Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học thực nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông - pdf 25

Link tải miễn phí luận văn

Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Hóa học) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Nghiên cứu cơ sở lí luận về sự phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua quá trình dạy và học môn hoá học. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học nói chung và bài tập hoá học thực nghiệm nói riêng trong sự phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS. Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập hoá học thực nghiệm trong chương trình hoá học phổ thông theo các mức độ nhận thức và tư duy. Sử dụng hệ thống bài tập hoá học thực nghiệm theo các mức độ nhận thức và tư duy vào các bài dạy cụ thể. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu qủa của hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy hoá học
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bƣớc vào thế kỷ 21, loài ngƣời bƣớc vào nền văn minh thông tin vì vậy mọi
hoạt động của con ngƣời đều gồm 3 bƣớc theo thứ tự: Thu thập thông tin

Xử lí
thông tin

Ra quyết định hành động. Đó cũng chính là mục tiêu của giáo dục đòi
hỏi ngƣời học phải đạt đƣợc 3 năng lực này.
Do yêu cầu đổi mới đất nƣớc theo hƣớng hiện đại, hòa nhập với cộng đồng
quốc tế, nên mục tiêu giáo dục cũng cần thay đổi để đào tạo những ngƣời lao
động thích ứng với xã hội phát triển và thích ứng với bản thân ngƣời học . Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu: "Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư
duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, TN, làm chủ
kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và tổ chức thực hiện nghiêm
minh chế độ thi cử". Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X lại một lần nữa nhấn mạnh:
“Chỉ tiêu hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình,
nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường cơ
sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS...”.
Điều 28 Luật giáo dục (2005) nƣớc ta đã nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng
lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Với yêu cầu đó, mục tiêu giáo dục các cấp học đều chú ý hƣớng tới việc hình
thành các năng lực cho học sinh đó là : năng lực nhận thức, năng lực hành động,
năng lực tƣ duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng. Việc dạy và học
hóa học, việc truyền thụ kiến thức, kĩ năng hóa học cơ bản cho học sinh còn chú ý
đến việc hình thành năng lực hành động đó là kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học,
tiến hành nghiên cứu khoa học nhƣ các kĩ năng: quan sát, mô tả, đề ra giả thuyết,
tiến hành thí nghiệm hóa học từ đơn giản đến phức tạp... để học sinh tự giải quyết
đƣợc các vấn đề học tập và các vấn đề thực tế trong cuộc sống.
Trong dạy học hóa học, có thể nâng cao chất lƣợng dạy học phát huy năng
lực nhận thức và tƣ duy của học sinh bằng nhiều biện pháp, phƣơng pháp khác
nhau. Trong đó sử dụng và hƣớng dẫn giải các bài tập hóa học là một phƣơng
pháp hữu hiệu có tác dụng tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát huy năng
lực nhận thức cũng nhƣ tƣ duy của học sinh.
Hoá học là khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, vì vậy trong dạy học
môn hoá học ở trƣờng phổ thông ngoài việc truyền thụ cho học sinh các kiến thức
cơ bản, GV còn phải chú ý rèn luyện cho HS các kĩ năng thí nghiệm hoá học cơ
bản và đặc biệt còn phải chú ý phát triển năng lực nhận thức và tƣ duy cho HS.
Hiện nay, hệ thống các bài tập hóa học mọi thể loại đƣợc rất nhiều tác giả
quan tâm và xây dựng. Sách bài tập, sách tham khảo, luận văn nghiên cứu về bài
tập hoá học cũng nhiều .Dạng bài tập thực nghiệm hoá học cũng đã đƣợc đề cập
đến trong các dạng bài tập hoá học nói chung nhƣng việc nghiên cứu một cách hệ
thống vấn đề phát triển năng lực nhận thức và tƣ duy của HS thông qua hệ thống
bài tập thực nghiệm chƣa đƣợc chú ý quan tâm nhiều.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tui nhận thấy trong phần bài tập hóa học
thực nghiệm còn nhiều vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, tui chọn đề tài nghiên cứu “
Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập
hóa học thực nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu :
Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học thực nghiệm góp phần
phát triển năng lực nhận thức và tƣ duy của học sinh.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc đề ra nhƣ sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về sự phát triển năng lực nhận thức và tƣ duy của học
sinh thông qua quá trình dạy và học môn hoá học. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá
học nói chung và bài tập hoá học thực nghiệm nói riêng trong sự phát triển năng lực
nhận thức và tƣ duy của HS.


7baAtS6HdDr1Cm6

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status