Giải quyết tranh chấp lao động và vấn đề nâng cao vị trí của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghiên cứu những vấn đề có tính chất khái quát chung về tổ chức Công đoàn, về tranh chấp lao động, giải quyết tranh chấp lao động và về vị trí của tổ chức Công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật Việt Nam và việc thực hiện trong thực tế cuộc sống, từ đó chỉ ra kết quả đạt được, các mặt tồn tại và nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vị trí của tổ chức Công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động
Luận văn ThS. Luật Kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Trong những năm qua, cùng với chủ trương đổi mới nền kinh tế, pháp
luật về đầu tư ngày càng được hoàn thiện` đã thu hút sự quan tâm của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước nên số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
ngày càng tăng dẫn đến số lượng lao động tham gia các hoạt động kinh tế có
mối quan hệ chủ- thợ ngày phong phú, đa dạng. Theo số liệu của cơ quan có
thẩm quyền, hiện nay nước ta có khoảng 20 vạn doanh nghiệp thuộc các loại
hình kinh tế với trên 10 triệu lao động trong các doanh nghiệp đó.
Cùng với sự gia tăng về số lượng các mối quan hệ lao động theo hình
thức làm công ăn lương giữa người lao động và người sử dụng lao động là sự
gia tăng về mức độ phức tạp của quan hệ lao động. Bộ luật Lao động được
ban hành và có hiệu lực từ 01/01/1995, được sửa đổi bổ sung năm 2002 về cơ
bản đã góp phần tạo sự ổn định và quan hệ lao động tại các doanh nghiệp, góp
phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, có một thực tế là tại
hầu hết các doanh nghiệp đều tồn tại những mâu thuẫn về quyền lợi giữa
người sử dụng lao động và người lao động mà trong quá trình thực hiện quan
hệ lao động, do không có tác nhân điều hoà dẫn đến xung đột lao động, tranh
chấp lao động, đình công.
Việc giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta theo cơ chế mới mà Bộ
luật Lao động, Bộ luật tố tụng dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp
lao động và các văn bản khác có liên quan quy định đã phần nào giải quyết
được các tranh chấp. Tuy nhiên, hiệu quả của nó so với yêu cầu của việc duy
trì sự ổn định quan hệ lao động nói chung, trong từng doanh nghiệp nói riêng
của cả nền kinh tế là chưa cao. Việc giải quyết tranh chấp lao động còn gặp
rất nhiều khó khăn, nhất là sự hình thành và tham gia của các cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền, trong đó có tổ chức công đoàn. Cho đến nay, hầu hết các vụ
đình công do tranh chấp lao động xảy ra đều chưa tuân thủ quy định của pháp
luật, không do công đoàn tổ chức dẫn đến ảnh hưởng tới tình hình kinh tế-
chính trị- xã hội.
Trước tình hình đó, Công đoàn Việt Nam với vai trò là tổ chức chính trị
của giai cấp công nhân và người lao động bảo vệ quyền lợi cho công nhân lao
động buộc phải có sự đổi mới. Một trong những hướng đổi mới quan trọng là
phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động, phù hợp với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường,
góp phần làm cho các quan hệ lao động phát triển hài hoà, ổn định, tạo nên sự
bình ổn kinh tế chung.
Trong đó, giải quyết tranh chấp lao động là một trong những biện pháp
cơ bản để công đoàn bảo vệ lợi ích của công nhân, lao động trong các loại
hình doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế. Do đó việc nghiên cứu về vị
trí của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động có tầm quan
trọng đặc biệt. Nó không chỉ góp phần củng cố, nâng cao địa vị pháp lý của tổ
chức công đoàn mà còn góp phần giúp nhà nước có những giải pháp thiết thực
để giải quyết tranh chấp lao động đúng pháp luật, đưa cơ chế giải quyết tranh
chấp lao động thực sự đi vào cuộc sống.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của tổ chức công đoàn trong
giải quyết tranh chấp lao động, tui quyết định nghiên cứu vấn đề: "Giải quyết
tranh chấp lao động và vấn đề nâng cao vị trí của tổ chức Công đoàn trong giải
quyết tranh chấp lao động" và chọn làm đề tài của luận văn thạc sỹ luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về cơ chế giải
quyết tranh chấp lao động nhưng chưa tập trung vào vị trí của tổ chức công
đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động. Một số bài viết hay luận văn
nghiên cứu về tổ chức công đoàn như: Địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn,


hb239F175g7kSe5

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status