Thu hút vốn FPI vào Việt Nam trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020 - pdf 24

Link download miễn phí tiểu luận giải pháp thu hút vốn FPI vào Việt Nam trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020
Một số giải pháp thu hút vốn FPI vào Việt Nam trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020

Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là với những nước đang phát triển. Nguồn vốn này thường phân thành đầu tư trực tiếp (FDI), viện trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư gián tiếp (FPI), trong đó FPI được xem là một kênh thu hút vốn quan trọng của thị trường tài chính. So với vốn đầu tư trực tiếp thì vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 2-3% GDP. Vì thế, việc khơi thông và duy trì dòng vốn này là thực sự cần thiết.

Thực trạng thu hút dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam
Ngay từ những năm đầu của thập niên 90, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và cho ra đời Luật Công ty và Luật Đầu tư nước ngoài, dòng vốn FPI đã được đổ vào Việt Nam. Đây được coi là làn sóng FPI thứ nhất vào Việt Nam.
Trong giai đoạn 1991-2000, hoạt động đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) ở mức độ rất khiêm tốn, chủ yếu là thông qua các quỹ đầu tư. Giai đoạn này chỉ có khoảng 70 công ty cổ phần của Việt Nam có vốn đầu tư gián tiếp với tổng số vốn khoảng 200 triệu USD. Hầu hết các tổ chức đầu tư nước ngoài đều là những quỹ đầu tư nhỏ đã hoạt động lâu ở Việt Nam. Đến năm 1997, có 08 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng trên 400 triệu USD. Đó là các quỹ: The Vietnam Fund Ltd; Beta Vietnam Fund; Beta Mekong Fund; Vietnam Frontier Fund; Templeton Vietnam Opportunities Fund; Vietnam Enterprise Investments Ltd; Lazard Vietnam Fund Ltd và Vietnam Enterprise Investments Ltd “C share” issue. Và trong khoảng thời gian từ năm 1992-1997, 03 trong 08 số quỹ đã lần lượt chấm dứt hoạt động, giá cổ phiếu của 4 quỹ đầu tư còn lại sụt giảm và chỉ được giao dịch trên 43-48% giá trị tài sản ròng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thiếu thị trường đầu tư, bởi suốt từ năm 1992-1998, cả nước chỉ có 38 doanh nghiệp tư nhân được thành lập và 128 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.
Thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á (1998-2000), các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào châu Á bị chững lại và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng này. Trong số 08 quỹ đầu tư kể trên đã có 06 quỹ rút khỏi Việt Nam, 01 quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investments Ltd được thành lập 7/1995 với quy mô vốn 35 triệu USD (nhỏ nhất trong số 8 quỹ) là còn hoạt động. Suốt thời gian này, hoạt động FPI ở Việt Nam hết sức mờ nhạt.
Những năm 2001-2009 chứng kiến sự phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam. Sau 4 năm khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, làn sóng FPI thứ hai đã được khởi động lại vào tháng 4/2002 với sự xuất hiện của quỹ Mekong Enterprise Fund. Những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong cải cách kinh tế nói chung và trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói riêng đã thổi một làn gió mới vào các hoạt động đầu tư kể cả đầu tư trong nước, FDI và hoạt động FPI.


z6k7Rc8AG4O33lH
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status