Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế nước ta hiện nay - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT 2
1.1 . Khái niệm lạm phát 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Các quan điểm giải thích về lạm phát. 3
1.2. Phân loại lạm phát. 5
1.2.1.Căn cứ vào tốc độ lạm phát người ta chia lạm phát làm ba loại. 5
1.2.2. Căn cứ vào tính chủ động , bị động từ phía chính phủ đối phó với lạm phát người ta chia thành. 6
1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát . 6
1.3.1. Lạm phát do tăng cung ứng tiền tệ. 6
1.3.2. Chỉ tiêu công ăn việc làm cao. 8
1.3.2.1. Lạm phát do chi phí đẩy. 8
1.3.2.2. Lạm phát do cầu kéo 9
1.3.3. Lạm phát theo tỷ giá hối đoái . 11
1.3.4. Lạm phát do thâm hụt ngân sách . 11
1.3.5. Lạm phát do yếu tố tâm lý. 12
1.4. Tác động của lạm phát. 12
1.4.1. Lạm phát và lãi suất 13
1.4.2. Lạm phát và thu nhập thực tế. 13
1.4.3. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng. 14
1.4.4. Lạm phát và nợ quốc gia. 15
CHƯƠNG II : THỰC TIỄN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 16
2.1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam qua các thời kỳ phát triển đất nước. 16
2.1.1.Thời kỳ thứ nhất từ năm 1979 đến năm 1980 . 16
2.1.2.Thời kỳ thứ hai từ năm 1981 đến năm 1988. 16
2.1.3. Thời kỳ thứ ba từ tháng 5 năm 1988 đến 1991. 16
2.1.4.Thời kỳ thứ tư từ cuối năm 1991 đến nay. 17
2.2. Đặc điểm của lạm phát ở Việt Nam qua các thời kỳ. 19
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHAT TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY 27
3.1. Tham gia đầy đủ vào các hoạt động hợp tác của ASEAN , APEC 27
3.2. Cân đối ngân sách nhà nước . 28
3.2.1.Bịt chặt lỗ hổng thất thu , thất thoát ngân sách nhà nước qua mọi kênh , hình thức. 28
3.2.2.Bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. 28
3.3.Cải cách khu vực kinh tế nhà nước. 29
3.4. Thiết lập một hệ thống ngân hàng lành mạnh , hiện đại và thị trường vốn phát triển. 30
3.5. Chống tham nhũng. 32
3.6. Giải quyết các vấn đề về nhân lực và xã hội . 32
KẾT LUẬN. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 35
1- Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ . ( T.s Nguyễn Hữu Tài ) 35
2-Lý thuyết lạm phát, giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam ( Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000) 35
3-Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường Tài chính ( Frederic S.Mishkin) 35
4- Tạp chí Ngân hàng. 35
5- Tạp chí Phát triển kinh tế. 35
6- Tạp chí công nghiệp . 35
7- Tạp chí tài chính 35
MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế - xã hội cả ở cấp quốc gia và quốc tế . Đặc biệt lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường cho nên muốn phát triển nền kinh tế không thể không đi vào việc nghiên cứu vấn đề lạm phát . Lạm phát là kết quả tổng hoà của các chính sách kinh tế – xã hội vĩ mô đã có tác động trực tiếp hay gián tiếp , nhanh hay chậm ,tích cực hay tiêu cực đến các khía cạnh hoạt động của chính phủ ,doanh nghiệp và cá nhân , đến các quan hệ kinh tế đối nội và đối ngoại của quốc gia . Mặt khác ,thực tiễn lạm phát thế giới luôn diễn tiến không ngừng với nhiều đặc tính mới mẻ chưa được phân tích thấu đáo . Vì vậy nghiên cứu lạm phát luôn luôn có ý nghiã thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường , hiện tượng lạm phát xảy ra là điều khó tránh khỏi .Bởi lẽ trong thời kỳ quá độ này cơ chế cũ bị phá vỡ nhưng chưa xoá bỏ hết được ngay , còn cơ chế mới bắt đầu hình thành nhưng lại chưa hoàn chỉnh .Vì thế việc tìm kiếm một giải pháp để chống lạm phát và đi đến kiểm soát lạm phát phù hợp với thực tế Việt Nam đồng thời thích ứng với giai đoạn quá độ này đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc , lựa chọn một cách kỹ càng .
Với momg muốn tìm hiểu thêm về vấn đề lạm phát cũng như những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát , em đã lựa chọn : “Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế nước ta hiện nay“ để làm đề tài cho đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ .
Trong quá trình nghiên cứu , do tiếp cận với nhiều nguồn tài liêụ khác nhau , nên không tránh khỏi những hạn chế độ về độ chính xác . Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cản ơn cô giáo Cao Thị Ý Nhi đã giúp đỡ em thực hiện đề án này.
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT

1.1 . Khái niệm lạm phát
1.1.1. Khái niệm
Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế . Trong mỗi công trình của mình ,các nhà kinh tế đã đưa ra các khái niệm về lạm phát , có nhiều cách hiểu và định nghĩa lạm phát khác nhau giữa các trường phái kinh tế .
Theo Các Mác trong bộ tư bản : lạm phát là việc tràn đầy các kênh ,các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa , dẫn đến giá cả tăng vọt . Ông cho rằng lạm phát là “ bạn đường “ của Chủ nghĩa Tư bản ,ngoài việc bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư , Chủ nghĩa Tư bản còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống .
Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng : lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung . Theo ông : “ lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mì , dầu xăng , xe ô tô tăng; tiền lương , giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng “ .
Còn Milton Friedman thì quan niệm : “lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài “ . Ông cho rằng : “ Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ “ . ý kiến đó của ông đã được đa số các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ và phái Keynes tán thành.
Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả .



PIBO9L6w6VOPY1Q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status