Dạy học hóa học vô cơ 10-nâng cao tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và công nghệ thông tin - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Hóa học) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Nghiên cứu và tổng hợp các quan điểm và lí thuyết dạy học tích cực. Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin trong các bài hóa học. Sử dụng dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin thiết kế khung chương trình giảng dạy các bài giảng phần vô cơ lớp 10 trung học phổ thông chương trình nâng cao. Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất. Từ đó rút ra những biện pháp thực tiễn nhằm giúp cho giáo viên hóa học ở trường trung học phổ thông tiếp cận với phương pháp mới, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bài viết “Phối hợp các phƣơng pháp dạy học trong dạy học hoá
học 10 ở trƣờng phổ thông” của tác giả Nguyễn Văn Thuấn trên số 1, báo
Hoá học và ứng dụng có đoạn:
“Qua quan sát, dự giờ học sinh ở một số trường THPT mà tui đã từng kiến
tập, thực tập sư phạm và giảng dạy, tui nhận thấy: Phần lớn học sinh chưa có
khả năng tự học, còn lười học; phần lớn học sinh còn mang tính chất học vẹt,
học thuộc nhưng hiểu không sâu. Qua tiếp xúc, trò chuyện và dự giờ tui biết
được một số vấn đề về giảng dạy và học tập. Một phần lớn giáo viên còn sử
dụng lối truyền thụ một chiều, gây sự nhàm chán với học sinh, giờ học bình
thường, phẳng lặng, học sinh nghe giảng, một số ngủ gật trong lớp, giờ học
chưa gây được hứng thú với học sinh”.
Trên đây chỉ phản ánh được một phần nhỏ thực trạng dạy và học môn Hoá
ở một số trường THPT. Chúng ta biết rằng bên cạnh những thành tựu, ngành
giáo dục Việt Nam vẫn còn những yếu kém, một trong số đó là “…đội ngũ
giáo viên thiếu về số lượng, thấp về chất lượng, …phương pháp giáo dục
chậm đổi mới, chậm hiện đại hoá…”. Một trong những chiến lược quan trọng
trong chính sách đổi mới giáo dục hiện nay đó là đổi mới phương pháp. Điều
4 Luật giáo dục cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và
ý chí vươn lên”.
Vào năm 1956, Benjamin Bloom đã viết cuốn Phân loại tư duy theo những
mục tiêu giáo dục: Lĩnh vực nhận thức, trong đó phần mô tả về tư duy gồm
sáu mức độ của ông đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng trong rất
nhiều lĩnh vực cho tới ngày nay. Danh mục những quá trình nhận thưc của
ông được sắp xếp từ mức độ đơn giản nhất, gợi lại kiến thức, đến mức độ
phức tạp nhất, đánh giá giá trị và tính hữu ích của một ý kiến: Biết (nhớ lại
thông tin), Hiểu (Hiểu nghĩa, diễn giải khái niệm), Vận dụng (Sử dụng thông
tin hay khái niệm trong tình huống mới), Phân tích (chia nhỏ thông và khái
niệm thành những phần nhỏ hơn để hiểu đầy đủ hơn), Tổng hợp (Ghép các ý
với nhau để tạo nên nội dung mới), Đánh giá (đánh giá chất lượng).
Thực trạng hiện nay, với lối dạy học truyền thống, học sinh mới chỉ đạt
được tới mức độ hai (hiểu) hay ba (vận dụng), số ít học sinh đạt được những
trình độ cao hơn là phân tích, tổng hợp và đánh giá.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm
nâng cao hiệu quả dạy và học nói chung và bộ môn hoá học nói riêng ở
trường phổ thông là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu dạy học hiện nay.
Giáo dục Việt Nam đã và đang tìm ra những giải pháp để nâng cao chất
lượng đào tạo giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học nhằm khắc phục
lối truyền thụ một chiều, tạo hứng thú, rèn luyện thói quen tích cực, chủ
động, sáng tạo trong học tập cho học sinh. Trong mỗi tiết học, giáo viên cần
kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung
từng môn học, các điều kiện dạy học và đặc biệt phải phù hợp với từng đối
tượng học sinh.
Chúng ta biết rằng, hiệu quả của việc lĩnh hội tri thức nói chung và kiến
thức hóa học nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích, nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trong đó bước quyết định cuối
cùng là phương pháp dạy học và tính hiệu quả của nó, tức là phải dạy thế nào
để học sinh phát huy được “Khả năng độc lập suy nghĩ, giúp cho cái thông
minh của họ làm việc chứ không phải giúp cho họ trí nhớ. Phải có trí nhớ,
nhưng chủ yếu là phải giúp họ phát triển trí thông minh sáng tạo” (Phạm Văn
Đồng). Dạy học bằng câu hỏi, dạy học dự án đang là những quan điểm dạy
học được đề cao ở nước ta. Bản chất của hai quan điểm này là nhằm kích
thích trí thông minh, sáng tạo của học sinh, “buộc” học sinh phải suy nghĩ,
phải động não trong những tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, việc áp dụng công
nghệ thông tin vào dạy học hóa học cũng đang được hưởng ứng và áp dụng
hiệu quả. Việc kết hợp ba quan điểm dạy học trên không những cho học sinh

đạt được kiến thức đã định trước mà còn thúc đẩy sự suy nghĩ của học sinh,
giúp học sinh có khả năng cảm nhận tốt hơn thế giới xung quanh.
Các bài học về phần vô cơ lớp 10 trung học phổ thông chương trình
nâng cao là những bài học cụ thể sau khi nghiên cứu cơ sở lí thuyết hóa
học ở phần đầu của chương trình hóa học 10. Việc dạy học bằng câu hỏi,
dự án và áp dụng công nghệ thông tin ở phần này có ý nghĩa và vai trò
quan trọng bởi vì học sinh được vận dụng những kiến thức đã biết về cơ sở
vào các bài học cụ thể.
Với các lí do trên, tui đã chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học hóa học vô cơ
10 – Nâng cao tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và công
nghệ thông tin”.Việc lựa chọn này với mong muốn góp phần đổi mới phương
pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông.
Ý nghĩa lý luận của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm các
vấn đề lí luận, cách tiếp cận với phương pháp mới để ứng dụng vào việc tổ
chức dạy học cho học sinh lớp 10 nói riêng và học sinh trung học phổ thông
nói chung trong thời điểm hiện nay theo quan điểm dạy học dự án, dạy học
dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Xác định khả năng áp dụng lí thuyết dạy học dự án, dạy học dựa trên câu
hỏi và áp dụng công nghệ thông tin thông qua nội dung phần vô cơ lớp 10
trung học phổ thông chương trình nâng cao.
- Đề xuất mô hình, quy trình và một số biện pháp sư phạm tổ chức dạy học
hóa học theo quan điểm dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng
công nghệ thông tin cho các nội dung phần vô cơ lớp 10 trung học phổ thông
chương trình nâng cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đề xuất mô hình, quy trình và một số biện pháp sư phạm tổ chức dạy học
hóa học theo quan điểm dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng
công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa ở
trường phổ thông.
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu và tổng hợp các quan điểm và lí thuyết dạy học tích cực.
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo dạy
học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ thông tin trong các
bài hóa học.
- Sử dụng dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và áp dụng công nghệ
thông tin thiết kế khung chương trình giảng dạy các bài giảng phần vô cơ lớp
10 trung học phổ thông chương trình nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những đề
xuất. Từ đó rút ra những biện pháp thực tiễn nhằm giúp cho giáo viên hóa học
ở trường trung học phổ thông tiếp cận với phương pháp mới, góp phần đổi
mới phương pháp dạy học hóa học.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: giải quyết các mục tiêu đưa ra ở mục 2.
- Phạm vi về không gian: Khảo sát trên trường THPT của Hà Nội.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu quán triệt và vận dụng đúng mức dạy học dự án, dạy học bằng câu hỏi
và áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 10 trung
học phổ thông chương trình nâng cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học hóa học theo các mức độ:
- Học sinh nắm vững, tự sửa đổi hay mở rộng kiến thức cho bản thân.
- Gây hứng thú nhận thức và đa dạng hóa các hoạt động nhận thức của học
sinh trong học tập.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status