Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Hóa học) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tự học và bài tập hóa học. Sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập (HTBT) bồi dưỡng năng lực tự học phần hoá học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao. Hướng dẫn học sinh (HS) sử dụng HTBT đã xây dựng một cách hợp lí, hiệu quả. Thực nghiệm (TN) sư phạm để đánh giá hiệu quả của HTBT đã xây dựng và các biện pháp đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với HTBT đã đề xuất. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học (BTHH) bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong quá trình dạy học
Ụ LỤ
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang sống trong xã hội tri thức. Xã hội có sự phát triển
như vũ bão của khoa học kĩ thuật đã và đang dẫn đến bùng nổ thông tin.
Trong giai đoạn này, nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và hội nhập quốc tế là con người. Trước tình hình đó, để hội nhập với xu thế phát
triển chung của thế giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với
nền giáo dục nước ta là phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp
dạy học. Giáo dục phải tạo ra những con người có năng lực, đầy tự tin, có tính độc
lập, sáng tạo, những người có khả năng tự học, tự đánh giá, có khả năng hòa nhập
và thích nghi với cuộc sống luôn biến đổi. Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ 4
(khóa VII) đã xác định: “Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương
pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề”.
Vì vậy, hiện nay ở nước ta đang tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh và bồi dưỡng
phương pháp học tập mà cốt lõi là tự học để họ tự học suốt đời. Có thể nói, dạy học
chủ yếu là dạy cách học, dạy cách tư duy. Dạy cách học chủ yếu là dạy phương
pháp tự học.
Một trong những phương pháp bồi dưỡng học sinh tự học môn Hóa học ở
trường Trung học phổ thông là sử dụng hệ thống bài tập. Bài tập hoá học đóng vai
trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và
kỹ năng thực hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng
cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình
thành kiến thức mới.
Mặt khác, do thời gian dạy học môn Hoá học trên lớp còn hạn hẹp, thời gian
ôn tập, hệ thống hoá kiến thức Hóa học 11 nâng cao và giải bài tập chưa được
nhiều, không phải học sinh nào cũng đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng
những kiến thức mà giáo viên truyền thụ ở trên lớp. Vì vậy, việc tự học ở nhà của
học sinh là rất quan trọng và cần thiết.
Với những lí do nêu trên, tui quyết định chọn đề tài : “ Bồi dƣỡng năng lực
tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11
nâng cao ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa
học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao trường Trung học phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
3.2. Sưu tầm và xây dựng HTBT bồi dưỡng năng lực tự học phần hoá học hữu
cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao.
3.3. Hướng dẫn HS sử dụng HTBT đã xây dựng một cách hợp lí, hiệu quả.
3.4. TN sư phạm để đánh giá hiệu quả của HTBT đã xây dựng và các biện pháp
đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với HTBT đã đề xuất.
3.5. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hệ thống BTHH bồi dưỡng việc tự học cho
HS trong quá trình dạy học.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Việc xây dựng HTBT bồi dưỡng năng lực tự học cho
HS phần hóa học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao .
- Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lý luận về việc HS tự học.
- Nghiên cứu về tác dụng và cách sử dụng bài tập trong dạy học hoá học.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng các phiếu câu hỏi
- Phỏng vấn.
- TN sư phạm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của HTBT và các biện pháp bồi
dưỡng HS tự học đã đề xuất.
5.3. Xử lí kết quả TN sư phạm bằng các phương pháp thống kê toán học.

6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức được giới hạn trong 6 chương : “Đại cương về hoá học
hữu cơ”, “Hiđrocacbon no”, “ Hiđrocacbon không no”, “Hiđrocacbon thơm - nguồn
hiđrocacbon thiên nhiên”, “Dẫn xuất halogen – Ancol - Phenol” và “Anđehit –
Xeton - Axit cacboxylic ” thuộc Hóa học 11 (chương trình nâng cao) ở trường
THPT.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng hợp lí, có hiệu quả HTBT bồi dưỡng năng lực tự
học cho học sinh phần hóa học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao thì sẽ nâng cao
được chất lượng dạy học hóa học hiện nay ở trường THPT.
8. Những đóng góp của đề tài
8.1. Về lý luận
Bước đầu xác định được cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập
theo từng chương phần hoá học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao nhằm bồi dưỡng
năng lực tự học cho HS
8.2. Về thực tiễn
- Nội dung của luận văn giúp giáo viên có thêm tư liệu bổ ích cho việc giảng
dạy hoá học phần hữu cơ lớp 11
- Giúp HS rèn luyện các kỹ năng giải BTHH góp phần nâng cao chất lượng
dạy học hóa học ở trường THPT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tự học và bài tập hoá học
Chương 2: Hệ thống bài tập hóa học hữu cơ bồi dưỡng năng lực tự học cho
học sinh
Chương 3:Thực nghiệm sư phạm


GcAa9K0oA3kmLar

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status