thị trường này của Công ty tăng mạnh qua các năm, đây vẫn là mục tiêu lớn dành cho Công ty trong thời gian tới.
5. Nguồn vốn
Hiện nay Hanosimex là một trong những Công ty có giá trị tài sản lớn trong Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Năm 1999, tổng giá trị tài sản của Công ty là gần 300 tỷ đồng. Nguồn vốn trên một phần do Nhà nước cấp, phần còn lại do quá trình hoạt động của Công ty tạo ra và do huy động từ cán bộ công nhân viên cũng như khai thác từ nhiều nguồn vốn khác.
IV. Mục tiêu xuất khẩu sang Mỹ đến năm 2010 của Công ty
Dựa trên những phân tích về thực trạng của Công ty cũng như những biến động của thị trường Mỹ. Ban lãnh đạo đã nghiên cứu và đưa ra những mục tiêu cụ thể đến năm 2010 như sau:
Đơn vị: triệu USD
Năm
2004
2005
2010
Doanh thu
20
24
31
Sản phẩm dệt may
16
18
21
Khăn các loại
0,3
0,5
1
Vải Denim
0,6
0,8
1
Quần áo Denim
2
3
5
Sợi
0,1
0,2
1

1
1,5
2
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Mục tiêu này hoàn toàn có khả năng thực hiện được nếu Công ty biết khai thác triệt để lợi thế vốn có của mình. Đặc biệt nếu như 2005, Việt Nam gia nhập WTO thì khả năng thực hiện mục tiêu trên cà...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status