Giải pháp mở rộng cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam



lờI Mở đầu 1
CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1- Huy động vốn 3
1.1.2- Cho vay, đầu tư 4
1.1.3- Các hoạt động trung gian 5
1.2. Ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay trung dài hạn các doanh nghiệp vừa và nhỏ 5
1.2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 5
1.2.1.1 Quan niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN V&N) 5
1.2.1.2 Vai trò, đặc điểm của DN V&N trong nền kinh tế Việt Nam 6
1.2.2. Vấn đề mở rộng cho vay trung dài hạn của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 11
1.2.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay trung dài hạn đối với DN V&N của NHTM 11
1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay trung dài hạn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 13
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 18
2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 18
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 18
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây 19
2.1.2.1 Huy động vốn 20
2.1.2.2 Công tác sử dụng vốn 23
2.1.2.3 Các mặt hoạt động khác 25
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay trung dài hạn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng ngoạI thương Việt nam 26
2.2.1. Khái quát tình hình cho vay của NHNT VN 26
2.2.1.1 Đánh giá hoạt động cho vay trung dài hạn của NHNT VN 29
2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay trung dài hạn DN V&N 31
2.2.2.1 Đánh giá về thị trường cho vay DN V&N ở Việt Nam 31
2.2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay trung dài hạn DN V&N 32
2.2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của NHNTVN khi thực hiện cho vay trung dài hạn DN V&N 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 51
3.1. Định hướng cho vay của Ngân hàng ngoạI thương 51
3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng trong những năm tới 51
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng t rong những năm tới của NHNTVN 54
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHNT VN 55
3.2.1 Giải pháp trực tiếp 55
3.2.1.1 Xây dựng cơ chế cho vay phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ 55
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án 57
3.2.1.3 Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn 60
3.2.2 Một số biện pháp hỗ trợ 60
3.2.2.1 Huy động vốn trung dài hạn 60
3.2.2.2 Tham gia tích cực vào quỹ bảo lãnh tín dụng 61
3.3. KIẾN NGHỊ 61
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 61
3.3.1.1 Xúc tiến xây dựng chiến lược phát triển khu vực DN V&N 61
3.3.1.2 Chính sách tài chính - tín dụng 62
3.3.1.3 Chính sách Công nghệ 62
3.3.1.4 Chính sách thương mại 63
3.3.1.5 Chính sách đất đai 63
3.3.1.6 Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ các nhà doanh nghiệp 64
3.3.2. Kiến nghị với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 64
3.3.2.1 Nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về qui trình cho vay 64
3.3.2.2 DN V&N cần chấp hành nghiêm túc pháp lệnh kế toán, thống kê 65
3.3.2. Các DN V&N nên khai thác tốt các nguồn lực vốn có 65
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hiện hoạt động tín dụng 1998-2001 của NHNT VN)
Ghi chú: Nợ CXL: nợ chờ xử lý; Nợ CVDBL: nợ cho vay do bảo lãnh; CTTC: cho thuê tài chính
Cho vay ngắn hạn gồm cả chiết khấu chứng từ có giá
Cho vay dài hạn gồm cả CV UTĐT, CV đồng tài trợ
Biểu đồ 3: So sánh dư nợ cho vay trung dài hạn và ngắn hạn của NHNT VN
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 1998-2001 của NHNTVN)
Nếu như năm 1998 dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 1.624 tỷ đồng, chiếm 57% tổng dư nợ cho vay và trong đó chủ yếu cho vay bằng ngoại tệ, thì đến năm 1999 cho vay trung dài hạn giảm xuống 830 tỷ đồng(chiếm 32% tổng dư nợ cho vay), chỉ bằng 41% của năm 1998. Có sự giảm sút nhiều như vậy trong tín dụng trung dài hạn của năm 1999 là do tình hình kinh tế xã hội năm 1999 bộc lộ nhiều khó khăn: tốc độ phát triển kinh tế bị chậm lại, thị trường kém sôi động, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm, đầu tư nước ngoài giảm sút, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng giảm... Về phía Ngân hàng, thủ tục cho vay còn quá cứng nhắc, lãi suất cho vay cao hơn các Ngân hàng khác và kém linh hoạt, việc tìm hiểu nhu cầu và tiếp xúc với khách hàng chưa thường xuyên, kịp thời, sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ để giải quyết yêu cầu của khách hàng thiếu chặt chẽ, đồng bộ. Tuy vậy, dư nợ cho vay trung dài hạn của Ngân hàng năm 1999 là khả quan so với tình hình chung. Số hợp đồng được ký kết trong năm 1999 đã tăng lên. cách cho vay đồng tài trợ là nét đặc trưng mới trong hoạt động cho vay năm 1999 với số hợp đồng được ký kết là 4, tổng số vốn các Ngân hàng tham gia cam kết cho vay trên 200 triệu USD. Trong số các khoản cho vay đồng tài trợ có thể kể đến hai khoản cho vay lớn NHNT đứng ra làm đầu mối dàn xếp thành công: đồng tài trợ 100 triệu USD cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam (3 NHTM quốc doanh tham gia), đồng tài trợ 100 triệu USD cho Tổng công ty điện lực Việt Nam (8 NHTM tham gia), số Ngân hàng đăng ký tham gia thể hiện uy tín của NHNT trên thị trường.
Năm 2000, dư nợ cho vay trung dài hạn của NHNT mặc dù đã tăng lên 168 tỷ đồng so với năm 1999 nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn. Đến năm 2001, doanh số cho vay trung dài hạn đã tăng vọt, đạt đến mức 1.793 tỷ, cao hơn cả năm 1998 (1.624 tỷ đồng) và chiếm 45% trong tổng dư nợ. Năm 2001 việc cho vay trung dài hạn có nhiều thuận lợi hơn trước do nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đầu tư nước ngoài tăng theo xu hướng tích cực và cơ chế cho vay của Ngân hàng đã thông thoáng hơn. Tuy nhiên dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng mạnh chủ yếu từ tín dụng ngoại tệ do nhiều dự án của Tổng công ty Dầu khí, Tổng công ty Bưu chính viễn thông... đã ký từ năm 2000 nhưng đến năm 2001 mới giải ngân. Các khách hàng có dư nợ lớn vẫn là các Tổng công ty lớn của Nhà nước như Tổng công ty Dầu khí, Bưu chính Viễn thông, Cụm cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Vietcombank Tower. Trong năm 2001 Tổng công ty Hàng hải trở lại quan hệ tín dụng với NHNT VN sau một thời gian ngắt quãng, ngoài ra còn thu hút được một số khách hàng mới thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như Công ty Xi măng Chinfon, cty TNHH Việt Thắng. Đây là bước đầu trong việc đa dạng hoá khách hàng.
Cơ cấu cho vay theo tiền đồng và ngoại tệ trong vài năm qua của NHNT đã có sự thay đổi. Nếu năm 1998 doanh số cho vay trung dài hạn bằng VNĐ chỉ chiếm 1% trong tổng dư nợ cho vay, thì đến năm 1999 con số này tăng lên 12%, năm 2000 chiếm 7% trong tổng dư nợ cho vay quy ĐVN và năm 2001 là 8%. Sự thay đổi này cho thấy Ngân hàng đã dần dần dịch chuyển cơ cấu cho vay sang cho vay bằng đồng nội tệ để tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường. Nguyên nhân khác là năm 2000, lãi suất cho vay VNĐ và ngoại tệ có xu hướng cân bằng, đồng nội tệ có chiều hướng mất giá so với các ngoại tệ mạnh nên nhiều doanh nghiệp chuyển sang vay trung dài hạn bằng đồng nội tệ, thậm chí một số doanh nghiệp có dư nợ vay ngoại tệ xin chuyển sang nhận nợ bằng ĐVN để tránh rủi ro tỷ giá. Nếu không có biện pháp điều chuyển cơ cấu huy động vốn thì NHNT VN có thể gặp khó khăn về nguồn vốn VNĐ để cho vay trung dài hạn.
Đánh giá hoạt động cho vay trung dài hạn của NHNT VN
* Những kết quả đạt được
Trong vài năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế biến động và chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động cho vay trung dài hạn của NHNT VN vẫn đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện qua:
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn ở mức khá. Cơ cấu tín dụng đã thay đổi theo hướng nâng dần tỷ trọng cho vay vốn trung hạn và dài hạn, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, đầu tư chiều sâu. Đồng thời NHNT VN vẫn giữ được khách hàng truyền thống và thu hút thêm một số lượng lớn các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn...
- Công tác huy động vốn nhất là nguồn vốn trung dài hạn đạt kết quả tốt, đáp ứng phần nào nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng. Nếu như năm 1998 tổng vốn huy động để cho vay trung dài hạn của NHNT VN đạt 4.664 tỷ đồng thì sang năm 2001 con số này tăng lên 12.545 tỷ đồng (tăng gần gấp 3 lần), thể hiện uy tín của Ngân hàng trên thị trường huy động vốn.
- NHNT VN đã đổi mới và nâng cao chất lượng công nghệ Ngân hàng, sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý trong hoạt động tín dụng, chất lượng quản lý được nâng lên và phục vụ khách hàng theo hướng hiện đại, văn minh, thuận tiện. Tính cho đến nay, công nghệ của NHNT VN được coi là tốt nhất trong các NHTM quốc doanh của Việt Nam.
- Ngân hàng đã tăng cường khâu giám sát khách hàng trước và sau khi cho vay, cùng với việc thực hiện nghiêm túc qui trình cho vay theo quy định của NHNN, cũng như những quy định do Ngân hàng đề ra, đã làm cho chất lượng tín dụng trung dài hạn được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay từ năm 1998 đến 2001 đều giảm thấp.
- Chính sách tín dụng trung dài hạn của NHNT VN đã có những bước cải tiến phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế như duy trì tốt quan hệ với các khách hàng truyền thống, chú trọng đến việc cho vay DN V&N
- Cán bộ tín dụng của Ngân hàng đều có trình độ chuyên môn cao với đa số là đạt trình độ đại học và trên đại học, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
* Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHNT VN còn gặp không ít khó khăn, cụ thể là:
- Về cơ cấu khách hàng: qua diễn biến tình hình cho vay từ 1997 đến 2001 cho thấy, NHNT VN mới chỉ chú trọng đến cho vay đối với các khách hàng là các doanh nghiệp lớn trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước và các dự án có vốn đầu tư lớn. Những doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó tiếp cận với vốn Ngân hàng. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn của NHNT VN với đối tượng DN V&N qua từng năm hầu như rất nhỏ so với dư nợ trung dài hạn. Ngân hàng mới chỉ chú trọng cho vay DN V&N từ cuối năm 2000 trở lại đây. Tuy nhiên việc cho vay còn hết sức dè dặt do NHNT VN chịu sự ràng buộc ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status