Nghiên cứu vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom để đánh giá mức độ đạt mục tiêu dạy học môn Toán bậc trung học phổ thông - chủ đề phương trình - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn:Nghiên cứu vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom để đánh giá mức độ đạt mục tiêu dạy học môn Toán bậc trung học phổ thông - chủ đề phương trình : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Toán) -- Khoa Sư phạm. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Tổng quan về cơ sở lý luận của đề tài: Hoạt động dạy và học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập; mục tiêu dạy học; các nghiên cứu của Bloom liên quan đến dạy và học; quy trình xây dựng đề kiểm tra – đánh giá kết quả học tập. Phân tích nội dung dạy học chủ đề phương trình môn Toán và tìm hiểu sự vận dụng phân loại mục tiêu dạy học của Bloom trong các tài liệu hướng dẫn, sách giáo viên để làm rõ thực trạng kiểm tra đánh giá nội dung phương trình trong môn Toán lớp 10 ở trường phổ thông trung học (PTTH). Nghiên cứu vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom để xây dựng mục tiêu dạy học, câu hỏi, bài tập và xây dựng các đề kiểm tra dựa trên cơ sở mục tiêu dạy học. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và đưa ra một số khuyến nghị như: Giáo viên cần xác định mục tiêu dạy học thật rõ ràng và cụ thể dựa theo thang bậc nhận thức của Bloom; nhà trường , các tổ chức chuyên môn và các nhóm bộ môn cần xây dựng một ngân hàng câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức; giáo viên cần biên soạn các đề kiểm tra đánh giá theo mục tiêu dạy học đã được xác định; nhà trường, các tổ chuyên môn cần có kế hoạch bồi dưỡng năng lực xác định mục tiêu bài học, năng lực xây dựng câu hỏi và bài tập phù hợp với các mức độ nhận thức
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hoạt động dạy và hoạt động học
1.1.1. Bản chất và mục đích của hoạt động dạy
1.1.2. Bản chất và mục đích của hoạt động học
1.1.3. Quan hệ giữa kiểm tra - đánh giá với hoạt động dạy và học
1.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
1.2.1. Một số khái niệm trong kiểm tra - đánh giá
1.2.2. Vị trí, vai trò của kiểm tra - đánh giá
1.2.3. Các phương pháp và hình thức kiểm tra - đánh kết quả học tập
1.2.4. Phân tích câu trắc nghiệm
1.3. Mục tiêu dạy học
1.3.1. Mục tiêu trong dạy học
1.3.2. Sự phân loại mục tiêu dạy học
1.3.3. Vai trò của việc xác định mục tiêu trong dạy học
1.4. Tổng quan các nghiên cứu của Bloom liên quan đến dạy học
1.4.1. Lĩnh vực nhận thức 1.4.2. Lĩnh vực tâm lý – vận động
1.4.3. Lĩnh vực cảm xúc – thái độ
1.5. Quy trình xây dựng đề kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
Kết luận chương 1
Chƣơng 2. CHỦ ĐỀ PHƢƠNG TRÌNH VÀ THỰC TRẠNG
XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP CHỦ ĐỀ PHƢƠNG TRÌNH TRONG MÔN TOÁN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Nội dung dạy học chủ đề phương trình trong chương trình
Toán THPT
2.1.1. Chủ đề phương trình trong chương trình Toán THPT
2.1.2. Chủ đề phương trình trong chương trình Toán THPT hiện nay
2.2. Tìm hiểu sự vận dụng phân loại mục tiêu dạy học của Bloom
trong các tài liệu hướng dẫn, sách giáo viên
2.3. Thực trạng kiểm tra đánh giá nội dung phương trình trong
môn Toán ở trường THPT
2.3.1. Mục đích và phương pháp tìm hiểu thực trạng
2.3.2. Kết quả tìm hiểu thực trạng
Kết luận chương 2
Chƣơng 3. VẬN DỤNG THANG BẬC NHẬN THỨC CỦA
BLOOM ĐỂ XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ ĐẠT MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TOÁN BẬC
THPT – CHỦ ĐỀ PHƢƠNG TRÌNH
3.1. Vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom xây dựng mục tiêu
dạy học và câu hỏi, bài tập kiểm tra môn Toán chủ đề phương trình
3.1.1. Các loại mục tiêu dạy học Toán – chủ đề phương trình dựa
theo cách phân loại mục tiêu giáo dục của Bloom
3.1.2. Xây dựng mục tiêu dạy học, câu hỏi và bài tập chủ đề phương trình
3.2. Xây dựng các đề kiểm tra trên cơ sở mục tiêu dạy học được
xác định theo thang bậc nhận thức của Bloom
3.2.1. Ví dụ đề kiểm tra 15 phút phần Phương trình và hệ phương trình
3.2.2. Ví dụ đề kiểm tra 45 phút phần Phương trình và hệ phương trình
3.3. Thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm
3.3.3. Nội dung thực nghiệm
3.3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong quá trình dạy - học, KT-ĐG là khâu cuối cùng và cũng là khâu có
vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình dạy học. KT-ĐG
cho chúng ta biết hiệu quả của hoạt động dạy - học qua sự phân tích thông tin
thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra. Qua KT-ĐG, GV biết được
khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức của HS (mức độ hình thành
kỹ năng, kỹ xảo). Từ đó GV có những định hướng cụ thể để điều chỉnh hoạt
động dạy của bản thân, đồng thời điều khiển hoạt động học của HS một cách
phù hợp, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy - học, góp phần thực hiện mục
đích dạy - học đã đề ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy việc KT-ĐG lại là
một vấn đề khó và phức tạp.
1.2. Thời gian qua, hệ thống KT-ĐG ở nhà trường phổ thông đã góp phần
quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Nhưng theo nhận định của
nhiều nhà khoa học và nhà giáo, hệ thống KT-ĐG hiện tại còn nhiều
nhược điểm như:
- Việc KT-ĐG chưa thực sự khách quan và khoa học.
- cách đánh giá còn lạc hậu, chưa phù hợp với mục đích đào tạo
con người lao động mới năng động, sáng tạo.
- Nội dung đánh giá nhiều khi không phù hợp với mục tiêu và nội dung
đào tạo.
Những hạn chế đó đã cản trở rất lớn đến việc nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường. Do đó, cải tiến công tác KT-ĐG đang là một đòi hỏi cấp
thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dạy - học nói
chung và dạy - học môn Toán nói riêng.
1.3. Theo quan điểm chất lượng là mức độ đạt mục tiêu, thì nâng cao chất
lượng dạy học chính là nâng cao mức độ đạt MT dạy học. KT-ĐG là quá trình thu thập, xử lí thông tin và đưa ra những nhận định về mức độ đạt được MT
dạy học. Do vậy, KT-ĐG chính xác và thuận lợi thì MT dạy học phải được
xác định chính xác và có thể lượng hóa được. Vấn đề đặt ra: MT dạy học xác
định như thế nào, dựa vào cơ sở khoa học nào để MT dạy học không những là
cái đích mà quá trình dạy học cần đạt tới, mà còn là cơ sở xây dựng các công
cụ KT-ĐG để kiểm tra mức độ đạt MT dạy học.
Những năm gần đây, các nhà giáo dục đã đề cập nhiều đến việc xây
dựng MT dạy học, và cách phân loại MT dạy học theo Bloom được nhiều tác
giả nghiên cứu vận dụng vào giảng dạy ở trường THPT như là công cụ xác
định MT dạy học được cụ thể, chính xác (Bloom và các cộng sự chia MT giáo
dục thành 3 lĩnh vực: lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực cảm xúc – thái độ và lĩnh
vực tâm lí – vận động. Mỗi lĩnh vực lại được chia nhỏ thành các cấp độ nhỏ từ
yêu cầu thấp đến các yêu cầu cao hơn). Từ thực tiễn dạy học của mình, chúng
tui nhận thấy xây dựng MT dạy học dựa trên sự phân loại MT dạy học của
Bloom giúp cho việc xác định MT dạy học được cụ thể và do vậy sẽ hữu ích
cho công tác dạy học.
1.4. Trong 3 lĩnh vực MT học tập theo sự phân loại của Bloom, chúng tui cho
rằng lĩnh vực nhận thức giữ vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn và đó là
nhiệm vụ chủ yếu của dạy học của từng bộ môn cụ thể (việc hoàn thành các
MT về cảm xúc – thái độ, tâm lí – vận động phụ thuộc nhiều vào các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp). Lĩnh vực nhận thức được nhiều nhà giáo
dục Việt Nam đề cập đến và đã có nhiều đề xuất trong việc vận dụng lĩnh vực
này vào xác định MT, xây dựng các đề KT - ĐG. Nhưng những đề xuất này
còn có những hạn chế nhất định.
Việc vận dụng cách phân loại MT dạy học lĩnh vực nhận thức của
Bloom vào dạy học môn Toán nói chung và chủ đề PT nói riêng chưa được đề
cập nhiều, và còn nhiều hạn chế sau: - Chưa chỉ ra một sự phân loại thích hợp cho các mức độ nhận thức trong
dạy học môn Toán nên GV khó vận dụng vào công tác giảng dạy.
- Chưa đề cập đến nội hàm của các năng lực trí tuệ và các kĩ năng thuộc
chủ đề PT.
- Hệ thống bài tập theo các mức độ nhận thức liên quan đến chủ đề PT
cũng chưa được phân loại thích hợp.
- Xây dựng MT dạy học chủ đề PT cụ thể giúp cho công tác dạy học đạt
hiệu quả cao vẫn còn chưa có tác giả nào đưa ra lời giải thuyết phục.
1.5. Vậy "vận dụng thang bậc học tập của Bloom (lĩnh vực nhận thức) vào
dạy học môn Toán nói chung và chủ đề PT nói riêng như thế nào cho có hiệu
quả ?", "làm sao xây dựng được các đề KT-ĐG kết quả học tập mà qua các
bài kiểm tra đó có được một cách nhìn chính xác, khách quan về kết quả học
tập của học sinh ?" là các câu hỏi chưa được giải quyết nhiều.
Vì những lí do đưa ra trên đây, chúng tui lựa chọn đề tài: Nghiên cứu
vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom để đánh giá mức độ đạt mục tiêu
dạy học môn Toán Trung học phổ thông – Chủ đề phương trình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm giúp GV có công cụ đánh giá một cách đầy đủ
và toàn diện mức độ đạt MT dạy học môn Toán - chủ đề phương trình, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
3. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
- Dạy học môn Toán THPT – chủ đề phương trình.
Đối tượng nghiên cứu:
- Vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom xác định mục tiêu và đánh
giá dạy học các nội dung của chủ đề phương trình – môn toán THPT.
- Xây dựng và phân loại câu hỏi, bài tập toán – chủ đề phương trình –
theo các mức độ nhận thức theo thang bậc nhận thức của Bloom. 4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài chỉ nghiên cứu trong những phạm vi sau:
- Về khách thể: Chủ đề phương trình trong môn Toán lớp 10.
- Về đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 10 trường THPT Hà Văn Mao,
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
- Về hình thức kiểm tra - đánh giá: kiểm tra 15 phút và 1 tiết.
5. Giả thuyết khoa học
Vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom trong việc xây dựng đề kiểm
tra đánh giá một cách hợp lí sẽ kiểm soát được mức độ đạt mục tiêu dạy học
môn Toán THPT – chủ đề phương trình – giúp cho việc kiểm tra đánh giá
chính xác, hiệu quả.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của KT-ĐG kết quả học tập.
- Nghiên cứu vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom vào việc xây
dựng MT và KT-ĐG kết quả học tập chủ đề PT (Môn Toán 10).
- Xây dựng MT dạy học cho một số bài học chủ đề PT trong môn Toán
lớp 10.
- Xây dựng câu hỏi, bài tập phù hợp với MT được xác định.
- Thực nghiệm sư phạm.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về KT-ĐG nhằm hệ thống hoá một số khái
niệm cơ bản có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu sự phân loại mục tiêu học tập của Bloom nói chung, thang
bậc nhận thức nói riêng, và những đề xuất vận dụng thang bậc nhận thức vào
dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng.
Nghiên cứu mục đích, nội dung chủ đề Phương trình trong môn Toán
bậc THPT Nghiên cứu phương pháp, quy trình xây dựng các đề KT - ĐG kết quả
học tập.
7.2. Khảo sát điều tra
Tìm hiểu thực trạng xây dựng đề KT-ĐG của GV dạy học Toán ở một
số trường THPT và đánh giá kết quả học tập của HS phần PT.
7.3. Thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm tại một số lớp 10 ở trường THPT để đánh giá
tính hiệu quả của việc vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom để xây dựng
MT và đánh giá mức độ đạt MT dạy học chủ đề PT.
8. Đóng góp của luận văn
Góp phần nghiên cứu vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom vào xây
dựng MT và biên soạn các đề KT-ĐG kết quả học tập phần PT (Môn Toán lớp 10).
Góp phần chứng minh tính khả thi của việc vận dụng thang bậc nhận
thức của Bloom vào dạy học và sử dụng thang bậc nhận thức này đánh giá
một cách hiệu quả mức độ đạt MT dạy học chủ đề PT – môn Toán THPT.
Đề xuất một cách phân bậc MT trong dạy học PT phù hợp với đặc điểm
của chủ đề này, giúp GV dễ dàng vận dụng vào dạy học.
Đưa ra một quy trình xác định MT, quy trình biên soạn đề KT-ĐG kết
quả dạy học, trình bày một số ví dụ cụ thể minh họa.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn được trình bày trong 3 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
Chƣơng 2: Chủ đề phương trình và thực trạng xây dựng đề kiểm tra
đánh giá kết quả học tập chủ đề phương trình trong môn Toán THPT
Chƣơng 3: Vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom để xây dựng MT
và đánh giá mức độ đạt MT dạy học môn Toán THPT - chủ đề PT

5sEp8GqCni0n2EA

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status