Kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2
I. Khái niệm, đặc điểm, hình thức của hội nhập 2
1. Khái niệm 2
2. Đặc điểm 2
3. Hình thức hội nhập 4
II. Tính tất yếu của việc hội nhập kinh tế quốc tế 5
1. Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất 5
2. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường 6
3. Thế giới bước vào thời kỳ hoà bình - hợp tác và phát triển 8
III. Cơ hội và thách thức đối với các nước trong quá trình hội nhập 10
1. Cơ hội đối với các nước trong quá trình hội nhập 10
2. Những thách thức đối với các nước trong quá trình hội nhập 13
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 18
I. Tổng quan kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ 18
II. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam từ sau khi mở cửa 19
III. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập 21
1. Những thuận lợi của Việt Nam trong quá trình hội nhập 21
a. Việt Nam có điều kiện tham gia tích cực vào các quan hệ thương mại quốc tế. 21
b. Khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế đất nước 29
c. Nâng cao chất lượng nguồn lao động dồi dào của Việt Nam 30
d. Kinh tế, chính trị, xã hội ổn định 31
e. Tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế 31
2. Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập 32
a. Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam so với thế giới còn thấp và lạc hậu. 32
b. Kinh tế thị trường chưa phát triển 36
c. Điều hành kinh tế còn nhiều bất cập 37
d. Hệ thống luật pháp và chính sách còn nhiều hạn chế 38
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 39
I. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề hội nhập của Việt Nam 39
II. Định hướng chủ yếu. 40
III. Các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 41
1. Cần tiếp tục đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp 41
2. Phát triển kinh tế thị trường trong khắp cả nước. 43
3. Đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ. 44
4. Với công cụ chính sách tài chính, tiền tệ 44
5. Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp 45
KẾT LUẬN: 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .48
MỤC LỤC .49
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hệ sản xuất lạc hậu thể hiện ở cấu trúc thượng tầng do các tổ chức đang điều hành kinh tế thế giới đó là các tổ chức, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) do các quốc gia giàu mạnh và các tập đoàn siêu quốc gia chi phối điều hành.
d) Sự suy thoái về môi trường - xã hội
Chưa bao giờ các nước Châu á lại quan tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập dân tộc (truyền thống văn hoá, dân tộc, lợi ích kinh tế, xã hội) trước làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Thủ tướng Malaixia đã có lý khi cho rằng "ý tưởng toàn cầu hoá đang bị các siêu cường lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác". Đồng thời đó còn là sự phổ biến của các loại hình văn hoá ngoại lai với lối sống trái ngược với thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức con người.
Thực trạng của nước quốc gia, việc mở cửa du nhập các thành tựu khoa học, công nghệ, nguồn vốn.. Song công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường... Do đó nếu không kiểm soát tốt, nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ đối với các nước tiếp nhận công nghệ không phải xa vời.
Nói tóm lại, đối với các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội, điều kiện cho phát triển song nó lại đặt ra nguy cơ về độ an toàn trong đời sống con người trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường.
Chương II
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam
I. Tổng quan kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ
1. Giai đoạn 1986 - 1990
Trên thực tế nền kinh tế nước ta bị bao vây do Hoa Kỳ áp đặt chính sách cấm vận. Trong khi đó, hệ thống các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô đang trải qua cuộc khủng hoảng toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Nền kinh tế nước ta thực sự ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài, khả năng xâm nhập thị trường quốc tế bị cản trở, các quan hệ thương mại cũ bị phá vỡ, thị trường trong nước bị chia cắt, đất nước thiếu thốn đủ thứ... Đỉnh điểm khủng hoảng được đánh dấu bằng sự kiện xảy ra năm 1989 khi hàng loạt hợp tác xã tín dụng mất khả năng thanh toán. Trong bối cảnh đó, tuy đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã quyết định đường lối đổi mới nhưng do "độ trễ" từ chủ trương đến hiệu pháp cụ thể quá dài nên hiệu quả đổi mới chưa phát huy tác dụng, nền kinh tế chưa có sự chuyển biến tích cực, tình trạng vốn đầu tư ít, hiệu quả mang lại không cao.
2. Giai đoạn 1991 – 1995: nền kinh tế phục hồi nhanh chóng nhờ hàng loạt chính sách đổi mới đã bắt đầu phát huy tác dụng, dầu mỏ được khai thác và thương mại hoá, cấm vận bị dỡ bỏ, thị trường trong nước dần được thông thoáng, thị trường nước ngoài được mở mang, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư bằng các nguồn vốn trong nước rầm rộ phát triển, tổng mức đầu tư bình quân đạt 22% GDP, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn trước, đỉnh điểm đạt 27,1% GDP (năm 1995). Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-1995 đạt tốc độ ngoạn mục, bình quân 8,2% trong đó năm cao nhất (1995) đạt 9,5%, hiệu qủa đầu tư ổn định.
Tuy nhiên, kinh tế nước ta trong giai đoạn này nhìn chung vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, năng suất lao động thấp, sự đóng góp của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các yếu tố chất lượng khác vào tăng trưởng kinh tế không lớn.
3. Giai đoạn 1996-2000: đã tăng trưởng kinh tế và đầu tư tuy có chững lại nhưng vẫn còn phát huy tác dụng cho đến khi khủng hoảng tài chính Châu á bùng nổ vào mùa hè năm 1997. Do sự lạc hậu về cơ sở hạ tầng tài chính - tiền tệ nên những tác động tiêu cực khủng hoảng tài chính khu vực không đến trực tiếp, cùng thời điểm với các nước khác mà bắt đầu chậm hơn, dai dẳng hơn, lâu phục hồi hơn, thông qua nhiều hình thái tác động khác nhau, trước hết đối với các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, sau đó trải rộng ra toàn nền kinh tế, kể cả đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong nước và hoạt động ngoại thương. Từ năm 1998, đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, giảm sút nghiêm trọng; hoạt động kinh tế trầm lắng, tăng trưởng kinh tế giảm trông thấy. Những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính Châu á đã làm xấu thêm tình hình kinh tế vốn đã khó khăn. Mặt khác nó thu hẹp thị trường tiêu thụ của ta và làm gia tăng mạnh mẽ mức độ cạnh tranh quốc tế vốn đã rất khốc liệt, tạo sức ép ghê gớm đối với hàng hoá Việt Nam trên các thị trường khu vực và quốc tế.
II. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam từ sau khi mở cửa
Đối với Việt Nam quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới hơn một thập kỷ qua đã đem lại cho Việt Nam những kết quả rất đáng khích lệ trên các mặt thương mại, đầu tư, ngoại giao..., phá bỏ thế cô lập, tạo ra môi trường cùng hợp tác phát triển với các đối tác trên thế giới.
Nói một cách công bằng để có được kết quả đó không phải chỉ do hội nhập, mở cửa đem lại mà chủ yếu là do Việt Nam đã biết phát huy nội lực là chính kết hợp với mở cửa, hội nhập, tranh thủ nguồn vốn và thiết bị công nghệ tiên tiến của nước ngoài đem lại. Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng xuất nhập khẩu, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Nếu như năm 1990 kim ngạch xuất khẩu của ta chỉ đạt 2,4 tỷ USD thì đến năm 2001, con số này đã đạt 15,1 tỷ USD, tăng gấp 5 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân 20% năm. Trong cơ cấu hàng hoá cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hoá các mặt hàng, tăng dần những hàng hoá qua chế biến.
Trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đến nay Việt Nam đã thu hút 42 tỷ USD. FDI của hơn 70 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới trong đó đầu tư vào công nghiệp và xây dựng khoảng 51%. Cùng với vốn FDI chúng ta còn tiếp nhận một lượng không nhỏ nguồn vốn qua kênh ODA. Nguồn ODA thực sự có ý nghĩa quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục... Tính ra mức vốn nước ngoài hiện nay chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP đều tăng lên; năm 1993 đạt 3,6%, năm 1998 đạt 9%, năm 1999 đạt 10,5% (Nguồn: cuốn “toàn cầu hoá kinh tế” của GS- TS Dương Phú Hiệp). Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam cũng mạnh dạn tham gia đầu tư ra nước ngoài. Tính cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có 27 dự án đầu tư ra nước ngoài với số vốn khoảng 8 triệu USD, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm dịch vụ và xây dựng...
Thông qua hợp tác về kinh tế góp phần thúc đẩy chương trình đưa lao động ra nước gnoài làm việc. Đến năm 2002 đã đưa được 300.000 người gồm lao động và chuyên gia đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu thuộc các lĩnh vực xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học...
Việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới không chỉ cho phép ta thu được vốn, mà dựa vào đó chúng ta nắm bắt được những công nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, từng bước tạo cho ta một đội ngũ công nhân có trình độ phù hợp cho việc phát triển nền công nghiệp hiện đại trong tương lai.
Kết q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status