Tìm hiều về các loại dầu thô ở việt nam và trên thế giới - pdf 25

Chia sẻ cho ae tiểu luận đại học hóa dầu


A. NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LOẠI DẦU THÔ.
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DẦU THÔ
2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DẦU THÔ
3. CÁC ĐẶC TÍNH QUAN TRỌNG CỦA DẦU THÔ.
4. PHÂN LOẠI DẦU THÔ
B. MỘT SỐ LOẠI DẦU THÔ TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI.
1. DẦU THÔ VIỆT NAM VÀ CÁC TÍNH CHẤT.
2. MỘT SỐ LOẠI DẦU THÔ TRÊN THẾ GIỚI.NGUỒN GỐC
VÔ CƠ
NGUỒN GỐC
HỮU CƠ
GIẢ THUYẾT
A. NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LOẠI DẦU THÔ.
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DẦU THÔNGUỒN GỐC VÔ CƠ
Theo giả thuyết này, trong lòng Trái đất có chứa các cacbua kim loại như Al
3C4, CaC2. Các chất này bị phân huỷ
bởi nước để tạo ra CH4 và C2H2:
Các chất khởi đầu đó (CH4 và C2H2) qua quá trình biến đổi dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất cao trong lòng
đất và xúc tác là các khoáng sét, tạo thành những loại hydrocacbon có trong dầu khí.
• Đã phân tích được (bằng các phương pháp hiện đại) trong dầu thô có chứa các clorofin có nguồn gốc từ động thực
vật.
• Trong vỏ quả đất, hàm lượng cacbua kim loại là không đáng kể.
• Các hydrocacbon thường gặp trong các lớp trầm tích, tại đó nhiệt độ ít khi vượt quá 150-200°c (vì áp suất rất cao),
nên không đủ nhiệt độ cần thiết cho phản ứng tổng hợp xảy ra.
Hoài nghi NGUỒN GỐC HỮU CƠ
Đó là giả thuyết về sự hình thành dầu mỏ từ các vật liệu hữu cơ ban đầu. Những vật liệu đó chính là xác động thực
vật biển, hay trên cạn nhưng bị các dòng sông cuốn trôi ra biển, qua thời gian dài (hàng triệu năm) được lắng đọng
xuống đáy biển, ở trong nước biển có rất nhiều các loại vi khuẩn hiếu khí và yếm khí, cho nên khi các động thực
vật bị chết, lập tức bị chúng phân huỷ. NGUỒN GỐC HỮU CƠ
Dựa theo quá trình biến đổi trên, phải có hydro để làm no các olefin, tạo thành parafin. Và người ta đã đưa ra hai giả
thuyết về sự tạo thành H2:
• Do tia phóng xạ trong lòng đất mà sinh ra H. Giả thuyết này ít có tính thuyết phục.
• Do các vi khuẩn yếm khí dưới đây biển, chúng có khả năng làm lên men các chất hữu cơ để tạo thành H2. Tác giả
Jobell đã tìm thấy 30 loại vi khuẩn có khả nâng lên men các chất hữu cơ tạo H2 . Các vi khuẩn này thường gặp trong
nước hồ ao và cả trong lớp trầm tích; đó là nguồn cung cấp H cho quá trình khử.
Ngoài các yếu tố vi khuẩn, nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng có hàng loạt các yếu tố khác nữa như: nhiệt độ, áp suất,
thời gian, sự có mặt của các chất xúc tác (các kim loại như Ni, V, Mo, khoáng sét...) trong các lớp trầm tích sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho phản ứng xảy ra.NGUỒN GỐC HỮU CƠ
Thuyết nguồn gốc hữu cơ của dầu mỏ cho phép giải thích được nhiều hiện tượng trong thực tế. Chẳng hạn như:
dầu mỏ ở các nơi hầu như đều khác nhau, sự khác nhau đó có thể là do vật liệu hữu cơ ban đầu. Ví dụ, nếu vật liệu
hữu cơ ban đầu giàu chất béo thì có thể tạo ra dầu loại parafinic....
Tóm lại, có nhiều lý thuyết giải thích việc hình thành dầu mỏ thế nhưng dựa trên sự nghiên cứu trong một khoảng
thời gian dài, dầu mỏ là do các chất các chất hữu cơ của thời kỳ cổ đại biến đổi thành.Thành phần nguyên tố
Thành phần hydrocacon
Thành phần phi hydrocacbon
A. NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LOẠI DẦU THÔ.
2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DẦU THÔThành phần nguyên tố
Dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp, trong dầu có chứa tới hàng trăm chất khác nhau, nhưng các nguyên tố cơ bản
chứa trong dầu là cacbon và hydro.
C chiếm 83- 87 %, H chiếm 11,5-14%. Ngoài các nguyên tố chính trên, trong dầu còn có các nguyên tố
khác như lưu huỳnh S chiếm 0,1- 0,7%, nitơ N chiếm 0,001-1,8%, oxy O chiếm 0,05-1,0% và một lượng nhỏ
các nguyên tố khác như halogen (clo, iod) các kim loại như: niken, vanadi, volfram...Thành phần hydrocacon
Hydrocacbon là thành phần chính trong dầu, hầu như tất cả các loại hydrocacbon (trừ olefin) đều có mặt trong dầu mỏ. Chúng chiếm tới 90% trọng lượng của dầu. số
nguyên tử có trong mạch từ 1-60 hay có thể cao hơn. Chúng được chia thành các nhóm parafin, naphaten, aromat, lai hợp naphaten – aromat.
Parafin Parafin
Parafin còn gọi là alkan, có công thức tổng quát là CnH2n+2 (với n> 1), là loại hydrocacbon phổ biến nhất.
Loại cấu trúc mạch thẳng gọi là n-parafin và loại cấu trúc mạch nhánh gọi là iso-paraffin.
Trong dầu mỏ chúng tồn tại ở ba dạng rắn, lỏng, khí ở điều kiện thường (nhiệt độ 25°c, áp suất khí quyển).Thành phần hydrocacon
Các hydrocacbon
naphtenic
Naphtenic hay còn gọi là cyclo parafn, có công thức tổng quát là CnH2n. Hàm lượng có thể thay đổi 30
- 60% trọng lượng. Những hydrocacbon này thường gặp là loại một vòng, trong đó chiếm chủ yếu là
loại vòng 5 cạnh.
Những naphten 3 vòng thường gặp ở dạng alkylperhydrophenantren như:
Loại naphten 5 vòngAromatc Aromatc
Thành phần hydrocacon
Có công thức tổng quát là CnH2n-6, có cấu trúc vòng 6 cạnh đặc trưng là Benzen và dẫn xuất có mạch nhánh alkyl đính bên
(Toluen, Xylen...)
Một số ví dụ về hydrocacbon thơm có trong dầu
mỏ:Thành phần hydrocacon Lai hợp naphaten –aromat.
Hydrocacbon loại lai hợp naphten-thơm (trong phân tử vừa có vòng thơm, vừa có vòng naphten) là loại rất phổ
biến trong dầu mỏ, chúng thường nằm ở phần có nhiệt độ sôi cao.
Cấu trúc hydrocacbon loại lai hợp này gần với cấu trúc trong các vật liệu hữu cơ ban đầu, nên dầu càng có độ
biến chất thấp sẽ càng nhiều hydrocacbon lai hợp.Thành phần phi hydrocacbon
Là các chất hữu cơ mà trong thành phần của chúng có chứa nguyên tố O, N, S hay đồng thời chứa cả O, N, S (các hợp chất này là chất nhựa và
asphanten).
Các hợp chất chứa S là loại hợp chất phổ biến nhất. Các hợp chất này làm xấu đi chất lượng của dầu thô.
Các hợp chất
chứa S
Các hợp chất chứa lưu huỳnh thường ở các dạng như sau:
• Mercaptan (R-S-H).
• Sunfua R-S-R’
• Disunfua R-S-S-R’
• Thiophen (lưu huỳnh trong mạch vòng).
• Lưu huỳnh tự do S, H2S.Thành phần phi hydrocacbon

https://mega.nz/#!UBNjEajK!HPHtPmWAfv9M ... 46p1HbQwNw
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status