Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Chế tài thương mại
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một đơn
vị sản xuất hàng hoá độc lập, họ phải lo cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản
xuất. Dưới sự tác động và chi phối của các quy luật kinh tế khách quan trong
nền kinh tế thị trường, các đơn vị kinh tế phải tự hạch toán kinh doanh, lấy
thu bù chi, đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển nếu không muốn bị phá sản.
Để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng phải mua sắm trang thiết bị,
máy móc, nguyên liệu và sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp khác thông
qua hợp đồng mua bán và hợp đồng dịch vụ. Vì vậy, mỗi ngày có thể có hàng
ngàn hợp đồng thương mại được kí kết. Khi hợp đồng đã được kí kết và có
hiệu lực pháp luật, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nếu bên nào không thực hiện hay thực hiện
không đúng nghĩa vụ hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với bên đối tác, tức
là họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định như bị buộc phải thực
hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại .v.v… Luật thương
mại năm 1997 và Luật thương mại 2005 hiện hành đã có những quy định cụ
thể về các chế tài trong thương mại để áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng
thương mại. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp giữa các bên tham
gia quan hệ hợp đồng là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, các quy định về chế tài trong thương mại còn nhiều bất cập,
nhiều quy định không rõ ràng, thiếu thực tế. Chính các quy định không rõ
ràng đó đã gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên và chưa
đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của bên bị vi phạm.
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về các loại chế tài trong thương mại, phân tích rõ bản chất của các loại chế tài này. Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về chế tài trong thương mại. Trên cơ sở đó đề ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật

5klVZcdk04FANQm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status