Thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trình bày những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và thế chấp quyền sử dụng đất. Tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự; đặc biệt là những vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất: những mâu thuẫn giữa Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Đất đai năm 2003. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự như: cần xác định rõ nghĩa vụ được bảo đảm, về đối tượng thế chấp, chủ thể thế chấp, mục đích thế chấp quyền sử dụng đất, công chứng và đăng ký thế chấp, xử lý tài sản thế chấp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật dân sự Việt Nam trong quá trình phát triển của mình đã
không ngừng hoàn thiện các quy định, đặc biệt là các quy định về bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ, trong đó có bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng thế
chấp quyền sử dụng đất. Bộ luật Dân sự năm 2005 được thông qua ngày 14
tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 là Bộ luật Dân
sự mới nhất, đã kế thừa có chọn lọc Bộ luật Dân sự 1995. Các quy định của
Bộ luật Dân sự năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự bằng thế chấp quyền sử dụng đất.
Bộ luật Dân sự năm 2005 cùng với các văn bản khác mới được ban
hành liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự đã đáp ứng được những đòi hỏi trong việc điều chỉnh các quan hệ về
thế chấp quyền sử dụng đất. Đặc biệt, trong điều kiện các quan hệ dân sự,
kinh tế, thương mại ngày càng phát triển, Bộ luật đã tạo cơ sở thông thoáng
trên những nền tảng lý luận ngày càng hoàn thiện để bảo đảm các quyền của
các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, bảo đảm sự ổn định của giao lưu
dân sự thông qua hợp đồng, hay các quan hệ tín dụng.
Những quy định của pháp luật hiện hành đã đáp ứng tương đối đầy đủ
và điều chỉnh được hầu hết những vấn đề cơ bản phát sinh trong lĩnh vực này.
Tuy vậy, những quy định này còn nhiều chỗ chưa hợp lý, thiếu các nền tảng
lý luận vững chắc về các vấn đề liên quan, nhiều chỗ mâu thuẫn, chồng chéo,
có những quy định còn mang tính chung chung. Do đó chưa thể bảo đảm tốt
nhất các quyền năng chủ thể trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất.
Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn vấn đề "Thế chấp quyền sử
dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự" làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, thế chấp hay thế chấp quyền sử
dụng đất không phải là một vấn đề mới. Những vấn đề này cũng đã được
nhiều người nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài nghiên cứu
"Cầm cố, thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự" của Phạm Công Lạc; Luận
văn thạc sĩ luật học với đề tài nghiên cứu "Đặt cọc, ký cược để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự" của Nguyễn Minh Trang; Luận văn thạc sĩ luật học với
đề tài "Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự Việt Nam
và Cộng hòa Pháp" của Hoàng Thị Hải Yến; một số bài viết đăng ký trên tạp
chí chuyên ngành; nhưng, một nghiên cứu riêng về thế chấp quyền sử dụng đất
(với đối tượng đặc biệt là quyền sử dụng đất) là chưa có. Những nghiên cứu
trên là nguồn tài liệu đáng quý để tác giả có thể đưa ra được những nhận định
mới trong luận văn. Những đánh giá, phân tích thực trạng cũng như đề xuất
được đưa ra trong luận văn này cũng dựa nhiều vào tình hình thực tiễn áp
dụng được phản ánh thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, báo chí,
internet.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích:
Làm rõ về mặt lý luận bản chất cũng như các quy định của pháp luật
về bảo đảm nghĩa vụ dân sự bằng thế chấp quyền sử dụng đất; phân tích, nhận
định thực trạng áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất từ đó đưa ra
các giải pháp.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý luận làm sáng tỏ bản chất pháp lý của thế chấp quyền
sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Đưa ra, làm sáng sáng tỏ những quy định mới về thế chấp quyền sử
dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong đó, chỉ ra những điểm phù hợp của các quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để thực
hiện nghĩa vụ dân sự trong điều kiện kinh tế hiện nay, cũng như những vấn đề
pháp luật chưa giải quyết được những đòi hỏi của lý luận. Từ đó, chỉ ra thực
trạng áp dụng các quy định và những khó khăn trong thực tiễn áp dụng mà
các chủ thể gặp phải.
- Cuối cùng, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp
quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu thế chấp quyền sử dụng đất trong phạm
vi pháp luật dân sự, ngoài ra có một số quy định thuộc các lĩnh vực pháp luật
liên quan như pháp luật ngân hàng, pháp luật đất đai hay những quy định
tương ứng của nước ngoài để làm rõ hơn về lý luận cũng như phân tích thực
trạng hay đưa ra các khuyến nghị.
5. Phương pháp nghiên cứu
Học viên sử dụng phương pháp chủ yếu trong luận văn là phân tích,
so sánh, tổng hợp dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, phương pháp
phân tích được sử dụng chủ yếu trong phần nghiên cứu lý luận; phương pháp
so sánh được sử dụng chủ yếu trong phần lý luận và thực trạng; phương pháp
tổng hợp được dùng chủ yếu khi đánh giá khái quát về thực trạng và đưa ra
các khuyến nghị.
6. Ý nghĩa của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể là tài liệu tham
khảo hữu ích trong các cơ sở đào tạo về pháp luật kinh tế, pháp luật dân sự và
pháp luật đất đai.
Những giải pháp trong luận văn có thể có ý nghĩa tham khảo với các
tổ chức, cá nhân, có thể là những gợi ý trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm: 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự và thế chấp quyền sử dụng đất.
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiến áp
dụng pháp luật về thế chấp quyền sử đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Chương 3: Một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.


Zf2tODyQ5iA53A7

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status