Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Miêu tả:Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu thực trạng vấn đề SKTT của trẻ em từ 6 – 18 tuổi tại TTBTXH Lâm Đồng và Làng trẻ SOS Hải Phòng. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề SKTT của trẻ em tại 02 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi/ bị bỏ rơi. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động chăm sóc SKTT cho trẻ em trong các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, bị bỏ rơi

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối tượng trẻ mồ côi/ bị bỏ rơi là nhóm đối tượng yếu thế, có nhiều nguy
cơ mắc các vấn đề SKTT, cần đặc biệt quan tâm, trợ giúp.
Thiên tai, cùng kiệt đói, bệnh tật, tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội,
HIV/AIDS… đang hàng ngày, hàng giờ cướp đi cha mẹ của rất nhiều trẻ em trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 153 triệu trẻ
em từ 0 – 17 tuổi mồ côi hay bị bỏ rơi (UNAIDS); trên 2,6 triệu trẻ em Việt Nam
sống trong hoàn cảnh “đặc biệt”, trong đó bao gồm 168,000 trẻ mồ côi và bị bỏ rơi.
Theo thống kê của Bộ LĐ –TBXH, Việt Nam hiện có khoảng 14,000 trẻ mồ côi, bị
bỏ rơi sống trong các cơ sở bảo trợ của nhà nước [4-tr16].
Nghịch cảnh mồ côi không chỉ tước đi tình yêu thương, sự che chở của cha
mẹ mà còn là một cú sốc tinh thần đau đớn đối với trẻ em. Đây cũng là một đòn
giáng đẩy trẻ em vào tình cảnh đầy rẫy nguy cơ, cụ thể như: đối diện với đói nghèo,
thất học, tự lao động để kiếm sống; bị lạm dụng, xâm hại, buôn bán; nguy cơ gặp
các vấn đề SKTT, sử dụng chất gây nghiện hay có hành vi vi phạm pháp luật.
Một số nghiên cứu về trẻ mồ côi cho thấy: Sự mất mát cha, mẹ hay cả cha và
mẹ thường dẫn tới các nguy cơ: ly tán của thành viên còn lại trong gia đình, nghèo
đói, bị hạn chế cơ hội tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, bị kỳ thị, tẩy chay [16]; nhiều
trẻ mồ côi phải đảm đương vai trò chủ gia đình, chăm sóc các em nhỏ hơn khi bản
thân cũng đang ở độ tuổi trẻ em hay vị thành niên [40]. Trẻ mồ côi thường bị buộc
phải chấp nhận tình trạng lạm dụng và bóc lột lao động để tồn tại [16].
Tình cảnh mồ côi đặc biệt gây ảnh hưởng đến những em gái bởi các em
thường là những em đầu tiên trong số những thành viên còn lại phải bỏ học, chăm
sóc em và đảm nhận những nhiệm vụ như một người lớn [20]; Nhiều trẻ em bị buộc
phải tham gia vào hoạt động bán dâm, những em này phải đối diện với nguy cơ cao
về thể chất và tâm lý [17].
Nhiều nghiên cứu khi so sánh các vấn đề SKTT và tổn thương tâm lý ở trẻ
mồ côi và các nhóm trẻ khác đã cho biết: “Những trải nghiệm chấn thương, mất mát
thời thơ ấu có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự phát triển
của trẻ, bởi khi đó hệ thống thần kinh trung ương và các chức năng nhận thức vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành, trẻ rơi vào tình huống không thể kiểm soát, và những
trẻ em phải trải nghiệm chấn thương thời thơ ấu dễ có xu hướng bị trầm cảm ở tuổi
trưởng thành" [12]. Trẻ mồ côi gặp nhiều vấn đề SKTT hơn và “phải trải nghiệm
trạng thái đau khổ hơn nhóm trẻ không mồ côi cả về tần suất và mức độ” [37].
Cụ thể, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Trẻ mồ côi cảm giác bất hạnh và lo
lắng hơn những nhóm khác; trẻ mồ côi có mức độ lạc quan thấp; trẻ mồ côi có mức
độ e sợ và điểm số trầm cảm cao hơn; hay giận dữ hơn, tuyệt vọng có ý tưởng tự
sát cao hơn những trẻ em khác; trẻ mồ côi có ít khả năng có những người bạn tốt,
nguy cơ PTSD cao… [29]. Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng về những
tổn thương tâm lý ở trẻ mồ côi bao gồm: lo lắng, trầm cảm, tức giận, cô đơn, lòng tự
trọng thấp, thu mình, và các vấn đề giấc ngủ. Sự đau khổ này thường có liên quan
đến các yếu tố như: cú sốc tâm lý do mất cha, mẹ; phải nghỉ học; không được chăm
sóc hay được chăm sóc không đầy đủ bởi người không phải cha, mẹ mình; bị bạo
hành, bị lạm dụng sức lao động, bị kỳ thị và phân biệt đối xử [37].
Theo thống kê của Unicef năm 2004 [65], mỗi ngày trên toàn thế giới có
thêm 5.760 trẻ em trở thành trẻ mồ côi. Mỗi năm 14, 505, 000 trẻ mồi côi lớn lên
(trên 16 tuổi) và buộc phải ra ngoài hệ thống quản lý, chăm sóc trẻ mồ côi của nhà
nước và các tổ chức xã hội. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng 10% - 15% trong
số những trẻ em nói trên tự tử trước khi chúng đến tuổi mười tám. Những nghiên
cứu này cũng cho thấy rằng 60% các trẻ em gái trở thành gái mại dâm và 70% trẻ
trai trở thành tội phạm. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng mỗi năm có tới 15.000
trẻ em mồ côi bị ra khỏi hệ thống quản lý chăm sóc của nhà nước. 10% trong số
những trẻ em nói trên đã thực hiện hành vi tự tử, 5.000 em bị thất nghiệp, 6.000 em
vô gia cư và 3.000 em bị vào nhà tù trong vòng ba năm sau khi bị ra khỏi hệ thống
... [65].
Những thông tin và những con số thống kê đã chứng minh rằng: Trẻ mồ
côi/bị bỏ rơi là nhóm đối tượng phải trải qua chấn thương tâm lý từ thơ ấu, có nhiều
thiệt thòi về tình cảm, điều kiện chăm sóc, giáo dục; là đối tượng phải đối diện với
nhiều nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần, cần được ưu tiên quan
tâm, trợ giúp.
Vấn đề SKTT nếu không được can thiệp, trợ giúp thường gây ra những hệ
quả tiêu cực đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
Theo nghiên cứu của WHO, hầu hết các rối loạn tâm thần đều khởi phát
trước năm 14 tuổi. Trẻ em nhỏ và trẻ em trong độ tuổi vị thành niên đang ở giai
đoạn phát triển nền tảng của mỗi cá nhân, do đó ở góc độ cá nhân những vấn đề
SKTT có thể gây xáo trộn đến toàn bộ đời sống, từ việc học hành, đến hoạt động
tìm kiếm việc làm, lập gia đình cũng như thiết lập các mối quan hệ xã hội. Rối loạn
tâm thần có thể dẫn đến thất nghiệp, vô gia cư, bị bỏ tù, và cùng kiệt đói.
Việc không được can thiệp sớm khiến vấn đề có thể kéo dài, hay trở nên
trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến cá nhân trong giai đoạn trưởng thành. Hiệp hội Y
học Anh Quốc đã củng cố luận điểm này bằng con số: 50% thanh niên có rối loạn
hành vi, cảm xúc khởi phát từ tuổi 15 mà không được can thiệp hỗ trợ. Kết quả của
nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định[69]: “Rối loạn trầm cảm chủ yếu thường
khởi phát ở tuổi niên thiếu, và có liên quan tới sự suy giảm một cách đáng kể các
chức năng tâm lý xã hội cũng như nguy cơ tự tử”; “Rối loạn hành vi có xu hướng
kéo dài đến tuổi vị thành niên và thanh niên, đồng thời có liên quan tới tình trạng
phạm pháp, vấn đề hôn nhân, thất nghiệp và cũng như sức khỏe thể chất ở tuổi
trưởng thành”(WHO)…
Ở góc độ xã hội, các vấn đề SKTT luôn được xếp vào danh sách những
nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Các nghiên cứu thống kê
cho biết: Các vấn đề SKTT là rối loạn trầm cảm chủ yếu; rối loạn sử dụng rượu; tự
làm hại bản thân; tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực là 5 trong 10 nguyên
nhân hàng đầu dẫn đến khuyết tật ở thanh thiếu niên và người trưởng thành [60]. Tự
tử đứng hàng thứ ba trong số những nguyên nhân gây ra tử vong ở thanh thiếu niên
trên toàn thế giới và 90% các vụ tự tử có nguyênnhân từ các vấn đề SKTT [67]. Mỗi
năm có tới 10% - 15% trong tổng số 14, 505, 000 trẻ mồ côi từ 16 – 17 tuổi bị ra
khỏi hệ thống chăm sóc, bảo trợ của nhà nước có hành vi tự tử [65].
Bên cạnh những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển nói
chung của cá nhân, cộng đồng, các vấn đề SKTT cũng đòi hỏi các quốc gia, cộng
đồng phải tiêu tốn rất nhiều kinh phí cho việc can thiệp, dự phòng cũng như giảm
thiểu tác hại do chúng gây ra.

29B5gtW2Rz93bR8

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status