Báo cáo tổng hợp ở Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) - pdf 24

Download miễn phí Báo cáo tổng hợp ở Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO)



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Nội dung 2
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) 2
II. Báo cáo kiểm toán 7
1.Những vấn đề chung về báo cáo kiểm toán 8
2. Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ 13
3. Báo cáo kiểm toán không chấp nhận toàn bộ 19
4. Vấn đề hạn chế trong phạm vi kiểm toán 23
III. Các mẫu báo cáo kiểm toán được áp dụng tại VACO 25
1. Báo cáo kiểm toán cho khách hàng lập báo cáo theo IAS 25
2. Báo cáo kiểm toán cho khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước lập báo cáo theo VAS 26
3. Báo cáo kiểm toán cho các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài lập báo cáo theo VAS 28
Kết luận
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n viên đã làm và các kết luận đã đạt được. Thường thì đây là phần duy nhất mà những người sử dụng kết quả kiểm toán muốn xem. Do đó, trên góc độ của người sử dụng, báo cáo là sản phẩm của kiểm toán viên. Báo cáo kiểm toán là bước cuối cùng của toàn bộ quá trình kiểm toán. Nghề nghiệp kiểm toán yêu cầu một sự thống nhất trong quá trình báo cáo như là một phương tiện để tránh nhầm lẫn. Người sử dụng sẽ gặp khó khăn khi thuyết minh ý nghĩa của báo cáo kiểm toán nếu như không có sự thống nhất đó. Do đó, các chuẩn mực kiểm toán đã định nghĩa và liệt kê các hình thức báo cáo phải đi liền với các báo cáo tài chính. Các báo cáo kiểm toán đều phải đạt được những yêu cầu chung, nhưng với mỗi tình huống khác nhau, sẽ có những hình thức báo cáo phù hợp.
1, Những vấn đề chung về báo cáo kiểm toán:
a) Mẫu báo cáo kiểm toán:
Báo cáo chuẩn mực {SAS 600(140)] đưa ra mẫu báo cáo và các phần cần được nêu trong báo cáo của kiểm toán viên như sau:
Tên người nhận báo cáo.
Phần giới thiệu về các báo cáo tài chính được kiểm toán.
Từng phần riêng biệt có tiêu đề phù hợp gồm các nội dung sau:
+ Trách nhiệm của ban giám đốc (hay những người có chức vụ tương đương) và trách nhiệm của kiểm toán viên.
+ Cơ sở ý kiến của kiểm toán viên.
+ ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo tài chính.
Chữ ký tay hay chữ ký in của kiểm toán viên.
Ngày ký báo cáo kiểm toán.
Báo cáo chuẩn mực không chỉ bao gồm một trong các yếu tố nêu trên mà phải bao gồm đầy đủ. Các kiểm toán viên cần làm theo trình tự để tạo ra một mẫu báo cáo chuẩn mực rõ ràng giúp cho người đọc hiểu được nội dung báo cáo và các vấn đề khác có liên quan.
b) Xác định nội dung của báo cáo tài chính:
Các chuẩn mực báo cáo đối với báo cáo kiểm toán thường bao gồm đoạn giới thiệu nội dung của các báo cáo tài chính đã được kiểm toán [SAS 600(4b)], thông thường báo cáo tài chính đi kèm với các thông tin tài chính bổ trợ như Báo cáo của Ban giám đốc, Báo cáo của Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thông tin tổng hợp khác. Nếu thông tin của Báo cáo của Ban giám đốc không phù hợp với các báo tài chính thì kiểm toán viên không phải chịu trách nhiệm với các thông tin này mà chỉ chịu trách nhiệm đối với các trang báo cáo do họ đã kiểm toán trong Báo cáo tài chính.
Ngoài báo cáo gửi cho Công ty, báo cáo phải được gửi cho các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền như đã nêu trong các điều khoản của hợp đồng. Báo cáo không thể gửi cho ai khác trừ kiểm toán viên trực tiếp thực hiện kiểm toán. Thông thường trong các trường hợp như vậy, kiểm toán viên sẽ báo cáo với Ban giám đốc doanh nghiệp hay Công ty của mình.
c) Trách nhiệm của Ban giám đốc và trách nhiệm của kiểm toán viên:
Các chuẩn mực về báo cáo [SAS 600(20)] yêu cầu báo cáo kiểm toán phải bao gồm một phần riêng ghi rõ trách nhiệm của Ban giám đốc (hay những người có chức vụ tương đương) và của kiểm toán viên. Phần này bao gồm:
Kiểm toán viên cần phân biệt được trách nhiệm của Ban giám đốc và trách nhiệm của họ bằng cách nêu trong báo cáo những nội dung sau:
+ Việc lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của Ban giám đốc Công ty.
+ Phân định trách nhiệm trong báo cáo tài chính hay bằng các thông tin kèm theo.
+ Trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính của Công ty.
Nếu các báo cáo tài chính hay các thông tin đi kèm (ví dụ như báo cáo của Ban giám đốc) không nêu đầy đủ trách nhiệm của Ban giám đốc thì báo cáo kiểm toán viên cần nêu ra các trách nhiệm này.
Ban giám đốc cần mô tả chi tiết chứ không phải vắn tắt trách nhiệm của mình và theo đó sẽ có một phần trong báo cáo của Ban giám đốc được ghi với tiêu đề “Trách nhiệm của Ban giám đốc”. Trong các trường hợp như vậy, đoạn này nên đặt trong phần cuối của báo cáo Ban giám đốc và tiếp theo là báo cáo của kiểm toán viên. Bất cứ sự thay đổi nào của Ban giám đốc cần được cân nhắc xem có làm mất tính đầy đủ phần trách nhiệm của Ban giám đốc hay không.
Trong những hoàn cảnh đặc biệt, công ty được kiểm toán có thể bị yêu cầu áp dụng những chính sách hay cơ sở kế toán không cho phép phản ánh trung thực và hợp lý. Trong những trường hợp như vậy, kiểm toán viên phải đề cập đến các yêu cầu đó khi viết phần trách nhiệm của Ban giám đốc và kiểm toán viên (trừ khi các yêu cầu đó được nêu trong một báo cáo riêng biệt do Ban giám đốc cung cấp) và phải nhấn mạnh vấn đề này trong đoạn cơ sở đưa ý kiến.
d) Cơ sở đưa ý kiến kiểm toán:
Chuẩn mực báo cáo [SAS 600(24)] yêu cầu các kiểm toán viên phải có một phần riêng giải thích “cơ sở đưa ra ý kiến” bằng cách ghi trong báo cáo kiểm toán:
Sự tuân thủ hay không tuân thủ chuẩn mực kiểm toán cùng với nguyên nhân cho sự không tuân thủ nếu có.
Một báo cáo về quá trình kiểm toán bao gồm:
+ Kiểm tra các bằng chứng liên quan tới số liệu và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính.
+ Đánh giá kế hoạch và quyết định trọng yếu của Ban giám đốc trong quá trình lập báo cáo tài chính.
+ Xem xét xem các chính sách kế toán có phù hợp với hoàn cảnh của Công ty, có được áp dụng nhất quán và công bố đầy đủ hay không.
Kiểm toán viên đã lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiêm toán nhằm thu được các bằng chứng đảm bảo rằng các báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hay sai sót khác và đảm bảo họ đã đánh giá tổng quát việc trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính.
e) ý kiến của kiểm toán viên:
Trong phần ghi ý kiến kiểm toán, báo cáo kiểm toán phải tuân theo Chuẩn mực báo cáo [SAS 600(30)] quy định “phải bao gồm một ý kiến rõ ràng về các Báo cáo tài chính và về các vấn đề khác theo quy định của pháp lý hay yêu cầu áp dụng đối với một cuộc kiểm toán cụ thể”. ý kiến đó được đưa ra “dựa trên việc xem xét và đánh giá kết luận rút ra từ các bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán”.
f) Kỳ báo cáo, chữ ký và ghi ngày trên báo cáo kiểm toán:
Nếu kỳ báo cáo khác một năm thì nên chỉ rõ chính xác kỳ báo cáo đó khi đưa ra ý kiến. Ví dụ “cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày...” mà không nói chung chung là “cho kỳ kết thúc ngày...”.
Chuẩn mực báo cáo yêu cầu báo cáo kiểm toán cho báo cáo tài chính của một doanh nghiệp phải ghi ngày trên báo cáo. Ngày này là “ngày mà các kiểm toán viên ký vào báo cáo của họ để đưa ra ý kiến trên các báo cáo đó” [SAS 600(7b)]. Hơn nữa, chuẩn mực báo cáo còn nói rằng “các kiểm toán viên chỉ đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính sau khi các báo cáo đó và các thông tin tài chính khác trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán được giám đốc xem xét và phê duyệt và các kiểm toán viên đã xem xét tất cả các bằng chứng cần thiết”.
h) Báo cáo dự thảo:
Các bản dự thảo báo cáo đôi khi được gửi tới khách hàng để họ soát xét. Vì những báo cáo dự thảo chỉ là tạm thời nên nó sẽ không được sao chụp và gửi tới bất cứ ai ngoài những người thay mặt của khách hàng có trách nhiệm soát xét và sau khi nội dung của nó đã được thống nhất, nó sẽ được gửi lại cho kiểm toán viên hay được huỷ bỏ bởi kh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status