Nghiên cứu thu nhận enzyme xylanase từ chủng nấm Aspergillus niger trên môi trường lá mía – cám gạo - pdf 25

Link tải miễn phí đồ án công nghệ thực phẩm

Chương 1.
MỞ ĐẦU
Nhiều vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm men và nấm sợi được báo cáo có khả năng sinh tổng hợp enzyme xylanase, trong đó nấm mốc có tiềm năng nhất. Xylanase được sinh ra chủ yếu bởi giống Aspergillus trong môi trường lên men chìm và trên môi trường lên men bán rắn với các nguồn cơ chất là xylan tinh khiết, lá mía, cám gạo,... Trước đây, xylanase được sử dụng phối hợp với cellulase để chuyển hóa lignocellulose thành năng lượng các chất trao đổi. Các ứng dụng khác của enzym xylanase cũng được quan tâm như: làm trong nước trái cây và rượu vang, tách chiết dầu thực vật, sản xuất oligosaccharide nhằm cải thiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc. Trong những năm gần đây, enzyme xylanase rất được quan tâm ứng dụng trong công nghiệp giấy và bột giấy, công nghệ thực phẩm, công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi….từ phế thải nông nghiệp. Ở nước ta, nhu cầu sử dụng các chế phẩm enzyme ngày càng nhiều, trong đó có enzyme xylanase. Nhưng việc nghiên cứu sản xuất enzyme này chưa được quan tâm nhiều.
Ở Việt Nam, nguồn lá mía rất dồi dào, có chứa cellulose nên được sử dụng làm nguồn carbon hay sử dụng kết hợp với cám gạo (là nguồn cung cấp Nitơ- các khoáng chất và vitamin) để cảm ứng Aspergillus niger sinh tổng hợp enzyme xylanase trong lên men bán rắn. Ngoài ra, ở nước ta hầu hết lá mía sau khi thu hoạch không sử dụng cho nhu cầu nào mà đem đốt bỏ đi và đây cũng là nguồn nguyên liệu rẻ tiền và ổn định dễ dàng đáp ứng cho sản xuất enzyme xylanase ở quy mô lớn.
Dựa trên những đặc tính trên nên đã hướng chúng tui đến việc thực hiện đề tài : ‘‘ Nghiên cứu thu nhận enzyme xylanase từ chủng nấm Aspergillus niger trên môi trường lá mía - cám gạo’’ nhằm mục đích tận dụng lá mía kết hợp với cám gạo làm môi trường nuôi cấy để thu nhận enzyme từ canh trường nuôi cấy đó.
Yêu cầu của đề tài:
 Khảo sát một số thành phần hóa học có trong lá mía và cám gạo.
 Khảo sát các tỷ lệ giữa lá mía và cám gạo khi tạo môi trường nuôi cấy.
 Khảo sát điều kiện nuôi cấy (pH, độ ẩm và thời gian nuôi cấy).
 Thu nhận dịch chiết enzyme xylanase.


Chương 2.
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về nấm mốc Aspergillus niger
Giống Aspergillus có khoảng 200 loài phân bố khắp nơi trong tự nhiên, trong đó có các loài Aspergillus niger, Aspergillus oryzae, Aspergillus sojae,… có giá trị sử dụng trong sản xuất enzyme, rượu, acid hữu cơ,…
Aspergillus niger là một loại nấm và là một trong những loài phổ biến nhất của các chi Aspergillus. Nó gây ra mốc đen trên một số loại trái cây và rau quả như nho, hành tây và đậu phộng; một chất gây ô nhiễm phổ biến của thực phẩm. Nó có thể được tìm thấy trong đất và các môi trường trong nhà. [28]
Van Tieghem là người đầu tiên phát hiện và phân lập chủng nấm mốc Aspergillus niger từ hạt chứa nhiều dầu như: hạt đậu nành, đậu phộng, hạt ngũ cốc, bắp (ngô); Aspergillus niger cũng được phân lập từ các sản phẩm lên men cổ truyền. [2]

Hình 2.1. Nấm mốc Aspergillus niger trong môi trường PGA [29]


2.1.1. Vị trí phân loại của Aspergillus niger
Giống Aspergillus do Michelli mô tả lần đầu vào năm 1729. Năm 1901 Wehmer đã cho ra đời một chuyên luận phân loại giống nấm bất toàn này. Raper và Fennell (1965) chỉ dùng một tên Aspergillus cho tất cả các loài tạo thành bào tử trần. Như vậy, Aspergillus niger có vị trí phân loại theo bảng 2.1.


hjH3lO7o2PIBFlK
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status