Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp bia Quang Trung - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp bia Quang Trung



MỤC LỤC
 Trang
Lời nói đầu 1
Phần I: Những vấn đề lý luận chung về vật liệu và kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất
3
I. Sự cần thiết khách quan phải quản lý và tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các DNSX
3
1. Khái niệm, đặc điểm và vị trí của NVL trong quá trình SXKD 3
2. Yêu cầu của việc quản lý NVL trong quá trình SXKD 4
3. Nhiệm vụ của kế toán NVL trong DNSX 5
II. Phân loại, đánh giá NVL 7
1. Phân loại nguyên vật liệu 7
2. Đánh giá nguyên vật liệu 9
 2.1. Tính giá vật liệu theo giá thành thực tế của vật liệu nhập kho 9
 2.2. Tính trị giá vốn vật liệu xuất kho 10
III. Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu trong các DNSX 14
1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên 15
2. Tài khoản kế toán sử dụng 15
3.Trình tự kế toán các trường hợp tăng NVL 16
4. Trình tự kế toán các trường hợp giảm NVL 19
IV. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong DNSX ( áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho)
23
1. Tổ chức chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu 23
2. Sổ chi tiết vật liệu 24
3. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu trong DNSX 24
 3.1. Phương pháp thẻ song song 25
 3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 26
 3.3. Phương pháp sổ số dư 28
Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp Bia Quang Trung
31
I. Một số đặc điểm tình hình chung của xí nghiệp bia quang trung 31
1. Quá trình hình thành của xí nghiệp 31
2. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp 32
3. Quá trình phát triển của xí nghiệp 32
II. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý của Xí nghiệp 34
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp 34
1. Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 37
III. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp 38
1. Đặc điểm tổ chức kế toán ở xí nghiệp 38
2. Chứng từ và sổ kế toán 40
3. Hình thức kế toán áp dụng của xí nghiệp 40
IV. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Bia Quang Trung 41
1. Đặc điểm của nguyên vật liệu tại xí nghiệp 41
2. Phân loại nguyên vật liệu 42
3. Đánh giá nguyên vật liệu 43
4. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Xí nghiệp Bia Quang Trung 44
5. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở Xí nghiệp 47
6. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu ở Xí nghiệp 51
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Bia Quang Trung 65
I. Những nhận xét đánh giá về tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở Xí nghiệp 64
1. Những nhận xét đánh giá chung 65
2. Những nhận xét đánh gía cụ thể về công tác kế toán nguyên vật liệu 67
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
 ở Xí nghiệp 69
1. Ý kiến về kế toán chi tiết nguyên vật liệu 69
2. Ý kiến về công tác đánh giá 70
3. Ý kiến về hạch toán tổng hợp và chi tiết vật liệu 71
4. Ý kiến về xây dựng định mức hao hụt nguyên vật liệu 72
5. Ý kiến về lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 72
Kết luận 73
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



Kế toán
tổng hợp
Sổ chi tiết
NVL
Thẻ kho
(3) (4) (5)
(1)
Chứng từ xuất
(2)
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Ghi đối chiếu
: Quan hệ đối chiếu
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo sự chính xác của thông tin, có thể cung cấp thông tin thường xuyên cả về giá trị và hiện vật của từng loại vật liệu nhập, xuất, tồn.
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lắp về chỉ tiêu số lượng. Ngoài ra việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối kỳ, do vậy hạn chế khả năng kịp thời của kế toán.
Phạm vi áp dụng: Thích hợp ở các doanh nghiệp sử dụng ít chủng loại nguyên vật liệu, khối lượng nhập, xuất ít, phát sinh không thường xuyên, áp dụng với kế toán được chuyên môn hoá và đã sử dụng kế toán máy vi tính.
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Nguyên tắc ghi sổ:
* ở kho: Nhiệm vụ của thủ kho giống như phương pháp thẻ song song.
* ở phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu theo dõi sự biến động nhập, xuất, tồn của NVL cả về giá trị và hiện vật trên sổ đối chiếu luân chuyển. Sổ này được mở cho cả năm, mỗi loại NVL ghi một dòng.
Trình tự hạch toán:
* ở kho: Trình tự ghi chép giống như phương pháp thẻ song song.
* ở phòng kế toán: Kế toán NVL hàng ngày hay đầu kỳ sau khi nhận được chứng từ do thủ kho chuyển đến ghi đơn giá, thành tiền. Sau đó tiến hành phân loại chứng từ làm hai loại phiếu nhập và phiếu xuất rồi lên bảng kê nhập, xuất NVL. Cuối kỳ, dựa trên số liệu của bảng kê nhập và bảng kê xuất NVL vào sổ đối chiếu luân chuyển cho từng loại nguyên vật liệu cả về hiện vật và giá trị. Mỗi loại NVL ghi trên một dòng, sau đó tính ra số tồn cả về hiện vật và giá trị cho từng loại NVL trên sổ đối chiếu luân chuyển. Kế toán NVL lập kế hoạch đối chiếu với thủ kho về hiện vật, với kế toán tổng hợp về giá trị. Nếu có chênh lệch do nhầm lẫn, phải tiến hành tìm nguyên nhân và điều chỉnh.
Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
Bảng kê nhập
Chứng từ nhập
(2)
(3)
Kế toán
tổng hợp
Sổ đối chiếu luân chuyển
(1)
Thẻ kho
(4) (4)
(1) (3)
Chứng từ xuất
Bảng kê xuất
(2)
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
: Quan hệ đối chiếu
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, khối lượng ghi chép có giảm bớt so với phương pháp ghi thẻ song song.
Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng, việc kiểm tra đối chiếu số lượng giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối kỳ, vì vậy hạn chế khả năng của kế toán. Mặt khác công tác kế toán thường dồn vào cuối kỳ nên việc lập báo cáo không kịp thời. Do đó nếu có sai sót khó có thể phát hiện được.
Phạm vi áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu phong phú đa dạng, mật độ nhập, xuất không nhiều, hệ thống kho tàng phân tán, lao động kế toán không đủ để thực hiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp giá hạch toán.
Phương pháp sổ số dư.
Phương pháp sổ số dư là phương pháp tổ chức kế toán chi tiết hàng tồn kho khi doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo giá hạch toán. Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho vơí việc ghi chép của phòng kế toán. Trên cơ sở kết hợp đó, ở kho chỉ hạch toán về mặt số lượng và ở phòng kế toán chỉ hạch toán về mặt giá trị của nguyên vật liệu, xoá bỏ việc ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, tạo điều kiện thực hiện kiểm tra thường xuyên và có hệ thống của kế toán đối với thủ kho, đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời.
Theo phương pháp này công việc hạch toán được tiến hành như sau:
Nguyên tắc ghi chép:
* ở kho: Thủ kho chỉ ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu về hiện vật trên thẻ kho. Cuối kỳ lấy số liệu trên thẻ kho vào sổ số dư và giao cho phòng kế toán.
* ở phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu chỉ theo dõi sự biến động nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu về mặt giá trị trên bảng kê luỹ kế nhập, xuất, tồn.
Trình tự hạch toán:
* ở kho: Ngoài những công việc giống hai phương pháp trên. Định kỳ sau khi ghi thẻ song, thủ kho phải tập hợp toán bộ chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu phát sinh trong ngày (hay trong kỳ) theo từng nhóm nguyên vật liệu nhất định. Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ, lập phiếu giao nhận chứng từ trong đó kê rõ số lượng, số hiệu các chứng từ của từng nguyên vật liệu, lập riêng cho phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Phiếu này sau khi lập xong được đính kèm với các tập phiếu nhập kho và xuất kho để giao cho kế toán. Cuối kỳ, thủ kho tính ra số tồn trên thẻ kho cho từng nhóm nguyên vật liệu, lấy số tồn cuối kỳ ghi trên thẻ kho vào sổ số dư về mặt hiện vật rồi chuyển sổ số dư cho kế toán nguyên vật liệu.
Sổ số dư do kế toán lập cho từng kho, mở theo năm. Trên sổ số dư, nguyên vật liệu được sắp xếp theo từng thứ, nhóm, loại.
* ở phòng kế toán: Hàng ngày hay định kỳ sau khi nhận được chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu và phiếu giao nhận chứng từ do thủ kho chuyển đến, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu với các chứng từ liên quan. sau đó ghi đơn giá cho từng chứng từ. Tổng cộng số tiền của các chứng từ nhập, xuất kho theo từng nhóm nguyên vật liệu và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ đã được tính giá , kế toán ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn cho từng khoảng thời gian tương ứng. Cuối kỳ tính ra số tồn cuối kỳ của từng loại nguyên vật liệu trên bảng kê luỹ kế nhập, xuất, tồn và sau khi nhận sổ số dư do thủ kho chuyển đến, kế toán nguyên vật liệu tính thành tiền cho từng loại nguyên vật liệu tồn kho và tính ra tổng giá trị tồn kho trên sổ số dư.
Số tồn kho cuối kỳ trên bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn được tiến hành đối chiếu với cột " số tiền " trên sổ số dư và với bảng kê tính giá nguyên vật liệu của kế toán tổng hợp( nếu doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán)
Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư.
Bảng giao nhận
chứng từ nhập
Chứng từ nhập
(2)
Sổ số dư
(1) (5) (3)
Bảng luỹ kế nhập xuất, tồn kho NVL
Thẻ kho
(4) (6)
Kế toán
tổng hợp
(5)
(1) (3)
Phiếu giao nhận
chứng từ xuất
Chứng từ xuất
(2)
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
:Quan hệ đối chiếu
Ưu điểm: Phương pháp này tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng. Kế toán thực hiện việc kiểm tra thường xuyên đối với việc ghi chép của thủ kho trên thẻ kho và kiểm tra thường xuyên việc bảo quản hàng trong kho của thủ kho. Có thể cung cấp thông tin kịp thời cho người quản lý về giá trị nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn.
Nhược điểm: Do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị, nên muốn biết số hiện có và tình hình tăng, giảm từng thứ n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status