Các giải pháp cơ bản phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp cơ bản phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam



MỤC LỤC
Phần mở đầu
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA KINH TẾ HÀNG HOÁ
1. Quy luật giá trị
2. Quy luật cung cầu.
3. Quy luật lưu thông tiền tệ.
III. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường
2. Vai trò của thị trường
b. sự vận dụng lí thuyết kinh tế thị trường ở Việt Nam .
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KÝ TRƯỚC ĐỔI MỚI.
II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.
1. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu, khôi phục nền kinh tế nhiều thành phần.
2. Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường.
3. Khôi phục lại các thị trường.
4. Mở cửa quan hệ kinh tế với nước ngoài.
 5. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
6. Phân công lao động xã hội
7. Xây dựng kết cấu hạ tầng.
8. Xây dựng hệ thống luật pháp đồng bộ.
Kết luận
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


với nước ngoài. Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường thông qua việc xây dựng các hình thức sở hữu nhà nước, các chương trình khuyến khích, đầu tư và tiêu dùng cùng với việc sử dụng các công cụ kinh tế như tài chính tín dụng tiền tệ… để điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Sự phối hợp giữa chính phủ và thị trường trong một nền kinh tế hỗn hợp nhằm đảm bảo sự phát triển có hiệu quả của những nước có mức tăng trưởng nhanh. Trong điều kiện nước ta hiện nay, những điều kiện chung của nên kinh tế hàng hoá vẫn coi sựtồn tại của kinh tế hàng hoá là một tất yếu khách quan. Với tư cách là cơ sở kinh tế của sản xuất hàng hoá phân công lao động ở nước ta chẳng những mất đi, trái lại nó ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng có nhiều ngành nghề cổ truyền có tiếng không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới có tiềm năng lớn mà trước đây cơ chế cũ làm mai một ngày nay đã được khôi phục và phát triển.
Trong nội bộ từng khu vực, từng ngành, phân công lao động ngày càng chi tiết hơn. Điều đó được phản ánh ở tính phong phúm đa dạng và chất lượng cao hơn của sự chuyên môn hoa và hợp tác hoá lao động đã vượt khỏi phạm vi quốc gia trở thành quốc tế. Nền kinh tế nước ta đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể của những người sản xuất hàng hoá nhỏ, sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu hỗn hợp khác: tư bản nhà nước, công ty cổ phần… Do đó việc phát triển kinh tế thị trường là cần thiết nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay còn cùng kiệt nàn, lạc hậu, muốn đi lên chủ nghĩa xã hội cần có một nền kinh tế phát triển cao và vững mạnh.
Nền kinh tế hàng hoá với cơ cấu kinh tế mở ra đời bắt đầu từ quy luật phân bố và phát triển không đều về tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và thế mạnh giữa các nước, từ quy luật phân công và hợp tác lao động quốc tế. Nền kinh tế hàng hoá muốn phát triển với tốc độ nhanh và hiệu quả lớn phải xây dựng theo cơ cấu kinh tế mở cử. Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhờ nắm giữ được các ngành lĩnh vực then chốt chủ yếu nên trở thành nhân tố kinh tế đảm bảo cho kinh tế hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá phát triển, lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng dồi dào, phong phú, thị trường được mở rộng, thị trường được hiểu đầy đủ hơn. Việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay gắn liền với việc phát triển các loại thị trường. Lịch sử phát triển kinh tế hàng hoá đã chỉ ra bước đầu xuất hiện thị trường hàng tiêu dùng sau đó mở rộng đến thị trường tư liêuh sản xuất sức lao động, tư bản dịch vụ… Ngược lại sự phát triển các loại hình có tác dụng tích cực đến sự phát triển kinh tế hàng hoá. Vì vậy để phát triển kinh tế hàng hoá cần thông suốt trong cả nước. Từng bước hình thành và mở rộng đồng bộ các thị trường hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất dịch vụ thị trường vốn, tiền tệ… Phát triển các hình thức thu hút vốn và đảm bảo chu chuyển vốn nhanh. Từ đây ta thấy rõ được kinh tế thị trường là giai đoạn cao của kinh tế hàng hoá.
ii. Phân tích các quy luật của kinh tế thị trường
1. Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn quy luật giá trị. Quy luật giá trị chi phối quy luật kinh tế khác; các quy luật kinh doanh khác chỉ là biểu hiện yêu cầu của quy luật yêu cầu của những quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trên cơ sở lượng giá trị của hàng hoá hay thời gian lao động xã hội cần thiết.
Trong kinh tế hàng hoá vấn đề quan trọng là hàng hoá sản xuất có bán được không, để có thể bán được thì hao phí lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá phù hợp với mức hao phí xã hội có thể chấp nhận được. Trong trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết. Hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi với nhau được khi lượng giá trị của chúng ngang nahu.
Trong sản xuất, quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá. Có nghĩa là nếu ở ngành nào đó, cung không đáp ứng cầu, giá cả hàng hoá lên cao thì người sản xuất sẽ đổ sô vào ngành đó. Ngược lại, khi ngành nào đó thu hút quá nhiều lao động xã hội, cung vượt cầu, giá cả hàng hoá tụt xuống thì người sản xuất sẽ chuyển bớt tư liệu sản xuất và sức lao động ra khỏi ngành này để đầu tư vào nơi có giá cả cao hơn.
Trong nền kinh tế hàng hoá, người nào có hao phí lao động sản xuất hàng hoá thì người đó có lợi, còn người nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn kinh doanh xã hội cần thiết sẽ bị thiệt vì không thu về được toàn bộ lao động đã hao phí.
2. Quy luật cung cầu.
Nhu cầu xã hội tức là điều tiết nguyên tắc của lượng cầu chủ yếu kà những mối quan hệ giữa các cấp với nhau và do địa vị kinh tế của từng giai cấp quyết định. Như vậy lượng cầu trước hết do tỉ số giữa tổng giá trị thặng dư và tiền công quyết định, tổng cầu xã hội là tổng thu nhập, thu nhập gốc là tổng “M+V”. Do tỉ lệ phân chia mà những bộ phận khác nhau tham gia vào “giá trị thặng dư” phân giải thành lợi nhuận lợi tức, địa tô. Khác với kinh tế học tư sản quan niệm tổng thu nhập là do thu nhập từng cá nhân cộng lại, không phân rõ tính trùng lặp và sự phân phối lần đầu tiên và phân phối lại.
Cung và cầu là sự khái quát hai lực lượng cơ bản của thị trường là người bán và người mua, người sản xuất và người tiêu dùng của hai khâu trong quá trình tái sản xuất và tiêudùn. Cung và cầu về số lượng và giá cả của thị trường hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá cả của thị trường hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá trên thị trường. Trong cơ chế thị trường người mua thay mặt ch sức cầu, người bán thay mặt cho sức cung. Người mua muốn giá cả hàng hoá thấp, còn người bán muốn giá cả hàng hoá cao.
Cung và cầu luôn vận động, biến đổi trên thị trường. Mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu về số lượng hàng hoá với giá cả hình thành quy luật cung và cầu. Quy luật này có sự tác dụng điều tiết sản xuất và tiêu dùng, biến đổi dung lượng và cơ cấu thị trường và quyết định giá cả thị trường.
3. Quy luật lưu thông tiền tệ.
Quy luật lưu thông tiền tệ xác định số lượng tiền cần thiết trong lưu thông. Theo quy luật này, số lượng tiền cần thiết trong lưu thông bằng tổng giá cả của toàn bộ hàng hoá chia cho số lần luân chuyển trung bình của đơn vị tiền tệ cùng loại. Trong tổng giá cả hàng hoá phải trừ đi tổng cộng giá cả hàng hoá bán chịu và số tiền khấu trừ cho nhau rồi cộng với tổng sóo tiền thanh toán đã đến hạn. Đây là quy luật chung của mọi xã hội có sản xuất hàng hoá.
Quy luật này phản ánh m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status