Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tài nguyên môi trường
Miêu tả:Luận văn ThS. Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Một số vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng công cuộc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
6
1.1. Những vấn đề chung về thủ tục hành chính 6
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính 6
1.1.2. Vị trí, vai trò của thủ tục hành chính trong hệ thống hành
chính nước ta
8
1.1.3. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 11
1.1.4. Các loại thủ tục hành chính 14
1.2. Những vấn đề chung về cải cách thủ tục hành chính 17
1.2.1. Mục tiêu, yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính 17
1.2.2. Đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác cải cách thủ tục
hành chính trong thời gian qua
19
Chương 2: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN
QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
30
2.1. Tổng quan về Bộ Tài nguyên và Môi trường và thủ tục hành chính
thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
30
2.1.1. Ví trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và
Môi trường
30
2.1.2. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài
nguyên và Môi trường
32
2.1.3. Nhu cầu cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản
lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
36
2.2. Thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện công cuộc cải
cách thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường
39
2.2.1. Một số thành tựu nổi bật trong cải cách hành chính tại Bộ Tài
nguyên và Môi trường trước Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày
10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn
giản hóa Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước giai đoạn 2007 - 2010 (gọi tắt là Đề án 30)
39
2.2.2. Thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính
tại Bộ Tài nguyên và Môi trường theo tinh thần Đề án 30
(Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa Thủ tục hành chính
trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010)
44
2.3. Một số kết quả đạt được trong công tác cải cách thủ tục hành
chính ở Bộ Tài nguyên và Môi trường
62
2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong cải cách thủ tục hành
chính ở Bộ Tài nguyên và Môi trường
69
2.4.1. Những tồn tại, hạn chế 69
2.4.2. Nguyên nhân 74
Chương 3: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN
QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
76
3.1. Một số giải pháp cải cách hành chính nói chung và cải cách
hành chính ở Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng trong
thời gian hiện nay
763.1.1. Những giải pháp về thể chế 76
3.1.2. Những giải pháp về tổ chức bộ máy nhà nước 78
3.1.3. Những giải pháp về nguồn nhân lực 79
3.1.4. Những giải pháp về tài chính công 80
3.1.5. Những giải pháp về khoa học công nghệ 81
3.2. Một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm
quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường
82
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung cơ bản
của khoa học hành chính, luôn là một vấn đề được quan tâm phổ biến ở hầu
hết các nước trên thế giới nhằm làm đòn bẩy để nâng cao hiệu quả quản lý
của nhà nước trong việc phát triển kinh tế, phát huy dân chủ và tiếng nói của
người dân trong hoạt động của bộ máy công quyền, củng cố và tăng cường
tiềm lực về mọi mặt cho đất nước.
Ở Việt Nam, song song với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách
hành chính cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm kịp thời. Ngay trong văn
kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định rõ: "Để thiết
lập cơ chế quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ
máy của các cơ quan" [24], Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng tháng 1/1995 cũng đã khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng
của cải cách hành chính: "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính" [25].
Cải cách hành chính ở Việt Nam phải bắt đầu với việc cải cách một
bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ
chức. Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý
hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính
bao gồm trình tự thủ tục, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt
động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính
nhà nước.
Thủ tục hành chính rất đa dạng, nhưng có thể phân thành hai loại cơ bản:
- Những thủ tục tiến hành những công việc thuộc quan hệ nội bộ các
cơ quan nhà nước.
- Những thủ tục tiến hành những công việc thuộc quan hệ của cơ quan
nhà nước đối với công dân và các tổ chức xã hội. Mỗi loại thủ tục bao gồm
nhiều thủ tục riêng áp dụng trong từng loại việc, từng lĩnh vực quản lý. Thủ
tục hành chính trong quan hệ với công dân gồm hai loại quan trọng.
+ Thủ tục hành chính trong việc các cơ quan nhà nước xét, giải quyết
những quyền chủ quan hợp pháp của công dân, trong việc công dân kiện một
cơ quan nhà nước.
+ Thủ tục hành chính trong việc các cơ quan có thẩm quyền xét vấn đề
trách nhiệm hành chính và xử phạt các vi phạm của công dân. Loại thủ tục này
còn được gọi là thủ tục xử lý vi phạm hành chính, hay tố tụng hành chính.
Trong đờ i sống hàng ngày , ngườ i dân và doanh nghiêp ̣ phải tuân thủ
rất nhiều các quy định về thủ tuc ̣ hành chính . Thủ tục hành chính trên nhiều
lĩnh vực đang là rào cản đối với hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân ,
gây tốn kém, ảnh hưởng đến năng lưc ̣ can ̣ h tranh của nền kinh tế.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính đang là mục tiêu của Chính phủ, các
ngành, các cấp, các địa phương, trong đó, mục tiêu chính là bảo đảm sự thuận
tiện, giảm thiểu được thời gian cũng như chi phí cho người dân, tổ chức khi
tiến hành các thủ tục hành chính.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ được thành
lập theo Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, theo đó, Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; địa chất; môi trường;
khí tượng thủy văn; đo đạc, bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và
hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý của Bộ. Công cuộc cải cách hành chính của Bộ mang đặc thù riêng
của ngành.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực tiến hành đổi
mới, cải cách thủ tục hành chính theo chủ trương chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước cũng như phù hợp với tính đặc thù riêng của ngành. Tuy
nhiên trên thực tế thủ tục hành chính hiện nay trong lĩnh vực tài nguyên và
môi trường vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc gây không ít khó khăn, phiền
hà cho người dân đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hơn nữa để thủ tục
hành chính thực sự đơn giản góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ ,
chuyên nghiêp ̣ , hiêu ̣ quả và có hiêu ̣ suất cao , góp phần phòng chống tham
nhũng và lãng phí thông qua việc đơn giản hoá loaị bớ t các thủ tuc ̣ hành chính
rườm rà, không cần thiết, cắt giảm đáng kể chi phí trong thực hiện các thủ tuc ̣
hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: "Cải
cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc
thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường" làm đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp, luận văn chỉ giới
hạn phần lớn vấn đề nghiên cứu tập trung vào công tác triển khai Đề án 30 với
hy vọng đóng góp một cách nhìn mới trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về
cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thông qua
việc nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp và tiếp thu các báo cáo chuyên ngành.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên
và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thực tiễn công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi
trường: thành tựu đạt được, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của những
hạn chế.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận của cải cách thủ
tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền
quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường qua đó làm rõ vai trò của công
cuộc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này đối với sự phát triển
chung của đất nước.
Nghiên cứu những bất cập của thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường qua thực tiễn thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Qua đó đưa ra các giải pháp, yêu cầu cụ thể, cũng như những kiến
nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình cải cách hành chính trong toàn ngành.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng phép duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
- Luận văn cũng đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
khác như: nghiên cứu lý thuyết, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh.
5. Điểm mới của luận văn
Luận văn sẽ có những đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho
việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay để thủ tục hành
chính luôn phát huy hết vai trò trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động
kinh tế xã hội của đất nước.
6. Ý nghĩa của luận văn
Hoàn thành luận văn này, tui hy vọng những kiến thức khoa học trong
nội dung luận văn sẽ là tài liệu phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên
cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo Luật, Hành chính ở Việt Nam.
Nội dung luận văn sẽ có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, cần thiết, là tài
liệu tham khảo hữu ích cho cá nhân, tổ chức trong, ngoài ngành tài nguyên và
môi trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ
tục hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng công cuộc cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.


IELbt4hZ5IpRA8D
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status