Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học các bài toán có nội dung thực tiễn thuộc chủ đề tổ hợp và xác suất - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................... 6
1.1. Vấn đề và dạy học giải quyết vấn đề........................................................ 6
1.1.1. Vấn đề là gì?......................................................................................... 6
1.1.2. Quá trình giải quyết vấn đề trong dạy học Toán ................................... 8
1.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề ................................................................... 9
1.1.4. Dạy học giải quyết vấn đề................................................................... 17
1.2. Bài toán có nội dung thực tiễn ............................................................... 21
1.2.1. Bài toán, bài toán có nội dung thực tiễn.............................................. 21
1.2.2. Đặc điểm của bài toán có nội dung thực tiễn ...................................... 21
1.2.3. Quy trình giải bài toán thực ................................................................ 22
1.2.4. Thiết kế và dạy học bài toán có nội dung thực tiễn ............................. 35
1.2.5. Mối liên hệ giữa dạy học bài toán thực và sự nâng cao năng lực giải
quyết vấn đề ................................................................................................. 36
1.3. Thực trạng dạy học giải quyết vấn đề, day học các bài toán có nội dung
thực tiễn và dạy học chủ đề Tổ hợp và xác suất ở trường THPT Giao Thủy
tỉnh Nam Định.............................................................................................. 37
1.3.1. Thực trạng dạy học giải quyết vấn đề ................................................. 37
1.3.2. Thực trạng dạy học các bài toán thực.................................................. 41
1.3.3. Thực trạng dạy học chủ đề Tổ hợp và xác suất ................................... 43
1.4. Kết luận chương 1 ................................................................................. 45
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG
CAO NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG QUA DẠY HỌC CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG
THỰC TIỄN THUỘC CHỦ ĐỀ TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT....................... 46
2.1. Các căn cứ để xây dựng biện pháp......................................................... 46
2.1.1. Căn cứ vào cơ sở lí luận ..................................................................... 46
2.1.2. Căn cứ vào mục tiêu của chương trình................................................ 46
2.1.3. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn............................................................ 46
2.1.4. Căn cứ vào tính khả thi....................................................................... 46
2.2 Một số biện pháp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung
học phổ thông qua dạy học các bài toán có nội dung thực tiễn thuộc chủ đề Tổ
hợp và xác suất............................................................................................. 47
2.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế bài giảng chứa đựng các bài toán có nội dung
thực tiễn nhằm tạo động cơ hứng thú cho học sinh khám phá bài toán ......... 47
2.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường dạy học từ các bài toán thực có lời giải sai
lầm hay chưa đầy đủ................................................................................... 60
2.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả, đánh giá quá trình
giải toán thực và mở rộng khai thác ý nghĩa bài toán thực............................ 68
2.3. Kết luận chương 2 ................................................................................. 73
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................. 74
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ........................................ 74
3.1.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................ 74
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ....................................................................... 74
3.2. Đối tượng, nội dung và kế hoạch thực nghiệm sư phạm ........................ 74
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm....................................................................... 74
3.2.2. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm..................................................... 74
3.2.3. Giáo án thực nghiệm........................................................................... 75
3.2.4. Đề kiểm tra, đánh giá học sinh............................................................ 89
3.3. Tổ chức triển khai thực nghiệm sư phạm............................................... 91
3.4. Đánh giá thực nghiệm sư phạm ............................................................. 92
3.4.1. Kết quả bài kiểm tra, đánh giá học sinh .............................................. 92
3.4.2. Phân tích số liệu và kết luận sư phạm ................................................. 92
3.5 Kết luận chương 3 .................................................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 95
PHỤ LỤC.................................................................................................... 98
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất cứ một xã hội nào thì giáo dục cũng luôn đóng vai trò quan
trọng. Mục tiêu giáo dục bao giờ cũng gắn liền với mục tiêu phát triển xã hội.
Công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đòi hỏi nền giáo dục đào tạo ra những con người có đủ năng lực, trình
độ, phẩm chất đạo đức và khả năng sáng tạo, làm chủ được vấn đề và giải
quyết được vấn đề trước mắt cũng như lâu dài không những của bản thân mà
còn của cộng đồng.
Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
năm 2005 đã chỉ rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý
học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền
với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội” (Chương 1, điều 3, khoản 2).
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”(Chương 1, điều 5,
khoản 2).
Trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt
được thì ngành giáo dục còn đó những hạn chế, yếu kém. Nội dung, chương
trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa,
thiếu tính thực tiễn, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề
nghiệp; chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh. Dưới
áp lực của cách thi cử, tình trạng nhồi nhét kiến thức vẫn còn xảy ra.
Thầy trò làm việc theo lề lối giáo điều, sách vở, coi nhẹ thực hành dẫn đến
học sinh chưa phát huy được các năng lực của mình…
Đứng trước những bất cập này, công cuộc đổi mới giáo dục ắt phải diễn
ra. Đề án: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” theo Nghị quyết TW8 khóa
XI đã chỉ rõ: “Xác định mục tiêu giáo dục con người vừa đáp ứng yêu cầu xã
hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. Phát triển năng lực
và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ thay vì chỉ chú trọng trang
bị kiến thức; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề”.
Như vậy việc dạy học gắn lý luận với thực tiễn là xu hướng tất yếu.
Thực tiễn không những là cơ sơ để khẳng định nhận thức chân lý, mà còn
là động lực và mục đích của nhận thức vì nhận thức xuất phát từ thực tiễn
rồi cuối cùng trả về thực tiễn. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm
của triết học Mác - Lênin. Việc hình thành và phát triển các năng lực cho
học sinh phải gắn các hoạt động trí tuệ với khả năng giải quyết các tình
huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Do vậy không thể tách rời giữa dạy
lý thuyết và hướng dẫn thực hành.
Đặc thù của Toán học là nghiên cứu về lượng, cấu trúc, hình thể, các
mối quan hệ cũng như sự thay đổi của các sự vật hiện tượng. Sự phát triển của
Toán học gắn liền với các hiện tượng tự nhiên bên cạnh nhu cầu nhận thức
của con người để cải tạo thế giới. Có thể nói Toán học xuất phát và gắn chặt
với thực tiễn, do vậy cần có sự đánh giá đúng vai trò của các bài toán có nội
dung thực tiễn trong dạy học Toán trung học phổ thông.
Hơn nữa, chương Tổ hợp và xác suất thuộc môn Đại số và Giải tích 11
nâng cao là mảng kiến thức có một vai trò quan trọng trong chương trình
Toán trung học phổ thông. Nội dung của chương hầu hết xuất phát từ nhu cầu
nhận thức trong thực tiễn. Kiến thức của chương giải quyết được khá nhiều
vấn đề trong đời sống hàng ngày. Đó là điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả
chọn đề tài: “Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học
phổ thông qua dạy học các bài toán có nội dung thực tiễn thuộc chủ đề Tổ
hợp và xác suất” làm luận văn thạc sỹ.


2MHrN7qbDwI23KZ

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status