Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên



Tiền lương sản phẩm là hình thức tính lương cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn gía tính lương cho một đơn vị sản phẩm công việc đó. Nhà máy quy định, chỉ có những sản phẩm hoàn thành, đảm bảo chất lượng quy định thì mới được trả lương. ĐƠn giá lương sản phẩm được xây dựng qua định mức lượng, chế độ lương. Qua khảo sát thực tế, nhà máy đã xây dựng đơn giá của từng sản phẩm cho bộ phận sản xuất trực tiếp như sau:





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h cho thành phẩm chịu.
- Các phân xưởng có cung cấp sản phẩm, lao vụ lẫn nhau cần loại trừ khỏi giá thành sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính và sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận, không phải là sản xuất phụ:
Công thức tính:
Tổng giá thành SP
=
Tổng CP đã tập hợp
+
CPSXSP dở đầu kỳ
-
CPSXSP dở cuối kỳ
-
CP cần loại trừ khỏi tổng CP đã tập hợp
1.2.4.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này áp dụng phù hợpv ới những loại hình doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ, cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau.
Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ SXSP.
Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đã hoàn thành.
Công thức tính:
Tổng sản lượng thực tế đã quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn
=
S Si
x
Hi
Trong đó:
Si: sản lượng thực tế của loại sản phẩm i
Hi: hệ số quy định cho sản phẩm i
1.2.4.6. phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Phương pháp này áp dụng phù hợp với những loại hình doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất, kết quả sản xuất thu được là một nhóm sản phẩm với chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Đối tượng tập hợp CPSX: tập hợp theo nhóm sản phẩm cùng loại (toàn bộ quy trình công nghệ). Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm có quy cách, kích cỡ khác nhau
Công thức tính:
Tỷ lệ giá thành từng khoản mục
=
Tổng giá thành thực tế
Tổng giá thành KH
Tổng giá thành thực tế từng quy cách
=
Tiêu chuẩn phân bổ có trong từng quy cách
x
Tỷ lệ giá thành
1.2.4.7. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành theo định mức
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có đủ điều kiện
- Quy trình công nghệ đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định.
- Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên.
- Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tương đối vững, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu có nề nếp:
Công thức tính:
Giá thành thự c tế của SP
=
Giá thành định mức của SP
+
Chênh lệch do thay đổi định mức
+
Chênh lệch do thoát ly định mức
Chương 2:
thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy phúc yên
2.1. Đặc điểm chung của nhà máy giầy phúc yên
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy Giầy Phúc Yên
Nhà máy Giầy Phúc Yên là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty da giầy Việt Nam, nằm ở thị trấn Phúc Yên - huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy được hình thành năm 1995 với nhiệm vụ sản xuất hàng gia công theo đơn đặt hàng xuất khẩu. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy được đánh dấu mốc thời gian sau:
Tiền thân của nhà máy là nhà máy Bút máy Kim Anh xây dựng năm 1976, chính thức đưa vào sản xuất ngày 19/12/1978. Với hoạt động chính là sản xuất bút máy có công suất là 1.200.000 sản phẩm / 1 năm, thiết bị động lực do nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa cung cấp, sản phẩm của nhà máy đã được xuất đi một số nước Đông Âu như: Ba Lan, Hungari và một số nước ở Nam Mỹ.
Theo mô hình cơ cấu tập trung, tháng 4 năm 1982 nhà máy sát nhập với nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà trở thành cơ sở II của nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà. Do đó từ một nhà máy sản xuất khép kín, đồng bộ sản phẩm trở thành một nhà máy chỉ sản xuất các chi tiết phụ của bút máy. Vì vậy những năm này nhà máy có khoảng 200 công nhân không có việc làm thường xuyên.
Đứng trước tình hình đó cùng với việc phân công sản xuất trong các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế (Comicom) ngày 01/10/1987 Bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định thành lập nhà máy Giầy Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ nhà xưởng của nhà máy Bút máy Kim Anh - Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà theo quyết định số 442/TCCB-CN/V của Bộ trưởng công nghiệp nhẹ.
Sau khi cải tạo nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, dạy nghề cho công nhân cũ, tuyển dụng công nhân mới, tháng 5/1988 nhà máy chính thức đi vào sản xuất, sản phẩm chính là mũ giầy các loại: giầy vải, giầy thể thao, giầy da.. xuất đi các nước Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc. Ngoài ra còn có các sản phẩm như găng tay da, bảo hộ lao động xuất khẩu cho cộng hoà dân chủ Đức (cũ), sản phẩm đạt số lượng cao nhất, xấp xỉ: 1.000.000 đôi.
Năm 1991 khối Đông Âu tan vỡ, nhà máy mất thị trường chính là Đông Âu, toàn bộ khách hàng và đơn đặt hàng bị huỷbỏ, Nhà máy Giầy Phúc Yên một lần nữa lại rơi vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn. Sản phẩm chính là mũ giầy, giầy cá loại không có khách hàng, đầu tư mới không có vốn nên dẫn đến sự tan vỡ toàn bộ cả hệ thống quản lý và đội ngũ công nhân lao động.
Trước tình trạng đó, được sự đồng ý của Bộ công nghiệp nhẹ, Tổng công ty da giầy Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất gia công với Công ty Đồng Trị - Đài Loan.
Sản phẩm sản xuất chính là giầy thể thao, với cách hợp tác: Công ty Đồng Trị - Đài Loan chịu trách nhiệm về thiết bị, nguyên vật liệu, đơn đặt hàng và đội ngũ chuyên gia; Nhà máy Giầy Phúc Yên chịu trách nhiệm về nhà xưởng, điện nước, cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động.
Sau 4 tháng lắp đặt thiết bị và dạy nghề, tháng 01/1995 nhà máy xuất lô hàng đầu tiên đi Châu Âu và đạt kết quả tốt. Trên đà đó nhà máy cùng phía đối tác đã cố gắng hết sức trong việc quản lý, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng và phát triển nhà máy.
Nhà máy đã có những tiến bộ đáng kể, sản xuất ổn định và phát triển, đảm bảo việc làm cho hơn 1000 công nhân. Có thể nói, nhà máy đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn của sự phát triển. Cụ thể ta có thể xem xét tốc độ phát triển của nhà máy qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
1999
2000
2001
1. Sản lượng SX
Đôi
800.370
1.227.525
1.350.280
2. Doanh thu
Trđ
7127
11.376
12.514
3. Thu nhập BQ
1000đ
325
547
602
4. Lợi nhuận
Trđ
+173
+168
+185
Trải qua bao khó khăn, nhà máy Giầy Phúc Yên đã tìm được cho mình một hướng đi đúng đắn để đứng vững và phát triển.
Tất cả những gì mà nhà máy có được ngày hôm nay là kết quả của một quá trình phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn nhà máy. Với đà này, mong rằng nhà máy sẽ có thêm nhiều bạn hàng và phát triển hơn nữa.
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Giầy Phúc Yên:
2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nhà máy Giầy Phúc Yên là một nhà máy có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, sản phẩm chínhlà giầy thể thao với quy trình công nghệ phải trải qua nhiều giai đoạn. Vì vậy nhà máy đã tổ chức thành 5 phân xưởng sản xuất, đó là các phân xưởng sau:
- Phân xưởng chặt
- Phân xưởng in
- Phân xưởng may
- Phân xưởng đế
- Phân xưởng thành hình
Mỗi phân xưởng có một nhiệm vụ riêng, và giữa chúng có quan hệ m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status