Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Deloitte Việt Nam 3
 2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty 5
2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 5
2.1.1. Dịch vụ kiểm toán 5
2.1.2. Dịch vụ tư vấn thuế 5
2.1.3. Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp 5
2.1.4. Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực 6
2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6
2.3. Những thành tựu đạt được 9
2.4. Chiến lược của công ty trong tương lai 9
2.5. Những điều làm nên thành công của Deloitte Việt Nam hiện nay 11
3. Tổ chức bộ máy quản lí của Deloitte Việt Nam 12
3.1. Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Deloitte Việt Nam 15
3.2. Sơ lược về phương pháp kiểm toán của Deloitte (AS/2) 16
Phần II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TR ÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 23
I. Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính 23
1. Vai trò, mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính 23
1.1. Vai trò của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC 23
1.2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên 24
1.3. Các loại hình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương 25
2. Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam 27
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 27
2.2. Thực hiện kiểm toán 30
2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát 30
2.2.2. Thử nghiệm cơ bản 33
2.3. Kết thúc kiểm toán 36
2.3.1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ 36
2.3.2. Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán 36
2.3.3. Lập báo cáo kiểm toán 36
III. Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện tại công ty sản xuất ống thép VSP 37
1. Lập kế hoạch kiểm toán 37
1.1. Tìm hiểu chung khách hàng 37
1.2. Các chính sách kế toán chủ yếu tại công ty khách hàng 38
1.3. Tìm hiểu về chu trình tiền lương và nhân viên của công ty VSP 40
2. Thực hiện kiểm toán 41
2.1. Kiểm toán các nghiệp vụ tiền lương 41
2.1.1. Thủ tục phân tích 42
2.1.1.1. Ước tính lương 42
2.1.1.2. Ước tính tiền ăn ca 42
2.1.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết 43
2.1.2.1. Kiểm tra chi tiết chi lương 43
2.1.2.2. Kiểm tra chi tiết hạch toán chi phí lương ngoài đơn giá 44
2.2. Kiểm toán các khoản trích theo lương 45
2.2.1. Thủ tục phân tích 45
2.2.1.1. Ước tính KPCĐ 45
2.2.1.2. Ước tính BHYT, BHXH 46
3. Kết thúc kiểm toán 46
IV. Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện tại Công ty sản xuất đề can NCI 47
1. Chuẩn bị kiểm toán 47
1.1. Tìm hiểu về khách hàng 47
1.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại công ty 48
1.3. Tìm hiểu về chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty NCI 50
2. Thực hiện kiểm toán 51
2.1. Kiểm toán các nghiệp vụ tiền lương 51
2.1.1. Thủ tục phân tích 52
2.1.1.1. Ước tính lương 52
2.1.1.2. Ước tính tiền ăn ca 52
2.1.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết 53
2.2. Kiểm toán các khoản trích theo lương 55
3. Kết thúc kiểm toán 57
V. So sánh kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương tại hai đơn vị trên. 57
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 59
I. Nhận xét chung về quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam 59
II. Hoàn thiện kiểm toán tiền lương và nhân viên tại công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam 61
1. Hoàn thiện phương pháp chọn mẫu 61
2. Hoàn thiện thủ tục phân tích 63
3. Hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 63
III. Kiến nghị để thực hiện giải pháp 66
1. Phân công công việc hợp lý 66
2. Đào tạo nhân viên của công ty 66
3. Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước 67
Kết luận 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ểu về chính sách tiền lương của đơn vị, các phê duyệt về thay đổi mức lương bậc lương, thưởng, các khoản phúc lợi, chính sách tuyển dụng, các quy chế chấm dứt hợp đồng lao động …cũng như sự phân tách trách nhiệm giữa các phòng ban đặc biệt là phòng tổ chức lao động và phòng kế toán tại đơn vị khách hàng
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: bao gồm các thông tin trong các tài liệu như: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng. Công việc này giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: Từ những thông tin đã thu thập ở trên manager và partner sẽ phân tích đánh giá nhận xét để đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp.
- Đánh giá tính trọng yếu: trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được. Công việc này sẽ giúp cho kiểm toán viên ước lượng được số bằng chứng kiểm toán cần thu thập một cách hợp lí. Trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu là thấp nghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận được phải thấp thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ nhiều hơn trong trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cao hơn.
- Đánh giá rủi ro: có ba loại rủi ro mà kiểm toán viên cần đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Rủi ro cố hữu: để đánh giá loại rủi ro này kiểm toán viên cần xem xét đến bản chất kinh doanh của khách hàng, tính trung thực của Ban giám đốc, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, kết quả kiểm toán năm ngoái…
Rủi ro kiểm soát: thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng mà kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hay thấp. Nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng tốt thì rủi ro kiểm soát sẽ ở mức thấp và ngược lại.
Rủi ro phát hiện: đó là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận mà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và kiểm toán viên không phát hiện được. Trình độ của kiểm toán viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát sinh loại rủi ro này.
Ở Deloitte Việt Nam mức trọng yếu sẽ được xác định chung cho tất cả các khoản mục chứ không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục, khoản mục nào được xác định là quan trọng ảnh hưởng nhiều đến các khoản mục khác hay có nhiều khả năng xảy ra sai xót sẽ được tập chung xem xét kĩ hơn.
2.2. Thực hiện kiểm toán
2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát
Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên: bảng tính lương của đơn vị được kiểm toán chính là cơ sở để thanh toán tiền lương, ghi chép vào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương, do đó nó thường là điểm xuất phát trong các cuộc khảo sát về kiểm toán tiền lương và nhân viên. Và ở Deloitte Viêt Nam cũng vậy, đầu tiên KTV chọn ra bảng tính lương của một kì nào đó để kiểm tra độ chính xác số học của việc tính toán, và việc phân bổ vào các tài khoản hợp lí. Sau đó KTV chọn ngẫu nhiên một số nhân viên kiểm tra sự hoàn hảo của các hồ sơ và rà soát lại các báo cáo hoạt động nhân sự về sự phê duyệt xem có hợp lí không ( bao gồm kiểm tra hợp đồng lao động, các giấy tờ liên quan đến việc tuyển dụng…), đồng thời KTV so sánh các mức lương, bậc lương và các khoản khấu trừ trên các sổ nhân sự với các thông tin như vậy trên bảng tính lương để xác định xem chúng có giống nhau hay không.
Các khảo sát tiền lương khống: Trong lĩnh vực tiền lương và nhân viên có nhiều cách khác nhau để nhân viên có thể thực hiện hành vi gian lận, tuy nhiên hình thức phổ biến nhất vẫn là “lương khống”. Lương khống có thể biểu hiện dưới hình thái là số nhân viên khống hay số giờ lao động hay số lượng sản phẩm hoàn thành khống, để kiểm soát được những gian lận này KTV của Deloitte Việt Nam có một số giả pháp như sau:
- Số nhân viên khống: đó là việc tiếp tục viết phiếu chi cho nhân viên đã thôi việc hay đã mãn hạn hợp đồng hay không có thực. Hành động gian lận này rất dễ xảy ra ở những đơn vị mà nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm không được tuân thủ.
Để kiểm soát nghiệp vụ này KTV của Deloitte so sánh tên trên các phiếu chi hay séc chi lương đã thanh toán với các bảng chấm công và các giấy tờ liên quan khác về chữ kí phê chuẩn và tính hợp lí của chữ kí tắt mặt sau.
Một thủ tục khác nữa là KTV chọn ra một số hồ sơ nhân viên từ sổ nhân sự nhằm tìm các nhân viên đã thôi việc đã mãn hạn hợp đồng lao động trong năm hiện hành để xác định xem các khoản thanh toán mãn hạn hợp đồng cho nhân viên này có phù hợp với chính sách của công ty hay không.
Kiểm tra việc thanh toán lương cho nhân viên để đảm bảo việc chấm dứt thanh toán cho những nhân viên đã kết thúc hợp đồng lao động. Một nhược điểm của thủ tục này là nếu phòng nhân sự không được báo cáo về việc mãn hạn hợp đồng thì thủ tục này sẽ không còn hiệu lực.
Một biện pháp khác mà KTV của Dloitte Việt Nam tiến hành nhằm kiểm soát số nhân viên khống bằng cách là yêu cầu trả lương đột xuất, mọi nhân viên đều phải trực tiếp kí vào phiếu chi hay séc chi của mình dưới sự giám sát của KTV. Đây là hình thức rất tốn thời gian và công sức của cả hai phía nên rất hiếm khi được thực hiện.
- Số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm hay lao vụ hoàn thành khống: hình thức này dễ xảy ra trong những trường hợp do việc theo dõi thời gian, giám sát và quản lí không chặt chẽ hay do sự móc nối giữa người giám sát với nhân viên của họ.
Để khảo sát hình thức gian lận này các KTV của Deloitte Việt Nam tiến hành cân đối tổng số giờ công, ngày công hay khối lượng công việc hay lao vụ được thanh toán theo số lương với số liệu ghi chép độc lập và được kiểm tra thường xuyên của KTVNB tại từng bộ phận hoạt động. hay KTV sẽ tiếp cận với quản đốc nhằm theo dõi việc chấm công của quản đốc và phỏng vấn nhân viên về việc kiểm soát giờ giấc của quẩn đốc.
* Ngoài ra có một thủ tục mà các KTV Deloitte Việt Nam thường xuyên dùng để khảo sát tiền lương khống đó là thủ tục ước tính lương có hai cách thường dùng để ước tính đó là:
- Đối với các doanh nghiệp không có biến động nhiều về mức lương và số nhân công thì KTV sẽ chọn mẫu một tháng lương sau đó nhân với mười hai tháng để tính ra mức lương của công ty trong một năm. Từ số ước tính này KTV so sánh với số của khách hàng nếu chênh lệch nhỏ hơn mức trọng yếu cho phép( mức trọng yếu này được manager hay partner xác định trong kế hoạch kiểm toán) thì bỏ qua, nếu chênh lệch lớn hơn mức trọng yếu đặt ra thì yêu cầu ban giám đốc giả trình.
- ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status