Pháp luật Việt Nam về tiền lương tối thiểu - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
ChÝnh s¸ch tiÒn l-¬ng cã vÞ trÝ quan träng trong hÖ thèng chÝnh s¸ch
kinh tÕ x· héi cña ®Êt n-íc, lµ ®éng lùc ®Ó sö dông cã hiÖu qu¶ nguån lao
®éng. Chính sách tiền lương nước ta sau nhiều lần cải cách đã và đang thể
hiện được vai trò và chức năng của mình trong sản xuất kinh doanh và đời
sống của người lao động, nhất là chính sách tiền lương từ năm 1993 đến nay
đã từng bước đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
không tính bình quân, cào bằng. Tiền lương được coi là giá cả sức lao động
và được hình thành trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động
và người sử dụng lao động thông qua ký kết hợp đồng lao động hay thỏa ước
lao động tập thể. Tiền lương trở thành động lực, đòn bẩy kích thích, khuyến
khích người lao động làm công việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, đồng thời là phương tiện đảm
bảo cuộc sống ngày càng nâng cao.
Tiền lương tối thiểu là một nội dung cơ bản và quan trọng của chính
sách tiền lương trong kinh tế thị trường. Tiền lương tối thiểu tham gia vào quá
trình phân phối, điều tiết vĩ mô về tiền lương và thu nhập trên phạm vi toàn xã
hội; đồng thời là yếu tố tham gia vào hình thành chi phí đầu vào của doanh
nghiệp và phân phối theo kết quả đầu ra của sản xuất kinh doanh.
Trong kinh tế thị trường, tiền lương tối thiểu có vị trí quan trọng, là sàn
thấp nhất mà không một người sử dụng lao động có quyền trả thấp hơn mức
đó và là lưới an toàn cho người làm công ăn lương trong xã hội. Tiền lương
tối thiểu do Nhà nước quy định là một trong những công cụ quan trọng quản
lý vĩ mô về tiền lương, giảm bất bình đẳng về tiền lương, thu nhập, chống
cùng kiệt đói, bóc lột lao động quá sức, là căn cứ pháp lý để người lao động và
người sử dụng lao động thỏa thuận các mức tiền công cao hơn trên thị trường
lao động. Tiền lương tối thiểu tham gia vào quá trình phân phối, điều tiết vĩ
mô về tiền lương và thu nhập trên phạm vi toàn xã hội; đồng thời, là yếu tố
tham gia vào hình thành chi phí đầu vào của doanh nghiệp và phân phối theo
kết quả đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong hội nhập kinh tế quốc
tế, tiền lương tối thiểu được coi là một trong những chỉ báo quan trọng thể
hiện là nền kinh tế thị trường.
Đối với nước ta, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về tiền lương tối thiểu trong kinh tế thị
trường ngày càng rõ nét. Chính sách tiền lương ở Việt Nam nói chung và tiền
lương tối thiểu nói riêng qua nhiều lần cải cách đã không ngừng hoàn thiện,
phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, đã từng bước đổi mới theo
định hướng thị trường, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển dựa
trên nguyên tắc coi tiền lương là yếu tố của sản xuất, là giá cả sức lao động
được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng
lao động, phù hợp với quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động. Hiện nay,
chính sách tiền lương tối thiểu được luật hóa trong Bộ luật lao động (Điều 56
Bộ luật lao động 1994 và Điều 91 Bộ luật lao động năm 2012).
Tuy nhiên, trong giai đoạn quá độ chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập
trung, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh
tế nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế thì tiền lương tối
thiểu đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay cần được tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thực tế, đó là:
Thứ nhất, tiền lương tối thiểu còn thấp, chưa đảm bảo được mức
sống của người lao động, (theo mức lương tối thiểu vùng mới được điều
chỉnh từ ngày 01/01/2014 mới đáp ứng khoảng 70% mức sống tối thiểu của
người lao động) [27].
Thứ hai, tiền lương tối thiểu, bao gồm từ cơ chế và nguyên tắc hình
thành, xác định mức lương tối thiểu chưa được luật hóa rõ ràng, đầy đủ và
thống nhất, đồng bộ, các căn cứ, tiêu chí điều chỉnh mức lương tối thiểu chưa
được lượng hóa cụ thể dẫn đến việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu trên thực
tế chưa thực sự dựa trên các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Trong điều
kiện thị trường lao động ở nước ta mới được hình thành, việc thoả thuận tiền
lương chưa trở thành thông lệ, người lao động luôn trong tình trạng bị ép tiền
công thì tiền lương tối thiểu hiện nay chưa thực sự là công cụ tối ưu để bảo vệ
người làm công ăn lương, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động trong các
doanh nghiệp ổn định, lành mạnh cùng phát triển [51].
Thứ ba, về mặt luật pháp thì tiền lương tối thiểu đối với khu vực sản
xuất, kinh doanh đã được tách khỏi khu vực hành chính, sự nghiệp hưởng
lương từ ngân sách nhà nước (Bộ luật lao động năm 2012) nhưng các nội
dung còn quy định chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, một số
chế độ, chính sách của người lao động vẫn còn phụ thuộc vào chính sách tiền
lương đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang (chế độ đóng, hưởng
bao hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chính sách lao động dôi dư; lương
hưu...). Luật về tiền lương tối thiểu cũng đã được cơ quan có thẩm quyền
nghiên cứu, soạn thảo, tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa trình Quốc hội
cho ý kiến (dự kiến năm 2016 sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về Luật tiền lương
tối thiểu). Việc liên tục phải điều chỉnh lương tối thiểu và việc Luật tiền lương
tối thiểu chưa thể ban hành đúng kế hoạch đã chứng minh sự thiếu ổn định ở
tầm vĩ mô về những quy định liên quan đến lương tối thiểu [37].
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá mặt được và mặt hạn chế
của tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định, thực trạng tình hình thực hiện
các quy định của Nhà nước về tiền lương tối thiểu và các yêu cầu đối với tiền
lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường, của Tổ chức lao động quốc tế, khi
Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới, đề tài khuyến nghị các nội

Hi5y4xKbnf09cjF
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status