Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận của pháp luật về góp vốn nói chung và pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng. Sơ lược pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sử dụng đất (QSDĐ) thời kỳ trước năm 2004 (Trước năm 1945, từ 1945-1979, từ 1980-1992 và từ 1993 đến 2003). Trình bày nội dung của các quy định pháp luật từ năm 2004 đến nay về góp vốn bằng QSDĐ. Đánh giá pháp luật về góp vốn bằng QSDĐ. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị: hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người góp vốn bằng QSDĐ vào công ty; Hoàn thiện các quy định pháp luật về giá đất làm cơ sở cho việc góp vốn; Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục góp vốn; Hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường bất động sản ở Việt Nam; Nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước; Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của việc góp vốn QSDĐ tại Việt Nam
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT
1.1. Khái niệm, bản chất và các hình thức góp vốn
1.1.1. Khái niệm, bản chất góp vốn
1.1.2. Các hình thức góp vốn
1.1.2.1. Hình thức góp vốn bằng tiền
1.1.2.2. Hình thức góp vốn bằng hiện vật
1.1.2.3. Hình thức góp vốn bằng khả năng
1.2. Khái niệm, bản chất và đặc điểm quyền sử dụng đất
1.2.1 Khái niệm, bản chất của quyền sử dụng đất
1.2.2. Đặc điểm của quyền sử dụng đất
1.3. Khái niệm và đặc điểm góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1.3.1. Khái niệm góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1.3.2. Đặc điểm của góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM
2.1. Sơ lược pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sử dụng đất
trong thời kỳ trước năm 2004
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1945
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1979
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992
2.1.4. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003
2.2. Nội dung của các quy định pháp luật từ năm 2004 đến nay về góp
vốn bằng quyền sử dụng đất
2.2.1. Chủ thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất
2.2.1.1. Tổ chức kinh tế
2.2.1.2. Hộ gia đình, cá nhân
2.2.1.3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
2.2.2. Chủ thể nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
2.2.3. Điều kiện đất được góp vốn
2.2.4. Các thủ tục liên quan đến việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất
2.2.4.1. Định giá đất
2.2.4.2. Thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất
2.2.4.3. Thủ tục xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào doanh
nghiệp
2.2.4.4. Thủ tục xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn bằng
quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp
2.2.4.5. Chuyển quyền sử hữu tài sản góp vốn
2.2.5. Việc hạch toán quyền sử dụng đất góp vốn trong quá trình hoạt
động của tổ chức kinh tế
2.2.6. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất
2.3 Đánh giá pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất
2.3.1. Những ưu điểm
3
2.3.2. Một số nhược điểm và nguyên nhân cơ bản dẫn đến các nhược điểm
trong pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở Việt Nam
2.3.2.1. Một số nhược điểm
2.3.2.2. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các nhược điểm trong pháp luật
về góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở Việt Nam
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GÓP VỐN BẰNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc góp vốn bằng
quyền sử dụng đất tại Việt Nam
3.1.1. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng
quyền sử dụng đất ở Việt Nam
3.1.1.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người
góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty
3.1.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về giá đất làm cơ sở cho việc góp
vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty
3.1.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục góp vốn bằng quyền
sử dụng đất vào công ty
3.1.1.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường bất động sản ở Việt
Nam
3.1.2. Một số giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật về góp vốn bằng
quyền sử dụng đất ở Việt Nam
3.1.2.1. Nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan
nhà nước
3.1.2.2. Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền phổ
biến pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất
3.2. Một số kiến nghị
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, là tư
liệu sản xuất chính, là thành phần thiết yếu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố dân cư và là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia.
Trong điều kiện nước ta đang tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì quyền sử dụng đất được khẳng
định là một loại hàng hóa đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn,
rất quý giá của đất nước, có ý nghĩa kinh tế, chính trị sâu sắc.
Xuất phát từ vai trò to lớn của đất đai trong đời sống kinh tế -
chính trị - xã hội, luật pháp Việt Nam quy định đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước thay mặt chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tuy nhiên,
cũng do bởi vai trò quan trọng của đất đai trong việc phát triển kinh tế,
Nhà nước ta đã tạo ra cho người sử dụng đất những quyền năng nhất
định với xu hướng ngày càng mở rộng quyền, trong đó có quyền góp vốn
bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh. Nghị quyết số
21-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị Trung ương
6 khóa X) đã nhấn mạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ
chế chính sách để các quyền về đất đai và bất động sản được vận động
theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất kinh
doanh và xác định rõ quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa đặc biệt,
được định giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà
nước.
Mặc dù quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã được ghi nhận
khá sớm từ năm 1977 trong Điều lệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng
trên thực tế quyền năng này chưa được các chủ sử dụng đất khai thác một cách thường xuyên và hiệu quả. Việc quyền góp vốn bằng quyền sử dụng
đất đã được ghi nhận sớm về mặt luật pháp nhưng lại chưa phát huy được
hiệu quả trên thực tế là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan
nhất định, trong đó có nguyên nhân cơ bản là sự hạn chế về mặt lý luận
cũng như thực tiễn pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Với mong muốn làm rõ thêm về mặt lý luận cũng như đóng góp
một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và việc thực
thi pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tui đã lựa chọn đề tài
"Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam" để làm luận văn thạc
sĩ, chuyên ngành Luật kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận văn nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
khoa học pháp lý về góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Luận văn phản ánh, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về
góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích, luận văn góp phần làm
rõ thêm một số nội dung về lý luận của pháp luật góp vốn bằng quyền sử
dụng đất tại Việt Nam cũng như đưa ra một số định hướng và giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
qua đó điều hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử
dụng đất nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
đất cũng như đảm bảo quyền quản lý tối cao của Nhà nước đối với đất
đai nhằm phát huy tối đa tiềm lực của đất đai trong phát triển kinh tế đất
nước.
* Nhiệm vụ


tx8rPUc0F6kYHBW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status