Vận dụng phương pháp Dạy học dự án trong môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông - pdf 25

Luận văn:Vận dụng phương pháp "Dạy học dự án" trong môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông: Luận văn ThS. Giáo dục học:

Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản mang tính lý luận về phương pháp “dạy học dự án” (DHDA ). Khảo sát, phân tích các dạng bài học của môn Ngữ văn THPT và chỉ ra khả năng vận dụng DHDA trong các dạng bài học này. Xây dựng được quy trình áp dụng phương pháp DHDA trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Thử nghiệm sư phạm
8. Phương pháp nghiên cứu………………………………………… 9
9. Đóng góp của đề tài……………………………………………… 9
10. Kết cấu của luận văn……………………………………………. 10
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………..……… 11
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học ………………………………………….... 11
1.1.1. Khái niệm trường nghĩa ………………………………...…… 16
1.1.2. Phân loại……………………………………………..……… 16
1.1.3. Hiện tượng chuyển trường nghĩa…...…………...…………… 19
1.1.4. Đặc điểm ngôn ngữ thơ ……………………………..……… 27
1.2. Cơ sở tâm lý và giáo dục học………………………………… 35
1.2.1. Cơ sở tâm lý tiếp nhận của học sinh THPT………………… 36
1.2.2. Phương pháp tiếp cận văn bản thơ của học sinh THPT…… 45
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH DẠY VĂN
BẢN THƠ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRƢỜNG NGHĨA…… 57
2.1. Thực trạng việc phân tích văn bản thơ ở nhà trường THPT và
việc ứng dụng trường nghĩa vào việc phân tích văn bản thơ…… 57
2.1.1. Thực trạng về việc phân tích văn bản thơ ở nhà trường THPT 57
2.1.2. Ứng dụng lý thuyết trường nghĩa vào việc phân tích văn bản
thơ cho học sinh THPT……………………………………............. 66
2.2. Đề xuất cách dạy ứng dụng trường nghĩa vào phân tích văn bản
thơ cho học sinh THPT…………………………………..........…… 72
2.2.1. Xác lập sơ bộ đề tài chủ đề……………………………… 72
2.2.2. Phân tích các từ ngữ được sử dụng đúng trường nghĩa……… 75
2.2.3. Phân tích hiện tượng các từ ngữ được sử dụng chuyển trường
trong văn bản thơ…………………………………………………… 77
2.2.4. Đánh giá, phát hiện ra ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật
của văn bản thơ………………………………………….….……… 82
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM……………………….. 87
3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………. 87
3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử..... 87
3.3. Tổ chức thực nghiệm……………………………………......… 104
3.3.1. Địa bàn thực nghiệm ..……………………………………….. 104
3.3.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm……………………………. 105
3.3.3. Dạy thực nghiệm…………………………………………….. 106
3.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm…………………….. 106
KẾT LUẬN………………………………………………………… 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO...……………………………………… 116
PHỤ LỤC


1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trước sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, giáo dục trong những năm qua
đã có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm đào tạo những con người mới đáp
ứng yêu cầu của thời đại.
Trung tâm đổi mới của giáo dục là đổi mới hoạt động dạy học. Trong đó,
dạy học theo hướng tích hợp là một xu thế phổ biến trên thế giới. Dạy học
theo hướng tích hợp là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn giữa thời gian và
nội dung dạy học, giữa nhu cầu của người hoc và yêu cầu của người dạy
Dạy học văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Một trong những biểu
hiện của sự tích hợp trong bộ môn Ngữ văn là việc dạy phân môn Tiếng Việt
phải gắn kiến thức về ngôn ngữ với việc phân tích văn học và việc hình thành
các kiến thức, kỹ năng tạo lập văn bản. Phân môn tiếng việt giúp học sinh rèn
luyện việc phân tích, thẩm nhận từ ngữ, lựa chọn, trau dồi từ ngữ, phát triển
các kỹ năng đặt câu. Thực chất là những kiến thức, kỹ năng hữu ích cho việc
tiếp nhận văn bản( tăng cường kỹ năng đọc - hiểu văn bản) cũng như cho việc
tạo lập văn bản (tăng cường kỹ năng làm văn). Ngược lại, ở những giờ đọc –
hiểu về tác phẩm lại có giá trị cung cấp những từ ngữ mang giá trị biểu cảm
đặc sắc, có tác dụng rèn và phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, mang lai cho người
học những lợi ích to lớn; mở rộng những kiến thức và kỹ năng phong phú, đa
dạng thích hợp với cuộc sống.
Dạy học theo tinh thần tích hợp ở nhà trường phổ thông đã trở nên thực
sự cần thiết nhằm tăng hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian. Dạy học tích
hợp gắn nội dung dạy kiến thức với nội dung rèn luyện kỹ năng, nội dung các
môn học hỗ trợ lẫn nhau, đơn vị kiến thức sau bao hàm những kiến thức kỹ
năng đã học trước nhưng ở mức cao hơn và sâu hơn theo nguyên tắc đồng tâm
và phát triển.
Tuy nhiên, dạy học theo hướng tích hợp ở THPT còn nhiều bất cập do
việc biên soạn mảng ngôn ngữ còn trống và lặp lại chương trình cấp dưới,
chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mảng ngôn ngữ và văn học
1.2. Hơn nữa, khoa học hiện đại ngày càng mang tính liên ngành. Văn học và
ngôn ngữ lại là hai ngành khoa học có quan hệ ngày càng gắn bó chặt chẽ do
đối tượng của ngôn ngữ được mở rộng. Ngôn ngữ không chỉ được nghiên cứu
trong sự tồn tại mang tính hệ thống dưới dạng tĩnh mà ngôn ngữ được đặt
trong hoạt động hành chức ở trạng thái động. Vì vậỵ, việc vận dụng những
thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ vào quá trình nghiên cứu văn học là hết
sức cần thiết. Vận dụng các kiến thức ngôn ngữ vào nghiên cứu văn học
không chỉ là cơ sở giúp văn học giải thích các hiện tượng ngôn ngữ mà còn
giúp văn học giải thích được chính văn học. Cơ sở ngôn ngữ học có thể hỗ trợ
cho văn học đạt được mục đích của mình nhưng ngược lại bản thân ngôn ngữ
học khi nghiên cứu văn học cũng sẽ nhận ra được những quy tắc, những nhân
tố góp phần tự phát triển mình. “Một nhà ngôn ngữ không biết gì tới các chức
năng thi ca và một nhà văn học mà thờ ơ với các vấn đề ngôn ngữ thì đều lỗi
thời như nhau”( Jacopson-“Ngôn ngữ và thi ca”,Tài liệu dịch ĐHTH Hà Nội).
Việc ứng dụng những thành tựu của ngôn ngữ vào phân tích văn học mở ra
những hướng tiếp cận, giải mã mới cho các văn bản văn học, đặc biệt là thơ.
Việc đọc hiểu các văn bản thơ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chương trình
THPT. Phân tích văn bản thơ là một công việc thường xuyên và không kém
phần khó khăn phức tạp của người dạy và người học. Giải mã ngôn ngữ thơ
sao cho đúng, trúng tư tưởng, chủ đề tác phẩm, sao cho ra cái được biểu hiện,
mạch ngầm văn bản của một thứ ngôn ngữ đa nghĩa, cô đọng, hàm súc, giàu

JZc3R45zSBqnxtb

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status