Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tâm lý học trẻ em
Miêu tả:Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Tìm hiểu các vấn đề lý luận về lo âu. Tìm hiểu về khái niệm học sinh Trung học phổ thông (THPT) và đặc điểm tâm lý của học sinh THPT có liên quan đến rối loạn lo âu. Khảo sát thực trạng các biểu hiện lo âu của học sinh 4 trường THPT tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. Chỉ ra một vài biểu hiện điển hình khi các em có lo âu nhằm giúp phụ huynh sớm nhận biết dấu hiệu rối loạn lo âu ở con em mình từ đó phòng tránh và can thiệp kịp thời. Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng rối loạn lo âu của học sinh THPT huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội phát triển làm cho đời sống của con người ngày một tốt đẹp hơn,
nhưng cũng phức tạp hơn. Con người phải chịu nhiều áp lực từ công việc, gia
đình, các mối quan hệ v.v…chính những áp lực cuộc sống là những yếu tố tác
động đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, nó làm nảy sinh các vấn đề có liên
quan đến căn nguyên tâm lý, trong đó có rối loạn lo âu.
Lo âu là hiện tượng tự nhiên, hết sức bình thường của con người khi họ
gặp những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Các nhà khoa học cho rằng có
một chút (10%) lo âu là cần thiết cho một người bình thường. Nhưng vấn đề
lại ở chỗ, không phải lúc nào người ta cũng có một chút lo âu, rất nhiều
người lo âu đã trở nên thái quá và thành bệnh lí. Người mắc rối loạn lo âu có
khó khăn trong việc thực hiện chức năng của mình, cuộc sống cá nhân của
họ bị đảo lộn, họ mất ăn, mất ngủ, hay ăn không ngon, ngủ không yên, tâm
thần bất an. Nghiên cứu thực nghiệm tác động cho thấy, có thể làm giảm
mức độ rối loạn lo âu bằng những biện pháp hỗ trợ tâm lý thích hợp (biện
pháp trị liệu hành vi - nhận thức của tác giả Huỳnh Hồ Ngọc Anh, trong luận
văn “Tác động của trị liệu hành vi - nhận thức đến học sinh trung học phổ
thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp”. Kết quả cho thấy các
em đều giảm lo âu rõ rệt và có được công cụ để đương đầu với lo âu trong
tương lai).
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu ở trẻ em từ 4 đến 18 tuổi
tương đối cao. Theo một báo cáo của Hoàng Cẩm Tú, ở hai phường Kim Liên
và Trung Tự (Hà Nội) rối loạn lo âu - trầm cảm ở lứa tuổi 4 đến 18 chiếm
2,22% [10, tr.106]. Tỉ lệ rối loạn lo âu ở trẻ em tại khoa Tâm thần Viện Nhi
chiếm 30% các rối loạn tâm thần, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất ở lứa tuổi vị
thành niên (75,29%) [17]. Khi nghiên cứu trên 600 học sinh trung học phổ
thông chuyên Quảng Bình, Nguyễn Hằng Phương cho biết có 130 học sinh có
RLLA chiếm 21,66 % [16, tr.59].
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh
lí. Những thay đổi cơ thể ở lứa tuổi dậy thì gây ra cho các em không ít những
vướng mắc, bận tâm. Các em quan tâm và e sợ nhiều hơn đến các việc lớn
trong gia đình, về các mối quan hệ bạn bè cùng giới, khác giới, các mối quan
hệ xã hội khác. Hơn nữa, sự e sợ của các em về học tập, về trường thi, khối
thi, về tương lai... đều có ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm và suy nghĩ của
các em.
Việc nghiên cứu về lo âu nhất là các biểu hiện lo âu ở học sinh THPT là
vô cùng cần thiết. Qua các nghiên cứu, các tác giả sẽ chỉ ra các biểu hiện đặc
trưng ở học sinh có rối loạn lo âu từ đó các bậc phụ huynh dễ dàng nhận thấy
rối loạn lo âu ở con em mình để hỗ trợ các em kịp thời. Song việc nghiên cứu
theo hướng này lại chưa nhiều, chưa có các nghiên cứu điển hình.
Huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây nam của thành phố Hà Nội. Đây là
khu vực tập trung nhiều trường THPT với số lượng học sinh rất lớn. Tuy
nhiên việc nghiên cứu vấn đề lo âu của học sinh THPT tại khu vực này còn
khá mới mẻ. Vì thế tui lựa chọn đề tài: “Thực trạng biểu hiện lo âu của học
sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội” để tìm
hiểu thực trạng các biểu hiện lo âu của lứa tuổi học sinh THPT. Đồng thời,
qua đây, chúng tui có thể đưa ra được một vài khuyến nghị cho các ngành, các
cấp và đặc biệt là với các bậc phụ huynh trong cách quan tâm, dạy dỗ con cái
mình nhằm giảm thiểu nguy cơ rối loạn lo âu ở các em học sinh trong lứa tuổi
trung học phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh THPT huyện chương
Mỹ - thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó chỉ ra một vài biểu hiện điển hình khi
các em có lo âu nhằm giúp phụ huynh sớm nhận biết dấu hiệu rối loạn lo âu
ở con em mình từ đó phòng tránh và can thiệp kịp thời.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
240 học sinh THPT tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện lo âu của học sinh THPT.
4. Giả thuyết khoa học
- Tỉ lệ lo âu ở học sinh THPT huyện Chương Mỹ là rất đáng kể. Tuy
nhiên mức độ lo âu nghiêm trọng sẽ không chiếm phần nhiều.
- Một số yếu tố như lớp học, giới tính, gia đình, nhà trường có thể ảnh
hưởng đến tỉ lệ học sinh mắc lo âu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề lý luận về lo âu.
- Tìm hiểu về khái niệm học sinh THPT và đặc điểm tâm lý của học sinh
THPT có liên quan đến rối loạn lo âu
- Khảo sát thực trạng các biểu hiện lo âu của học sinh 4 trường THPT tại
huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội.
- Chỉ ra một vài biểu hiện điển hình khi các em có lo âu nhằm giúp phụ
huynh sớm nhận biết dấu hiệu rối loạn lo âu ở con em mình từ đó phòng
tránh và can thiệp kịp thời.
- Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng rối loạn lo
âu của học sinh THPT huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện khách quan và chủ quan, tui giới hạn phạm vi nghiên cứu
như sau:
- Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện lo âu của học sinh THPT huyện
Chương Mỹ - thành phố Hà Nội.


83w9BgV60SPhC6S

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status